Sau loạt 3 bài viết (phần 1, phần 2, phần 3) về một số số liệu thống kê chính thức, cho thấy số người chết cao hơn ở nhóm đã chích vaccine (ở Anh), cũng như xu hướng gia tăng tỉ lệ chết ở nhóm chích vaccine (ở cả Anh lẫn Singapore), trong bài này sẽ bàn về một số vấn đề chuyên sâu về vaccine, đặc biệt là chích vaccine hàng loạt:
1) Tỉ lệ chết vì Covid-19 ở người dưới 65 tuổi là 15 người/ 100.000 người, theo thống kê năm 2020 của chính phủ Anh.
Tỉ lệ này sẽ lý giải cho việc tại sao chỉ nên chích vaccine cho người già (trên 65 tuổi), mà không nên chích vaccine cho người trẻ tuổi (chi tiết ở mục 2).
2) Miễn dịch tự nhiên hiệu quả gấp 13 lần miễn dịch do vaccine trong việc chống tái nhiễm, theo nghiên cứu ở Israel.
Điều này có nghĩa là ngoại trừ lần nhiễm bệnh đầu tiên, những lần tiếp xúc virus lần 2, lần 3… trong suốt quãng đời còn lại, người chích vaccine sẽ có khả năng miễn dịch với virus SARS-Cov-2 yếu hơn so với người không chích vaccine 13 lần.
3) Sai sót kháng nguyên ban đầu (Original Antigenic Sin): hiện tượng hệ miễn dịch bị suy yếu, do kháng thể vaccine chống lại chủng ban đầu gặp phải biến chủng mới. Ngoài ra, hiện tượng này cũng thúc đẩy tạo ra biến chủng ‘né miễn dịch’ (như Delta) khi chích vaccine hàng loạt.
4) Tăng cường phụ thuộc kháng thể (Antibody-Dependent Enhancement – ADE): hiện tượng khiến kháng thể không những không chống được virus, mà còn bị virus lợi dụng để tấn công và làm bệnh nặng hơn.
5) Kết luận về cách sử dụng vaccine.
1) Tỉ lệ chết vì covid ở người dưới 65 tuổi là 15 người/ 100.000 người, theo thống kê năm 2020 của chính phủ Anh.
Ta có thể lấy số liệu chi tiết năm 2020 ở Anh để phân tích vấn đề này:
Biểu đồ này cho biết tỉ lệ chết theo độ tuổi vì Covid-19 như sau:
- Trong 100.000 người, có 15,9 người dưới 65 tuổi chết vì Covid-19.
- Trong 100.000 người, có 139,7 người 65-69 tuổi chết vì Covid-19, gấp gần 10 lần nhóm dưới 65 tuổi.
- Trong 100.000 người, có 1.611,0 người 85-89 tuổi chết vì Covid-19, gấp hơn 100 lần nhóm dưới 65 tuổi!
- Như vậy, nhìn chung: rủi ro chết vì covid ở người dưới 65 tuổi là thấp, và trên 65 tuổi là cao.
Tỉ lệ này sẽ lý giải cho việc tại sao chỉ nên chích vaccine cho người già (trên 65 tuổi), mà không nên chích vaccine cho người trẻ tuổi trình bày ở phần tiếp theo.
2) Miễn dịch tự nhiên hiệu quả gấp 13 lần miễn dịch do vaccine
Một nghiên cứu quy mô lớn (hơn 100.000 người) ở Israel cho biết miễn dịch tự nhiên hiệu quả gấp 13 lần so với miễn dịch đạt được do vaccine, đối với Covid-19:
https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.08.24.21262415v1.full-text
Nguyên văn: “Our analysis demonstrates that SARS-CoV-2-naïve vaccinees had a 13.06-fold increased risk for breakthrough infection with the Delta variant compared to those previously infected, when the first event (infection or vaccination) occurred during January and February of 2021.”
Điều này có nghĩa là gì?
Có nghĩa là dù việc chích vaccine có tạo ra kháng thể phòng bệnh, nhưng so với người đã nhiễm bệnh và khỏi một cách tự nhiên (không chích vaccine), thì người chích vaccine dễ bị nhiễm bệnh hơn 13 lần, ở những lần tiếp xúc virus về sau.
Tại sao có chuyện này?
- Người ta cần phải hiểu rằng hệ miễn dịch của con người là thứ vô cùng phức tạp. Nó không hề đơn giản như kiến thức cơ bản của cấp trung học phổ thông, rằng khi chích vaccine, vaccine sẽ giúp hệ miễn dịch tiếp xúc trước với kháng nguyên, và nhờ đó “rèn luyện” cho hệ miễn dịch cách tiêu diệt virus một cách hiệu quả. Điều đó đúng, nhưng người ta phải hiểu rằng TRONG THỰC TẾ nó KHÔNG HOÀN HẢO như trên giấy.
- Ở trong 2 mục 3 và 4 phía dưới, người viết sẽ đề cập một vài cơ chế của việc này. Nhưng vì độ phức tạp của vấn đề, người viết không thể nói hết ở đây. Người đọc nào có hứng thú có thể tự tìm đọc cách sách chuyên sâu về miễn dịch học (immunology) về vấn đề này.
- Ở trong phần này, người viết sẽ chỉ nói đơn giản để người đọc biết rằng về mặt lịch sử, ý tưởng vaccine vốn xuất phát từ việc quan sát cách mà hệ miễn dịch tự nhiên của con người hoạt động từ việc nhiễm bệnh tự nhiên. Sau một thời gian, con người tìm ra được những cách làm suy yếu hoặc tiêu diệt mầm bệnh để đưa vào cơ thể người, và đó là những vaccine đầu tiên. Đối với vaccine Covid-19, người ta chỉ đưa phần gai (S-protein) virus vào cơ thể, để tạo phản ứng miễn dịch. Và kết quả là: hoạt động nhân tạo này không tạo ra được đáp ứng miễn dịch mạnh bằng việc nhiễm bệnh tự nhiên. Và đó chỉ là một trong những lý do, chưa kể đến việc các biến chủng càng xuất hiện thì phần gai virus càng biến đổi so với chủng ban đầu, khiến hiệu quả của kháng thể tạo ra do vaccine không đủ hiệu quả. Rất nhiều lý do khác nhau.
- Do đó, chuyện kháng thể do vaccine không hiệu quả bằng kháng thể tự nhiên là việc RẤT BÌNH THƯỜNG đối với miễn dịch học. Và nghiên cứu ở Israel chứng minh điều đó, và chỉ ra rằng: kháng thể tự nhiên hiệu quả gấp 13 lần so với kháng thể do vaccine trong việc chống tái nhiễm Covid-19.
Điều này có tầm quan trọng rất lớn trong thực tế:
- Hiện tại hầu như toàn thế giới đều phải công nhận rằng (bất chấp vaccine, các biện pháp giãn cách, phong tỏa…) không thể tiêu diệt tận gốc Covid-19, và con người sẽ phải sống chung với Covid-19 trong một thời gian dài.
- Điều này không phải chuyện lạ, ví dụ như cúm là một bệnh thường gặp ở loài người. Trong cuộc đời, con người có thể mắc bệnh cúm hàng chục lần.
- Như vậy, trong tương lai, con người chắc chắn sẽ tiếp xúc với virus SARS-Cov-2 nhiều lần trong đời (lần 2, lần 3, lần 4…). Không hề có chuyện hoặc đã bệnh 1 lần rồi thôi, hoặc chích vaccine là miễn nhiễm hoàn toàn.
- Tuy nhiên, một người đã bệnh khỏi nhờ miễn dịch tự nhiên, thì hiếm khi nhiễm bệnh lại hơn so với người đã chích vaccine. Xác suất bệnh lại chỉ bằng 1/13 so với người chích vaccine.
- Theo số liệu hiện tại do chính Bộ trưởng Y tế Israel công bố, thì vaccine chỉ có hiệu quả 39% đối với chủng Delta: https://www.nytimes.com/2021/07/23/science/covid-vaccine-israel-pfizer.html
- Như vậy, đặt trường hợp có 2 người, người A chích vaccine, người B không chích vaccine. Trong một khoảng thời gian đầu tiên có tiếp xúc virus, người A có xác suất nhiễm bệnh thấp hơn, chỉ bằng 69% xác suất của người B (100% - 39% = 61%). Nhưng người B sau khi nhiễm bệnh tự khỏi sẽ củng cố hệ miễn dịch và chống lại virus tốt cho lần sau. Như vậy, trong một khoảng thời gian về sau, giả sử sau 1 năm, thì khi có tiếp xúc virus, người A lại có xác suất nhiễm bệnh rất cao, gấp 13 lần (theo nghiên cứu tại Israel), tức là 1300%, so với xác suất nhiễm lần 2 của người B!
- Như vậy, theo cách tính xác suất, nếu tính cả 2 lần, thì người A có xác suất nhiễm bệnh bằng 61% x 1300% = 793%, tức là cao gấp 7,93 lần so với người B! (nhắc lại: người A chích vaccine; người B không chích vaccine)
- Tuy chưa có nghiên cứu chứng minh cụ thể (nhưng đã có thống kê ở trên), nhưng theo lý thuyết về Sai sót kháng nguyên ban đầu – Original Antigenic Sin (sẽ trình bày ở phần dưới), thì hệ miễn dịch sẽ có trí nhớ miễn dịch, và phản ứng của hệ miễn dịch sẽ tương đối giống nhau ở những lần sau. Điều này có nghĩa là theo lý thuyết, người chích vaccine Covid-19 sẽ luôn có 1 hệ miễn dịch yếu hơn người chích vaccine 13 lần, trong suốt quãng đời còn lại của mình, đối với virus SARS-Cov-2.
Đây là một thực tế của vaccine và miễn dịch học. Có người sẽ thắc mắc: Nếu như vậy thì tại sao lại chích vaccine?
Câu trả lời có 2 ý:
a) Nên chích vaccine đối với những loại bệnh có tỉ lệ tử vong cao.
b) Nên chích vaccine đối với nhóm có rủi ro cao, cụ thể là người già (và một ít trường hợp đặc biệt như suy yếu miễn dịch, tiểu đường, béo phì…).
(lưu ý rằng cả 2 ý này áp dụng về lý thuyết khi vaccine hiệu quả và an toàn)
a) Loại bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao.
Ví dụ như bệnh dại, có tỉ lệ chết gần như là 100%. Do đó, chích vaccine là có lợi và nên làm, không cần cân nhắc. Bởi vì nếu ta để nhiễm bệnh dại thì sẽ chết và không còn phải quan tâm đến tỉ lệ miễn dịch lần sau nữa.
b) Nhóm có rủi ro cao, cụ thể là người già
Như vậy, bởi vì Covid-19 có tỉ lệ tử vong thấp, cho nên cần phải cân nhắc việc chích vaccine.
Nghiên cứu ở Israel về hiệu quả của miễn dịch tự nhiên tốt gấp 13 lần so với miễn dịch do vaccine tạo ra có ý nghĩa rất quan trọng. Nó cho thấy rằng, chích vaccine là MỘT SỰ ĐÁNH ĐỔI: chấp nhận việc hệ miễn dịch sẽ giảm hiệu quả với 1 loại virus nào đó về sau, để giảm rủi ro tử vong do loại virus đó gây ra ở lần đầu tiên.
- Như đã chỉ ra ở phần 1, người già trên 65 tuổi có xác suất chết vì Covid-19 tương đối cao. Như vậy, việc chích vaccine cho nhóm đối tượng này có thể được xem là hợp lý (trong trường hợp phân tích rủi ro vì phản ứng phụ thấp hơn, và nếu chất lượng vaccine được kiểm chứng).
- Nhưng đối với người trẻ, đặc biệt là dưới 15 tuổi, thì gần như không hề có lý do để chích vaccine!
o Tại vì sao? Tại vì theo số liệu thống kê trong năm 2020, toàn bộ nước Anh chỉ có 5 ca tử vong dưới 15 tuổi trong toàn bộ 2,6 triệu ca nhiễm Covid-19, tức xác suất vào khoảng 1/500.000 ca nhiễm, tức là cực kỳ thấp!
o Như vậy, việc chích vaccine ở người trẻ có nghĩa là một SỰ ĐÁNH ĐỔI: giảm bớt cái rủi ro tử vong VỐN CỰC THẤP đó, nhưng lại khiến hệ miễn dịch suy yếu với Covid-19 so với để miễn dịch tự nhiên (giảm 13 lần).
o Trong suốt quãng đời còn lại, người chích vaccine sẽ phải chịu rủi ro tái nhiễm bệnh cao hơn người không chích vaccine (có kháng thể từ lần nhiễm đầu tiên).
- Đối với người trẻ và trung niên (từ 15-64 tuổi) cũng cần phải tính toán sự “đánh đổi” này. Việc chích vaccine chỉ nên làm, nếu cảm thấy sự giảm tỉ lệ tử vong của lần nhiễm đầu (chứ không phải loại bỏ hoàn toàn) đáng giá hơn là rủi ro mà hệ miễn dịch suy yếu (với Covid-19) mang lại trong mấy chục năm sau của cuộc đời, thì mới nên chích.
- Người viết nhấn mạnh lại: đây không phải loại bệnh mà người ta nhiễm rồi là chết như bệnh dại, mà đại đa số không chết, và người dưới 65 tuổi thì xác suất tử vong là cực kỳ thấp (15 người trong 100.000 người, theo thống kê năm 2020 của Anh đã trích dẫn).
Như vậy:
- Có thể nói việc Mỹ triển khai chích vaccine hàng loạt chính là 1 sai lầm, đặc biệt là việc tiêm cho trẻ dưới 18 tuổi, vốn có hệ miễn dịch rất tốt và quãng đời còn lại rất dài.
- Thời gian đầu dịch, các nước phương Tây hi vọng việc chích vaccine hàng loạt sẽ khiến cho virus không còn nơi lây lan, và tiêu diệt luôn Covid-19. Nhưng vì nhiều lý do (mà không phải tại người không chích vaccine), hiện nay mục tiêu tiêu diệt virus đã được thừa nhận là không còn khả thi. Như vậy, việc tiếp tục chích vaccine ở người trẻ tuổi là không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại, và chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch lâu dài của cơ thể.
3) Sai sót kháng nguyên ban đầu:
Như người viết đã nói: hệ miễn dịch của con người là 1 thứ cực kỳ phức tạp, và không đơn giản như những kiến thức cơ bản của cấp phổ thông.
Một hiện tượng về miễn dịch mà rất ít người biết, đó là Original Antigenic Sin, mà người viết tạm gọi là ‘Sai sót kháng nguyên ban đầu’. Đây là link wikipedia thông tin về hiện tượng này:
Tiếng Anh: https://en.wikipedia.org/wiki/Original_antigenic_sin
Tiếng Việt: https://vi.wikipedia.org/wiki/Sai_sót_kháng_nguyên_ban_đầu
Hiện tượng này được giải thích dễ hiểu như sau:
Trong cơ thể người, có 2 cơ chế (hệ) miễn dịch:
- Miễn dịch bẩm sinh: https://en.wikipedia.org/wiki/Innate_immune_system
o Miễn dịch bẩm sinh (innate) là hệ miễn dịch phản ứng đầu tiên với tác nhân gây bệnh.
o Miễn dịch bẩm sinh có nhiều cơ chế, trong đó có những kháng thể với tầm bảo vệ rộng, với bất cứ tác nhân nào, kể cả đã biết lẫn chưa biết.
o Nghiên cứu gần đây cho thấy miễn dịch bẩm sinh cũng có sự ‘nhớ’ như miễn dịch đặc hiệu, tức là sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, lần sau nó sẽ phản ứng có hiệu quả hơn.
o Tham khảo: https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/immunological-memory
- Miễn dịch đặc hiệu: https://en.wikipedia.org/wiki/Adaptive_immune_system
o Miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch đạt được) có thể xem là loại miễn dịch tăng cường, nhằm phản ứng nhanh và mạnh hơn với tác nhân gây bệnh.
o Miễn dịch đặc hiệu tạo ra những kháng thể đặc hiệu, chỉ chuyên vào một loại tác nhân gây bệnh nhất định.
- Vaccine bỏ qua miễn dịch bẩm sinh, và chỉ làm việc với loại miễn dịch đặc hiệu.
Khi chích vaccine, thông thường người ta chích xác virus, hoặc virus đã được làm yếu vào cơ thể, để hệ miễn dịch đặc thù nhận diện virus, tạo ra kháng thể đặc thù tiêu diệt loại virus đó. Nhờ vậy, cơ thể sẽ nhớ, và lần sau nhiễm virus, cơ thể sẽ phản ứng nhanh hơn trong việc loại bỏ virus.
- Đó là về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, trong thực tế phức tạp hơn, bởi vì có nhiều loại virus có khả năng biến thể nhanh, và tạo ra nhiều loại biến chủng có phần gai (S-protein) khác khá xa với chủng ban đầu. Khi đó, cơ thể vẫn nhận biết được loại virus, và tạo ra loại kháng thể mà trước đây đã nhớ. Tuy nhiên, vì phần gai virus nay đã khác, khiến kháng thể đặc hiệu trở nên giảm hiệu quả (nhiều hay ít, thậm chí mất hiệu quả, tùy vào biến chủng)! Chưa dừng lại ở đó, kháng thể đặc hiệu này cố bám vào virus nhưng lại không tiêu diệt được virus, và điều này lại cản trở hoạt động của hệ miễn dịch bẩm sinh, cũng như không tạo ra loại kháng thể phù hợp hơn đối với biến chủng mới!
- Nói ngắn gọn: kháng thể chống lại chủng ban đầu có thể bị giảm hiệu quả và suy yếu khi gặp biến chủng mới! Biến chủng càng khác biệt với chủng ban đầu, thì càng dễ giảm hiệu quả. Và điều này làm suy yếu toàn bộ hệ thống miễn dịch trong việc chống lại biến thể.
Trong miễn dịch học:
- Người ta biết rõ có ít nhất 3 loại virus có nhiều biến chủng và tạo ra hiện tượng này, đó là HIV, viêm gan C, sốt xuất huyết. Đó là lý do mà cho đến hiện nay không có vaccine nào cho các loại virus này. Đã có nhiều vaccine được thử nghiệm, nhưng đều thất bại vì hiện tượng Sai sót kháng nguyên ban đầu (Original Antigenic Sin) này.
- Đối với bệnh cúm, có nhiều loại virus cúm khác nhau, nên vấn đề hơi khác. Tuy nhiên, người ta cũng đã ghi nhận tình trạng này vào năm 2009, khi chích vaccine H1N1 biến chủng 2009, thì những người đã chích vaccine H1N1 chủng trước đó (A/Brisbane/59/2007) thì có phản ứng miễn dịch yếu.
- Người viết khuyến cáo người đọc nên suy nghĩ về vấn đề này: Phương Tây rất sợ cúm và hàng năm thường chích ngừa cúm, nhưng mỗi năm đều chết hơn 100.000 người. Trong khi đó, người phương Đông thường xem thường cúm, và ít khi chích ngừa, nhưng lại rất ít khi chết vì cúm. Vậy, vaccine cúm có thật sự hiệu quả không, hay nó đã khiến hệ miễn dịch yếu đi khi gặp phải loại biến chủng khác?
Quay trở lại với Covid-19:
- Ta cần phải nhớ rằng vaccine Covid-19 được thiết kế từ đầu năm 2020 dựa trên gai của chủng virus ban đầu (chủng Vũ Hán). Do đó, kháng thể do vaccine tạo ra chỉ chuyên biệt với chủng ban đầu, và ngày càng giảm hiệu quả với những biến chủng xuất hiện về sau. Chủng Delta hiện tại chứng minh cho điều này.
- Hiện tượng Sai sót kháng nguyên giải thích cho việc Bộ Y tế Israel cho biết vaccine chỉ còn hiệu quả 39% với biến chủng Delta vào tháng 7/2021, cho dù trước đó nhiều báo chí cho rằng vaccine có hiệu quả trong thế giới thực lên đến 99%!
- Hiện tượng này giải thích hợp lý cho nghiên cứu ở Israel, và cho thấy sự GIẢM MIỄN DỊCH ở người chích vaccine so với kháng thể tự nhiên là đúng. Như vậy, không những hiệu quả đã giảm, mà nó còn suy yếu suốt quãng đời còn lại so với việc khỏi bệnh tự nhiên!
- Kháng thể bẩm sinh không gặp phải vướng mắc về biến thể, bởi vì nó không chuyên biệt mà có tầm bảo vệ rộng. Lần đầu tiên gặp phải virus sẽ có chút khó khăn vì là virus mới, nhưng vào lần sau đó hệ miễn dịch bẩm sinh (tự nhiên) sẽ chống lại virus (bất kể có biến thể hay không) một cách hiệu quả mà vaccine không thể làm được. Và kết quả nghiên cứu thực tế ở Israel đã chứng minh: trong lần tái nhiễm, người khỏi bệnh tự nhiên sẽ chống lại virus hiệu quả gấp 13 lần so với người chích vaccine!
Đó là vấn đề của việc chích vaccine đối với mỗi cá nhân. Về mặt vĩ mô:
- Geert Vanden Bossche, tiến sĩ virus học (virology), là một nhà nghiên cứu đã làm việc nhiều năm trong việc phát triển vaccine. Ông đã sớm có cảnh báo rất sớm về vấn đề này, từ tháng 2/2021, khi mà người ta bắt đầu lên kế hoạch chích vaccine hàng loạt bất kể già trẻ.
- Ông đã cảnh báo, và dự báo rằng việc chích vaccine hàng loạt như vậy sẽ thúc đẩy virus đột biến theo hướng vượt qua miễn dịch, và từ đó tạo ra những biến chủng có khả năng lây lan mạnh hơn. Chủng Delta chính là bằng chứng cho dự đoán này. Và tất cả những gì ông dự báo từ tháng 2-3/2021, diễn tiến dịch bệnh trên thế giới hiện nay (10/2021) đều cho thấy là ông đã nói đúng.
- Vấn đề tuy hơi chuyên sâu nhưng cũng không khó để hiểu: vaccine hiệu quả trong việc tiêu diệt chủng ban đầu (Vũ Hán), nhưng giảm dần hiệu quả với các biến chủng (đặc biệt là Delta). Vì vậy, các biến chủng như Delta dần chiếm ưu thế so với chủng ban đầu (Vũ Hán), và hiện tại đã chiếm đa số trong tất cả các ca nhiễm. Như vậy, thay vì là “chọn lọc tự nhiên”, thì lại trở thành “chọn lọc do vaccine”!
- Và khi việc chích vaccine hàng loạt còn diễn ra, thì sẽ còn có thể phát sinh ra những biến chủng khác còn nguy hiểm hơn.
Vào tháng 9/2021, Tiến sĩ Jessica Rose, người Canada đang làm việc tại Israel, đã có một buổi trình bày trực tuyến được đăng công khai lên Youtube phân tích về vấn đề này:
(nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=Y4MViwU3XOo&t=2942s)
- Ở phút 43, bà đặt 3 biểu đồ cạnh nhau, để cho thấy sự liên hệ giữa việc chích vaccine và sự phát triển mạnh của biến chủng Delta ở Israel:
- Đến phút 50, bà đưa ra biểu đồ về sự phát triển của các biến chủng (của Nexstrain, là một chương trình mã nguồn mở ghi nhận gien virus độc lập), thì cho thấy thời điểm mà thế giới bắt đầu chích vaccine(cuối tháng 12/2020) cũng là lúc mà chủng ban đầu (Vũ Hán) giảm dần, và các biến chủng tăng mạnh. (chủng chiếm ưu thế nhất hiện nay là Delta)
o Điều này chứng minh cho lời cảnh báo của Geert Vanden Bossche rằng vaccine đã tác động vào sự chọn lọc tự nhiên của virus, và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các biến chủng nguy hiểm hơn.
- Người đọc nên xem toàn bộ video trên vì có rất nhiều thông tin hữu ích, từ một tiến sĩ hàng đầu về virus học và phân tích số liệu.
Tham khảo thêm:
- Clip giải thích đơn giản vấn đề giảm miễn dịch đối với biến chủng: https://www.youtube.com/watch?v=DaHg8ZqY8UQ
- Tập hợp các nghiên cứu của những nhà khoa học khác, đã giải thích và chứng minh những vấn đề này và cảnh báo từ đầu năm 2021: https://www.geertvandenbossche.org/supportive-references
- Các vấn đề được giải thích chi tiết trong nhiều nghiên cứu, bài viết và thuyết trình trên trang nhà của Geert Vanden Bossche, độc giả có thể tham khảo tại đây: https://www.geertvandenbossche.org/
- Video thảo luận mới nhất của ông cùng với Robert Malone và Philip McMillan về vấn đề này: https://www.youtube.com/watch?v=qP31cfD3YOY
4) Tăng cường phụ thuộc kháng thể:
Tăng cường phụ thuộc kháng thể (Antibody-Dependent Enhancement, viết tắt ADE) cũng là một hiện tượng phức tạp về miễn dịch.
https://en.wikipedia.org/wiki/Antibody-dependent_enhancement
- Tăng cường phụ thuộc kháng thể là hiện tượng xảy ra khi các kháng thể thiếu hữu hiệu bám vào virus, thay vì tiêu diệt virus, lại giúp virus xâm nhập vào tế bào và nhân bản!
- Như vậy, Sai sót kháng nguyên ban đầu là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến Tăng cường phụ thuộc kháng thể!
- Hiện tượng Tăng cường phụ thuộc kháng thể đã được nghiên cứu và nhận thấy ở HIV, sốt xuất huyết, cúm, và SARS!
Đến thời điểm hiện tại, Tăng cường phụ thuộc kháng thể chưa được chứng minh là có xảy ra ở Covid-19, nhưng đã có 1 số nghiên cứu sơ bộ cho rằng điều này có xảy ra:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34139176/
https://www.journalofinfection.com/article/S0163-4453(21)00392-3/fulltext
https://www.biorxiv.org/content/10.1101/2021.08.22.457114v1.full.pdf
https://journals.asm.org/doi/10.1128/mBio.01987-21
Như vậy, trước khi có thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro về ADE, thì càng không nên triển khai chích vaccine Covid-19 một cách rộng rãi.
5) Kết luận về cách sử dụng vaccine:
Người viết lưu ý rằng Geert Vanden Bossche và các nhà khoa học lên tiếng cảnh báo về “cách sử dụng vaccine”, chứ không chống vaccine nói chung, cũng không chống vaccine Covid-19 nói riêng (vấn đề tác dụng phụ sẽ được trình bày trong bài riêng).
Tất cả mọi thứ trên đời đều có mặt lợi và mặt hại, và sử dụng phải đúng cách.
- Ví dụ như cồn 70 độ dùng để sát trùng ngoài da, nhưng khi vi trùng đã vào bên trong ruột thì không được uống để sát trùng, và vi trùng nhiễm vào máu thì cũng không được tiêm vào để sát trùng!
- Hay trong Đông y có những câu chuyện vui như: Xưa có anh thầy thuốc học nghề không tinh, có người đau bụng đến hỏi. Ảnh tra sách thấy ghi “phúc thống phục nhân sâm” (đau bụng uống nhân sâm), thì lấy nhân sâm đưa người bệnh về uống. Sau đó, người bệnh chết, người nhà tới thì ảnh lật sách ra chứng minh. Không ngờ lật ra trang sau còn có 2 chữ “tắc tử” (thì chết). Câu chuyện đơn giản và dễ hiểu: thuốc bổ dùng sai cách vẫn có thể gây chết người.
Đối với vaccine Covid-19 cũng vậy: việc chích vaccine phải đúng đối tượng, đó là những người có rủi ro cao (người già, béo phì nặng, tiểu đường…). Việc chích vaccine tràn lan, không đúng đối tượng, thì cũng như những ví dụ ở trên vậy.
No comments:
Post a Comment