.
--------------------------------
Ngày
24/5/2024, việc đàm phán Hiệp
ước Đại dịch không đạt được thỏa thuận, sẽ dời thêm 1 năm. Ngày 01/6/2024, Tổng giám đốc WHO nói: đại dịch tiếp theo chắc chắn sẽ xảy ra và vấn đề là khi
nào chứ không phải là có hay không. [1][2]
Nhận định:
-
Những nỗ lực không ngừng của những người vạch trần Hiệp ước Đại dịch đã
có những thành công nhất định. Nhiều người đã nhìn rõ âm mưu tiếm quyền của WHO
thông qua Hiệp ước này, và vì vậy nó đã không được thông qua!
-
Và như vậy, phát biểu của Tổng giám đốc WHO có thể là một lời đe dọa đối
với toàn thế giới. Họ có thể tạo ra (hoặc thổi phồng) một đại dịch mới, tương tự
covid, để thúc ép các quốc gia ký vào Hiệp ước Đại dịch, chuyển giao một phần
quyền lực quốc gia về cho WHO khi có dịch bệnh xảy ra!
=>
Người ta cần phải cảnh
giác cao độ với các đại
dịch tiếp theo, vì đó có thể là một đại dịch nhân tạo mới!
Dịch
covid là một đại dịch vô cùng dối trá, và khi người ta còn chưa xác quyết điều đó,
thì sự dối trá vẫn sẽ còn tiếp tục!
---------------------------------------
1) Anh quốc từ chối ký Hiệp ước Đại dịch, vì xâm phạm “lằn
ranh đỏ” chủ quyền quốc
gia!
2) 22 Tổng chưởng lý và 49 Thượng nghị
sĩ Mỹ ký tên phản
đối Hiệp ước Đại
dịch.
3) Bang Louisiana đưa ra Dự luật cấm tiệt quyền lực của WHO trong bang.
4) Nhật biểu tình lớn phản đối WHO và các chính
sách chống dịch covid,
bao gồm vaccine. (video clip phụ đề tiếng Việt)
1) Anh quốc từ chối ký Hiệp ước Đại dịch:
Ngày
08/05/2024, Anh từ chối ký Hiệp ước Đại dịch. [1][2]
-
Lý do được đưa ra là về vaccine, nhưng lưu ý Bộ Y tế Anh nói: “Chúng
tôi sẽ chỉ ủng hộ hiệp định nếu thấy phù hợp với lợi ích quốc gia của Vương quốc Anh và tôn trọng chủ quyền quốc gia.”
Đến
nay, Hiệp ước Đại dịch tạm thất bại, không được các quốc gia thông qua, tuy nhiên,
nó đã được gia hạn để thảo luận thêm. [3]
Ngày
14/05/2024, Bộ trưởng Y tế Anh Andrew Stephenson nói rõ ràng hơn, rằng Hiệp ước
này là “không thể chấp nhận được”, [4] và
“Trong mọi trường hợp, chúng tôi sẽ không cho phép WHO có quyền ra lệnh phong tỏa. Bảo vệ chủ quyền của chúng tôi là ranh giới đỏ của Anh.” [3]
- Phát biểu trên cho thấy Chính phủ Anh xác định
Hiệp ước này có các nội dung XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN QUỐC GIA, thông qua việc áp đặt các chính sách như phong tỏa, hay
bất cứ chính sách nào mà WHO muốn. Và vì vậy họ từ chối ký nó.
-
Sự “ràng buộc pháp lý” và “xâm phạm chủ quyền quốc
gia” này đã được phân tích rõ trong các phần trước đó trong cùng bài
viết.
Do
đó, không phải chỉ nước Anh, mà bất cứ nước nào khác, bao gồm Việt Nam, đều cần
phải từ chối ký nó. “Từ chối Hiệp ước này” đồng nghĩa với “Bảo vệ chủ quyền
quốc gia”, và ngược lại!
2) 22 Tổng chưởng lý và 49 Thượng nghị sĩ Mỹ ký tên phản đối
Hiệp ước Đại dịch:
Cùng
ngày 08/05/2024, tại Mỹ, có đến 22 Tổng chưởng lý (Giám đốc Sở Tư pháp) của 22
bang đã cùng ký tên vào một lá thư gửi tổng thống Joe Biden, phân tích và phản
đối Hiệp ước Đại dịch và việc điều chỉnh Điều lệ Y tế quốc tế (IHR). [5][6]
Trước
đó một tuần, vào ngày 01/05/2024, cũng đã có một lá thư khác của 49 Thượng nghị
sĩ, cũng kêu gọi Biden từ chối tham gia Hiệp ước này. [7][8]
Trích
một số đoạn quan trọng từ Văn bản của 22 Tổng chưởng lý:
-
“Ở những mức độ khác nhau, những biện pháp này sẽ đe dọa chủ quyền quốc gia, làm suy yếu thẩm quyền của các quốc gia và gây nguy hiểm cho các quyền tự do
được hiến pháp bảo đảm. Cuối cùng, mục tiêu của những công cụ này không phải
là bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Mà đó là chuyển giao quyền lực cho WHO — cụ thể là Tổng Giám đốc của tổ chức
này — cho phép hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân chúng ta,
quyền riêng tư, tự do đi lại (đặc biệt là đi lại qua biên giới) và sự đồng ý có
hiểu biết.
-
Đầu tiên, hai công cụ được đề xuất sẽ biến WHO từ một tổ chức tư vấn, từ
thiện thành cơ quan chưởng quản y tế công cộng của toàn thế giới. WHO hiện
thiếu thẩm quyền để thực thi các khuyến nghị của mình. Tuy nhiên, theo đề xuất
sửa đổi IHR và Hiệp ước Đại dịch, Tổng Giám đốc WHO sẽ có quyền đơn phương tuyên bố “tình trạng
khẩn cấp về sức
khỏe cộng đồng ở tầm quốc tế” (PHEIC) ở một hoặc nhiều quốc gia thành viên.
Những tuyên bố như vậy có thể bao gồm các trường hợp khẩn cấp thấy được, hoặc
chỉ mới là tiềm năng, có thể xảy ra ngoài đại dịch, bao gồm biến đổi khí hậu,
nhập cư, bạo lực súng đạn hoặc thậm chí là các “trường hợp khẩn cấp” liên quan
đến thực vật, động vật hoặc hệ sinh thái… Ngay cả khi đã giảm bớt, những đề
xuất này sẽ nhượng lại chủ quyền của Mỹ cho WHO một cách không thích hợp.
-
Thứ ba, các sửa đổi IHR được đề xuất và Hiệp ước Đại dịch sẽ đặt nền
móng cho nền tảng
giám sát toàn cầu,
bề ngoài có vẻ là vì lợi ích sức khỏe cộng đồng nhưng lại có khả năng kiểm soát (như với “hệ thống tín dụng xã hội” của
Trung Quốc Cộng sản). Dự thảo hiện tại hướng dẫn các bên ký kết “hợp tác, trong
hành động” phù hợp với luật pháp quốc gia, trong việc ngăn chặn thông tin sai
lệch và thông tin sai lệch.” Điều này đặc biệt nguy hiểm vì chính quyền các
anh đã gây áp lực và khuyến khích các công ty truyền thông xã hội ngăn chặn quyền tự do ngôn luận trong
thời kỳ dịch bệnh COVID-19.”
3) Bang Louisiana đưa ra Dự luật cấm tiệt quyền lực của WHO
trong bang:
Trước
đó, từ cuối tháng 2, bang Louisiana đề ra Dự luật 133 (hiện vẫn đang trong quá
trình thảo luận) viết như sau: [9][10]
- “Tổ chức Y tế Thế giới, Liên hợp
quốc và Thế giới Diễn đàn Kinh tế sẽ không có thẩm quyền hoặc quyền lực trong phạm vi bang Louisiana. Không có quy tắc, quy định, phí, thuế, chính
sách hoặc ủy quyền nào dưới bất kỳ hình thức nào Tổ chức Y tế Thế giới, Liên hợp quốc và
Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ được thi hành bởi tiểu bang Louisiana hoặc bất kỳ
cơ quan, sở, ban, ủy ban, phân khu chính trị, cơ quan chính phủ của tiểu bang,
giáo xứ, đô thị hoặc bất kỳ tổ chức chính trị nào khác.”
Như
vậy, rất dễ hiểu: bang Louisiana đã đưa ra Dự luật nhằm ngăn cản bất cứ sự
chuyển giao quyền lực bất hợp pháp nào cho WHO, UN, WEF, kể cả nếu Chính quyền
liên bang có ký vào Hiệp ước đại dịch!
Dự
luật này đã được Hạ viện thông qua ngày 15/5/2024, kết quả bỏ phiếu 69-21, và đã
gửi Thượng viện. [11]
4) Nhật tổ chức biểu tình lớn phản đối WHO:
Ngày
13/4/2024, một cuộc biểu tình lớn nổ ra ở thủ đô Tokyo của Nhật, với hàng chục ngàn người tham gia, phản đối WHO và Hiệp ước Đại dịch. Cuộc biểu tình có sự tham gia phát biểu
của và nhiều giáo sư tiến sĩ có tên tuổi, và họ cũng phản đối các chính sách chống dịch covid
sai trái, bao gồm vaccine.
[12][13]
[14][15]
[16][17]
Có thông tin cho rằng đây là cuộc biểu tình lớn nhất Nhật Bản trong suốt 70 năm qua, nhưng truyền thông hoàn toàn im lặng! [18]
5) Kết luận:
-
Hiệp ước Đại dịch và việc Điều chỉnh Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) có
tính xâm phạm chủ
quyền quốc gia và mang
đến quyền lực
khổng lồ cho WHO! Người
viết đã cảnh báo từ trước (trong blog này), và đến thời điểm hiện tại, ngày
càng nhiều chính trị gia, thậm chí là người dân, nhìn thấy rõ và phản đối chúng.
-
Tuy nhiên, các thông tin này hiện vẫn còn bị bưng bít, và đa số dân chúng
vẫn không biết là WHO đã tiến hành một ‘âm mưu đảo chính’ trên quy mô toàn cầu, [19][20]
và đã thực sự có khả năng thành công!
- Tuy nhiên, nguy cơ vẫn chưa kết thúc vì WHO vẫn
chưa chịu dừng lại. Ngoài ra, Hiệp ước Đại dịch có thể chỉ là một “hư chiêu”,
vì chỉ cần không đặt bút ký là được. Còn việc Điều chỉnh IHR thì nó sẽ lại ảnh hưởng lên tất cả các thành viên WHO chỉ cần
nó được đa số thông qua.
=>
Do đó, trường hợp WHO thông qua việc Điều chỉnh IHR, thì cần phải rút khỏi WHO ngay lập tức!
.
---------------------------------------
- Cựu Phó Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ramesh
Thakur: “Tổ chức
Y tế Thế giới muốn Thống trị Thế giới”
- (Nếu được thông qua) Điều lệ Y tế Quốc tế sẽ có tính ràng buộc pháp lý đối với tất cả quốc gia thành viên, ngay cả khi họ bỏ phiếu chống lại nó!! => cần thoát WHO!
Gs. Ramesh Thakur là giáo sư Hành chính công trường
Crawford, ĐH Quốc gia Úc, đã về hưu. Ông là một chuyên gia hàng đầu về quan hệ
quốc tế và toàn cầu hóa, đã làm việc ở khắp các châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc, từng
là Phó hiệu trưởng Đại học Liên Hiệp quốc và Phó Tổng thư ký Liên Hiệp quốc (1998-2007) dưới thời Tổng Thư ký Kofi Annan. [1][2][3] Ông là cựu Trưởng biên tập tạp chí Global Governance,
tác giả/ biên tập của 50 đầu sách và 400 bài viết và chương sách.
[3] Ông có thể được xem là một nhà khoa học xã hội/ quản trị toàn
cầu với h-index 50 với hơn 11.000 lượt trích dẫn. [4] Ông cũng là một trong những nhà sáng lập tổ chức Australians of Science and Freedom, với một nỗ lực chống lại
những dối trá trong dịch covid và sự tập trung hóa quyền lực toàn cầu. [5][6]
Ngày 22/03/2024, ông
có bài viết tựa đề “Tổ
chức Y tế Thế giới muốn Thống trị Thế giới” [7a-
bản gốc] [7b-
bản dịch máy]. Một vài trích đoạn có hiệu đính:
-
“Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ trình bày hai văn bản mới cần được thông
qua bởi cơ quan chủ quản của nó, Hội đồng Y tế Thế giới, bao gồm các đại biểu
từ 194 quốc gia thành viên, tại Geneva vào ngày 27/5 đến ngày 1/6. Hiệp ước đại
dịch mới cần đa số 2/3 để phê duyệt…
-
Những sửa đổi
đối với Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) có thể được thông qua nếu quá bán, và
sẽ ràng buộc tất cả các
quốc gia trừ khi họ
ghi ý kiến bảo lưu vào cuối năm ngoái. Bởi vì chúng sẽ là những thay đổi đối với một thỏa thuận hiện
có mà các quốc gia đã ký kết nên các sửa đổi không yêu cầu bất kỳ sự phê chuẩn
tiếp theo nào. WHO mô tả IHR là “một
công cụ luật pháp quốc tế có tính ràng buộc pháp lý”
đối với 196 quốc gia thành viên, bao gồm 194 quốc gia thành viên WHO, ngay
cả khi họ bỏ phiếu chống lại nó…
(Quan trọng! Việt Nam cần phải thoát WHO để không bị ràng buộc và sai
khiến khi Dịch bệnh X xảy ra!)
-
Chế độ mới sẽ thay đổi WHO từ một tổ chức cố vấn kỹ thuật thành một cơ quan y tế công cộng siêu quốc gia gần như có quyền lực lập pháp và hành
pháp đối lên các quốc gia;
thay đổi bản chất của mối quan hệ giữa người dân, doanh nghiệp và chính phủ
trong nước, cũng như giữa chính phủ với các chính phủ khác và WHO trên phạm vi
quốc tế…
-
…Nhưng họ đang gặp phải sự phản kháng ở Ý, Hà Lan, Đức và gần đây
nhất là Ireland. Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng sự phản kháng sẽ được lan
rộng chống lại việc giành lấy quyền lực của WHO.
- Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh các chính
phủ thế giới ở Dubai vào ngày 12 tháng 2, Tổng giám đốc WHO (DG) Tedros Adhanom
Ghebreyesus đã tấn công “những
lời dối trá và thuyết âm mưu” về cái hiệp ước là “hoàn toàn, vô cùng
sai. Thỏa thuận về đại dịch sẽ không trao cho WHO bất kỳ quyền lực nào đối với
bất kỳ quốc gia hoặc bất kỳ cá nhân nào.” Ông nhấn mạnh rằng những người
chỉ trích là 'không hiểu biết hoặc đang nói dối'. Không lý nào với đầy
những trợ lý mà chính ông cũng chưa đọc hoặc chưa hiểu bản thảo?? Có lời giải
thích khác hợp lý hơn, đó là ông ta đang lừa dối tất cả chúng ta…”
- …
Tham khảo:
-
Substack của James Roguski, chuyên gia hàng đầu thế giới về vấn đề này. [8]
.
---------------------------------------
Tin tốt: WHO cảnh báo nguy cơ không đạt thỏa thuận ứng phó đại dịch.
=> Các quốc gia đang NGHI NGỜ hiệp ước đại dịch!
Ngày
22/01/2024, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus “bày
tỏ lo ngại rằng tới tháng 5 này, các nước có thể sẽ không đạt được thỏa thuận chuẩn bị ứng phó các
đại dịch”. [1][2]
[3]
-
“Theo kế hoạch, việc ký kết hiệp định nói trên sẽ diễn ra tại cuộc họp
thường niên năm 2024 của Hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan ra quyết định của WHO.
Cuộc họp này dự kiến diễn ra vào ngày 27.5.
-
Tuy nhiên, phát biểu tại buổi khai mạc cuộc họp ban điều hành của WHO
tại Geneva (Thụy Sĩ), Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay thời
gian không còn nhiều và nếu không nước nào sẵn sàng có động thái thì toàn bộ kế hoạch có
nguy cơ chẳng đi đến đâu.”
Nhiều người không hiểu rõ vấn đề, nhưng thông tin trên rất quan trọng và đáng chú ý.
-
Nhắc lại: Hiệp ước đại dịch và sự điều chỉnh Điều lệ y tế quốc tế (IHR)
có tính “ràng buộc pháp lý”, và chỉ cần WHO tuyên bố về một đại dịch mới
(“dịch bệnh X”), thì tất cả các quốc gia tham gia đều có nghĩa vụ
thực hiện các biện pháp mà WHO yêu cầu! => Hiệp ước này dẫn đến nguy cơ xâm phạm chủ quyền một cách nghiêm trọng.
-
Bản tin trên cho thấy có khả năng là các quốc gia đã bắt đầu nhìn thấy vấn
đề và nghi ngờ động cơ thực sự của nó! Đây là điều đáng mừng, và vấn đề này cần
phải được biết đến rộng rãi hơn!
(tham khảo các mục cập nhật cùng bài này, với phân tích của hàng loạt chuyên gia quốc tế, bao gồm cựu Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc, chỉ ra sự thật về hiệp ước đại dịch)
---------------------------------------
HIỆP ƯỚC ĐẠI DỊCH – PHẦN 3
1) Gs. Ramesh Thakur, cựu Trợ lý Tổng
thư ký Liên Hiệp Quốc: “WHO đang tham gia vào một cuộc đảo chính thầm lặng chống lại các
chính phủ trên thế giới.”
2) 6 tổ chức Anh gửi thư ngỏ: “Quốc hội thiếu một cơ chế kiểm soát và
thông qua các hiệp ước” trong khi “Hiệp ước đại dịch xâm phạm chủ quyền quốc gia” và
“bao trùm mọi khía cạnh xã hội”.
3) 11 quốc gia phản đối Tuyên bố ngày 20/9 của LHQ về ‘Sẵn sàng Đại dịch’.
1) Gs. Ramesh Thakur, cựu Trợ lý Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc: “WHO
đang tham gia vào một cuộc đảo chính thầm lặng chống lại các chính phủ trên thế giới.”
Gs.
Ramesh Thakur là
giáo sư Hành chính công trường Crawford, ĐH Quốc gia Úc, đã về hưu. Ông là một
chuyên gia hàng đầu về quan hệ quốc tế và toàn cầu hóa, đã làm việc ở khắp các
châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc, từng là Phó hiệu trưởng Đại học Liên Hiệp quốc
và Trợ lý Tổng thư ký Liên
Hiệp quốc (1998-2007) dưới thời Tổng Thư ký Kofi Annan.
(1)
(2) (3)
Ông là cựu Trưởng biên tập tạp chí Global Governance, tác
giả/ biên tập của 50 đầu sách và 400 bài viết và chương sách. (3)
Ông có thể được xem là một nhà khoa học xã hội/ quản trị toàn cầu với h-index
50 với hơn 11.000 lượt trích dẫn. (4) Ông cũng
là một trong
những nhà sáng lập tổ chức Australians of Science and
Freedom, như
một nỗ lực chống lại những dối trá trong dịch covid và sự tập trung hóa quyền lực
toàn cầu. (5) (6)
(Chức vụ Trợ lý Tổng Thư ký của ông là ‘Assistant Secretary-General’,
là chức vụ lãnh đạo xếp thứ 4 của Liên Hiệp quốc, sau Secretary-General, Deputy
Secretary-General và Under-Secretary-General. (7)
(8)
Chữ ‘assistant professor’ và
‘associate professor’ ở Việt Nam đều được gọi chung là ‘phó giáo sư’. (9) Do đó, chức vụ ‘Assistant Secretary-General’ của Gs.
Ramesh Thakur cần được hiểu đúng là cấp bậc ‘Phó Tổng thư ký’, chứ không
phải kiểu ‘trợ lý’ chạy vặt cho các quan chức.)
Ngày
21/5/2023, ông có bài viết “WHO
sẽ cai trị thế giới?”, với những trích đoạn quan trọng vạch trần và
lên án việc điều chỉnh Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) và Hiệp ước Đại dịch: (9)
-
“Sự thay đổi thuật ngữ trong IHR (dự thảo hiệp ước mới gắn liền với “đại
dịch”) từ đại dịch sang “tình
trạng khẩn cấp về
sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm” sẽ giúp WHO dễ dàng hơn trong việc đảm nhận các quyền lực đặc
biệt đối với các cuộc khủng hoảng sức khỏe ngoài đại dịch. Khung pháp lý mới sẽ
loại
bỏ quyền của
các quốc gia có chủ quyền
trong việc vạch ra con đường độc lập của riêng họ, giống như việc đóng cửa
chuyển trách nhiệm và cơ quan từ cá nhân sang giáo sĩ y tế công cộng.
+ …Điều đáng kinh ngạc là WHO sẽ có thể ra
lệnh cho các chính phủ phân bổ các nguồn lực (hàng hóa cũng như
kinh phí) cho chính mình và cho các chính phủ khác (IHR sửa đổi Điều 13.5,
13A.3–5))…
-
Đây chính là giấc mơ của các quan chức: thẩm quyền pháp lý để ban bố tình trạng khẩn cấp và quyền lực sau đó để trưng dụng các nguồn lực cho mình từ các quốc gia có
chủ quyền và chuyển hướng các nguồn lực được tài trợ bởi người nộp thuế của một
quốc gia này sang các quốc gia khác…
-
Bây giờ WHO đang tham gia vào một cuộc đảo
chính thầm lặng chống lại các chính phủ trên thế giới. Nếu thành công, một tổ chức
được thành lập để phục vụ các chính phủ sẽ thay thế họ quản lý họ và
buộc người nộp thuế phải trả tiền để có được đặc quyền. Một tiên đề cơ bản của
chính trị là quyền lực
có thể bị lạm dụng thì sẽ bị lạm dụng – một ngày nào đó, ở đâu đó, bởi ai đó. Hệ quả tất yếu là quyền
lực một khi đã bị chiếm đoạt hiếm khi được tự nguyện trao trả lại cho người
dân.”
(Tham khảo link
bài viết được dịch tự động sang tiếng Việt)
2) 6 tổ chức Anh gửi thư ngỏ: “Quốc hội thiếu một cơ chế kiểm soát và thông
qua các hiệp ước” trong khi “Hiệp ước đại dịch xâm phạm chủ quyền quốc gia” và
“bao trùm mọi khía cạnh xã hội”:
Ngày
09/12/2022, 6 tổ chức ở Anh đã cùng ký một thư
ngỏ gửi đến các ủy ban thuộc Quốc hội Anh, để cảnh báo nguy cơ từ Hiệp ước
Đại dịch của WHO. (10)
Những
người đại diện 6 tổ chức bao gồm:
-
Mr. Shiraz Akram BDS, đại diện Thinking Coalition (www.thinkingcoalition.org/)
-
Dr Clare Craig, FRCPath, đại diện nhóm HART (www.hartgroup.org)
-
Jon Dobinson, đại diện Time for Recovery (www.timeforrecovery.org)
-
David Fleming, đại diện Not our Future (www.notourfuture.org)
-
Mr Alan Miller, đại diện Together Declaration (www.togetherdeclaration.org/)
-
Jonathan Tilt, đại diện Freedom Alliance (www.freedomalliance.co.uk)
Thư
ngỏ này nêu lên một
vấn đề cực kỳ quan trọng, đó là “Quốc hội thiếu một cơ chế
kiểm soát và thông qua các hiệp ước”, trong khi “Hiệp ước đại dịch xâm phạm chủ quyền quốc gia”!!!
(10)
-
Trích: “Trong
'Rà soát các điều ước quốc tế và các hiệp định quốc tế khác trong thế kỷ 21',
được xuất bản vào ngày 5 tháng 7 năm 2022, Ủy ban Hành chính công và Hiến pháp
đã thừa nhận điểm bất thường này: 'Việc rà soát thực sự cần phải được thực hiện
ở mỗi giai đoạn khác nhau của hiệp ước. Do đó, Nghị viện có thể đã chưa có cơ hội xem xét chi tiết bản chất
của hiệp ước
trước khi trình Nghị viện ra luật. Tôi có thể thấy rằng điều đó có thể gây khó
khăn cho việc có được một bức tranh hoàn chỉnh về những gì đang xảy ra.” [xxii]”
-
Điều này không chỉ đúng với QH Anh, mà có lẽ đúng cả với trường hợp của
VN. Nếu như người ta không hiểu được mức độ nguy hiểm của Hiệp ước Đại dịch và việc điều chỉnh Điều lệ Y tế quốc tế
mang tính “ràng buộc pháp lý” đồng nghĩa “xâm phạm chủ quyền”, thì
việc thông qua một cách hời hợt chính là một nguy cơ lớn đối với chủ quyền
quốc gia.
Và
một vấn đề nghiêm trọng khác cũng được nêu ra, đó là việc Hiệp ước đại dịch này
“bao trùm mọi khía cạnh xã hội”, qua khái niệm “One Health” – “Một sức khỏe”. Trích đoạn:
-
“Tuyên bố chung nêu rõ: 'Nó [Hiệp ước] cũng sẽ bao gồm việc công
nhận cách tiếp cận Một Sức khỏe nhằm kết nối sức khỏe của con người, động vật và hành tinh của
chúng ta.' [v]
-
Dự thảo sơ bộ Zero Draft nêu rõ: 'Triển khai cách tiếp cận Một Sức
khỏe liên quan đến phòng ngừa và giám sát, bao gồm các trách nhiệm
cụ thể và phân công lao động rõ ràng giữa các đối tác trong liên minh bốn bên.'
[vi]
-
Báo cáo thường niên OHHLEP 2021 định nghĩa Một sức khỏe là: 'Một
cách tiếp cận thống nhất, tích hợp nhằm mục đích cân bằng và tối ưu hóa bền
vững sức khỏe của con người, động vật và hệ sinh thái. Nó thừa nhận sức khỏe
của con
người, động vật nuôi và hoang dã, thực vật và môi trường rộng hơn (bao gồm cả hệ sinh thái) có
mối liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Cách tiếp cận này huy động nhiều ngành, lĩnh vực và cộng đồng ở các cấp độ xã hội khác nhau cùng hợp
tác để thúc đẩy phúc lợi và giải quyết các mối đe dọa đối với sức khỏe và hệ
sinh thái, đồng thời giải quyết nhu cầu chung về nước sạch, năng lượng và không
khí, thực phẩm an toàn và bổ dưỡng, đồng thời hành động về biến đổi khí hậu và
góp phần phát triển bền vững.' [ix]
-
WHO và các nhóm chuyên gia của tổ chức đã áp dụng cách tiếp cận toàn
diện trong việc thiết kế Hiệp ước Đại dịch này; nhưng khi làm như vậy, người ta
cho rằng họ đã tạo ra một phạm vi hành động không
có giới hạn rõ ràng.
-
Đơn giản là không có lĩnh vực kinh doanh, chính phủ hoặc cộng đồng
nào không được đưa vào bối cảnh Hiệp ước Đại dịch đang được đề xuất. Điều
quan trọng là vào ngày 21 tháng 7 năm 2022, tại cuộc họp thứ hai của INB, mọi
người đã đồng ý kết luận rằng Hiệp ước mới phải có tính ràng buộc về mặt pháp
lý. [x]
-
Một khi chúng ta kết hợp thuật ngữ 'Một sức khỏe' với cụm từ 'Toàn
thể/Toàn xã hội', khả năng nới rộng phạm vi là vô hạn.
-
'Mục tiêu chính của hiệp ước này là thúc đẩy cách tiếp cận toàn chính
phủ và toàn xã hội'. [xi]”
Thư
ngỏ này cũng chỉ ra mâu thuẫn lợi ích rõ rệt của ngành dược, đăng trên chính tạp
chí y khoa danh tiếng BMJ:
-
“Cuộc điều tra (của BMJ/The Bureau) cho thấy một hệ thống đang gặp khó
khăn trong việc giải quyết mâu thuẫn (lợi ích) cố hữu giữa ngành dược, WHO và
hệ thống y tế công toàn cầu, tất cả đều có cùng một nhóm chuyên gia khoa học.” [xv]
(Tham khảo Link
bài viết dịch tự động tiếng Việt)
3) 11 quốc gia phản đối Tuyên bố ngày 20/9 của LHQ về ‘Sẵn sàng Đại dịch’.
Ngày
20/9/2023, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã họp và đưa ra “Tuyên bố chính trị của
Cuộc họp cấp cao Đại hội đồng Liên hiệp quốc về Phòng ngừa, Chuẩn bị và Ứng phó
với Đại dịch”. (11)
(12)
(13-pdf)
Báo chí VN dường như không nói gì về tuyên bố này (chỉ có nói về ‘chăm sóc sức
khỏe toàn dân’)
Ts.
David Bell cho biết Tuyên bố này được thực hiện theo dạng “quy trình thầm lặng”,
có nghĩa là các quốc gia không đưa ra phản đối sẽ được xem là ủng hộ! (14)
(14-bản
tiếng Việt)
Ngày
18/9, đã có 11 quốc gia
cùng ký một văn bản chính thức phản đối Tuyên bố này, gửi đến Chủ tịch Đại hội đồng Liên hiệp
quốc. Các quốc gia phản đối bao gồm: Belarus, Bolivia, Cuba, Triều Tiên,
Eritrea, Iran, Nicaragua, Nga, Syria, Venezuela và Zimbabwe. (15)
(16-pdf)
Trích
đoạn từ thư phản đối: (16)
-
“Mối quan tâm chính đáng của một lượng lớn quốc gia đang phát triển đã bị phớt lờ. Do đó, nhiệm vụ của chúng tôi là bày
tỏ mối quan ngại sâu sắc của mình về cách thức không thể chấp nhận được mà tình hình đang diễn ra, mâu thuẫn rõ
rệt với tinh thần của chủ nghĩa đa phương và mục tiêu chung là “không để ai bị
bỏ lại phía sau”.
-
Đầu tiên, một nhóm nhỏ các nước phát triển không thực sự sẵn lòng tham gia vào các cuộc đàm phán có ý
nghĩa để tìm kiếm sự thỏa hiệp, với các hình thức ép buộc không công bằng cụ thể
là giả vờ áp đặt một loại “phủ quyết” đối với một số vấn đề nhất định và thậm
chí giả vờ ngăn cản cuộc thảo luận của họ trong khuôn khổ đàm phán liên chính
phủ.
-
Thứ hai, trong một số trường hợp, các cuộc đàm phán đã không được tiến hành một cách thực sự toàn
diện, công bằng và bình đẳng. Các phái đoàn của chúng tôi đã phải chứng kiến, trong một số
trường hợp, ngay cả khi chỉ có một phái đoàn đã được giải đáp rất nhiều về mối
quan tâm của họ, trong khi các ưu tiên của những đoàn khác, bao gồm cả của
chúng tôi, đã bị phớt lờ
một cách thẳng thừng…
-
Thứ ba, nỗ lực phớt
lờ các thông tin liên lạc
chính thức của các phái đoàn từ các nước đang phát triển, bao gồm cả Nhóm 77 và
Trung Quốc, thay mặt cho 134 quốc gia thành viên, thể hiện sự dè dặt và phản
đối mạnh mẽ.
-
Thứ tư, nỗ lực cưỡng
ép đồng thuận của nhóm
người tiền nhiệm của ngài và bây giờ bởi Văn phòng của ngài, trong khi rõ ràng
là không đạt được sự đồng thuận nào về bất kỳ vấn đề nào trong suốt quá trình;
cũng như sự thiếu minh bạch, thiếu tính bao gồm và sử dụng thiếu hiệu quả lượng
thời gian có hạn để tìm kiếm sự thỏa hiệp.”
4. Kết luận:
-
Chính một cựu Trợ lý Tổng thư ký Liên hiệp quốc, Gs. Ramesh Thakur đã gọi
điều Tổ chức Y tế thế giới WHO đang làm là “một cuộc đảo chính thầm lặng chống lại
các chính phủ trên thế giới”.
-
Các tổ chức khác nhau đã vạch ra rằng “Quốc hội thiếu một cơ chế kiểm soát và
thông qua các hiệp ước”
trong khi Hiệp ước này “bao
trùm mọi khía cạnh xã hội” và “xâm phạm chủ quyền quốc gia”.
-
11 quốc gia đã lên tiếng phản đối Tuyên bố ngày 20/9 của LHQ về ‘Sẵn
sàng Đại dịch’.
-
Như vậy: các quốc gia cần phải có cơ chế kiểm soát việc thông qua Hiệp
ước đại dịch và việc điều chỉnh Điều lệ Y tế quốc tế (IHR), với một sự rà soát chặt chẽ của Quốc hội, cũng như công khai
thông tin rõ ràng cho dân chúng về nguy cơ to lớn này!
.
---------------------------------------
HIỆP
ƯỚC ĐẠI DỊCH – PHẦN 2
1) Hỏi - Đáp về Điều lệ Y tế quốc tế (IHR). (Dịch toàn văn)
- Ts. David Bell, cựu viên chức Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vạch trần âm mưu thâu tóm quyền lực, đe dọa chủ quyền quốc gia của WHO.
2) HÀNG NGÀN
tiếng nói phản đối Hiệp ước đại dịch/ Điều lệ Y tế quốc tế điều chỉnh của
WHO.
- Một số tiếng nói phản đối từ các nghị sĩ, chính khách tiêu biểu: Marco Rubio (Mỹ), Ron DeSantis (Mỹ), Ron Johnson (Mỹ), Alex Antic (Úc), Malcolm Roberts (Úc), Andrew Bridgen (Anh), Ramesh Thakur (cựu Trợ lý Tổng thư ký Liên hiệp quốc), Christine Anderson (Đức), Cristian Terheș (Romania), Mislav Kolakušić (Croatia), Virginie Joron (Pháp)…
- Các phong trào phản đối khắp nơi trên thế giới.
1) Cựu viên chức Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vạch trần âm mưu thâu tóm quyền lực của WHO thông qua Hỏi - Đáp về Điều lệ Y tế quốc tế (IHR):
1.1. Bối cảnh:
- Quy định Y tế Quốc tế (IHR) là một văn kiện
quốc tế được thông qua lần đầu tiên vào năm 1951 và đã được sửa đổi định kỳ.
Phiên bản hiện tại được thông qua năm 2005 và vẫn có hiệu lực đến hiện nay. Do đó,
khi nói đến Quy định Y tế Quốc tế “hiện nay” thì có nghĩa là IHR phiên bản 2005.
- Năm 2022, Mỹ đã đề nghị điều chỉnh IHR, bộ Quy định này đang được
thảo luận và dự kiến sẽ được bỏ phiếu thông qua vào tháng 5/2024 (nếu sự phản đối
không đủ lớn)!
- Bộ Quy định dự thảo mới chứa đầy những nội
dung vi phạm chủ quyền của các quốc gia thành viên và trao quyền
lực khổng lồ cho WHO, và là chủ đề chính của bài viết này. (xem thêm tại Phần
1 ngày 12/8/2023)
Bài Hỏi – Đáp dưới đây đăng trên website
Viện Brownstone ngày 16/6/2023, tác giả Ts. David Bell và Ts. Thi Thuy
Van Dinh.
- Ts. David Bell (LinkedIn): Bác sĩ
nội khoa & y tế công, Tiến sĩ dịch tễ học nhiệt đới chuyên về sốt rét. Ông
từng là viên chức y tế, điều phối & khoa học gia của chính Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) trong 8 năm (2002-2011). Ông là một chuyên gia y tế toàn cầu từng làm cho
nhiều tổ chức quốc tế như The Global Fund (Switzerland), Wellcome Trust, NESTA
and the UKRI Peer Review College (UK), GHIT Fund (Japan), PATH (USA) và Ủy ban
châu Âu. Ông có hơn 100 ấn phẩm khoa học.
- Ts. Thi Thuy Van Dinh:
Tiến sĩ, luật sư luật quốc tế, từng là viên chức Văn
phòng Dược & Tội phạm Liên hiệp quốc và Cao
ủy Nhân quyền, và Intellectual Ventures Global Good Fund.
1.2. Toàn văn bản dịch:
(Khá dài,
người đọc có thể lướt xuống phần 2. để xem sự phản đối rộng khắp về vấn đề này)
1. Tại sao lại có phần Hỏi
& Đáp không chính thức này?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra phần Hỏi & Đáp về các công cụ khẩn cấp về sức khỏe được đề xuất trên trang web của mình. Tài liệu đó mô tả không đầy đủ các đặc điểm dự thảo sửa đổi gây ra những hậu quả đáng kể đối với các quyền cơ bản của con người và tiến trình dân chủ. Do đó, các đề xuất và ý nghĩa của chúng sẽ được giải thích sâu hơn ở đây, dựa trên dự thảo của WHO, nhằm trợ giúp các Quốc gia, nhà lập pháp, người được bầu và công chúng ra quyết định sáng suốt.
2. IHR (2005) là gì?
Quy định
Y tế Quốc tế tạo thành một văn kiện quốc tế có tính ràng
buộc về mặt pháp lý được thông qua theo Điều 21 của Hiến chương WHO, chỉ yêu cầu đa
số các Quốc gia Thành viên chấp nhận. Nó được thông qua lần đầu tiên vào
năm 1951 và đã được sửa đổi định kỳ. Phiên bản hiện tại được thông qua năm
2005 và có hiệu lực vào năm 2007. Phiên bản này có 196 quốc gia thành viên,
trong đó có 194 quốc gia thành viên của WHO.
Mục đích của IHR
(2005) là cải thiện sự phối hợp giám sát quốc tế và ứng phó với các tình huống
khẩn cấp về sức khỏe, đặc biệt là đại dịch, nhằm; “ngăn chặn, bảo vệ, kiểm
soát và cung cấp phản ứng y tế công cộng trước sự lây lan của bệnh tật trên
phạm vi quốc tế theo những cách tương xứng và hạn chế đối với các rủi ro về sức
khỏe cộng đồng, đồng thời tránh sự can thiệp không cần thiết vào giao thông và
thương mại quốc tế.”
3. Nghĩa vụ của các Quốc gia thành
viên là gì?
IHR
(2005) bao gồm các điều khoản và phụ lục với các mức độ nghĩa vụ khác nhau đối
với các Quốc gia thành viên, bao gồm việc giám sát các đợt bùng phát dịch bệnh,
báo cáo, chia sẻ thông tin và xây dựng năng lực của các cơ quan y tế quốc gia.
Các Quy định hiện tại (2005) tôn trọng chủ quyền của các Quốc gia, cho phép các
Quốc gia có nhiều sự linh hoạt, cân nhắc tùy ý và ra quyết định liên quan đến
các đợt bùng phát cần đánh giá, nhưng bao gồm một số biện pháp cần phải thực
hiện.
(Ghi chú: IHR
2005 có tính ràng buộc theo Điều 21 Hiến chương WHO, với phạm vi rất nhỏ và vẫn
tôn trọng chủ quyền quốc gia, quyền con người… Trong khi đó, IHR hiện nay được đề
nghị điều chỉnh những mục đang là “không bắt buộc” trở thành “bắt buộc”, và bổ
sung những khoản mục mở rộng quyền lực kinh hoàng cho WHO, chi tiết xem tiếp bên
dưới.)
4 . Quyền hạn hiện tại của WHO theo IHR (2005) là gì?
Tổng
Giám đốc WHO (DG) có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng
đang được quốc tế quan tâm (PHEIC). WHO có nhiệm vụ thông báo cho các quốc
gia khác, ngay cả khi không có sự đồng ý của quốc gia liên quan và triệu tập Ủy
ban khẩn cấp. Mặc dù đại dịch hiếm khi xảy ra trong lịch sử nhưng sức mạnh này đã được sử dụng
3 lần kể từ năm 2020, liên quan đến SARS-CoV-2, Mpox (trước đây là bệnh thủy
đậu) và Ebola.
DG
có quyền đưa ra khuyến nghị tạm thời cho các
Quốc gia theo PHIEC về người, hàng hóa, container, phương tiện vận chuyển, hàng
hóa và bưu kiện. Chúng bao gồm các biện pháp hạn chế như đóng cửa biên
giới, buộc cách ly người dân, kiểm tra y tế bắt buộc, xét nghiệm và tiêm chủng,
truy tìm và sàng lọc những người tiếp xúc (điều 18). WHO cũng có quyền đưa
ra “khuyến nghị thường trực về các biện
pháp y tế phù hợp” nhằm đảm bảo thực hiện Quy định tốt hơn (Điều 16).
5. Các khuyến nghị tạm thời và thường trực
hiện nay (2005 đến nay) của WHO có mang tính ràng buộc không?
Không. Những khuyến
nghị này là lời khuyên không mang tính ràng buộc (điều 1), có nghĩa là các
Quốc gia có thể chọn không tuân theo chúng mà không phải chịu hậu quả. Điều này
được yêu cầu bởi các Quốc gia đã thông qua IHR (2005), như một phương tiện để bảo vệ chủ quyền của mình trước khả năng lạm dụng quyền lực
của các quan chức quốc tế không được bầu chọn.
(Ghi chú: đây là
khác biệt & là điểm rất quan trọng cần chú ý, vì nó chứng minh sự sai trái nguy
hiểm của các điều chỉnh IHR đang được đề xuất)
6. Tại sao lại đề xuất sửa đổi?
Đã
có nhiều lập luận cho rằng việc sửa đổi IHR là cần thiết do nguy cơ đại dịch
ngày càng tăng, nhưng theo báo cáo của WHO, điều này là vô căn cứ về mặt lịch sử, với tỷ lệ tử vong giảm
trong 120 năm qua nhờ sự ra đời của kháng sinh, chăm sóc y tế tốt hơn và điều
kiện sống tốt hơn.
Tương
tự, các lập luận cho rằng sự tương tác giữa con người và động vật ngày càng gia
tăng không phù hợp với tình trạng mất môi trường sống và đa dạng sinh học liên
tục cũng như giảm số lượng con người sống tiếp xúc gần gũi và lâu dài với trang
trại hoặc động vật hoang dã.
Các nhà đầu
tư tư nhân và lợi ích thương mại ngày càng trở
nên nổi bật trong nguồn tài trợ
của WHO, trong khi cả nguồn tài trợ từ tư nhân và nhà nước
hiện đều được 'quy định cụ thể', nghĩa là các nhà tài trợ quyết định WHO sẽ chi
tiêu khoản tài trợ được cung cấp như thế nào. Ngành công nghiệp dược
phẩm thống trị nguồn tài trợ của doanh nghiệp và các nhà tài trợ tư nhân chính
đã tích lũy được khối
tài sản đáng kể thông qua phản ứng của Covid-19. Các nhà
tài trợ này cũng chỉ đạo hàng loạt các tổ
chức tập trung vào vắc xin, liên minh Gavi và CEPI . Hai nhà tài trợ chính của Nhà nước là Hoa Kỳ
và Đức đã đầu tư rất nhiều vào các ứng-phó-dựa-trên-vắc-xin trong các trường
hợp khẩn cấp về sức khỏe.
WHO
cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các lợi ích chính trị phi dân chủ thông qua việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc và các quan
chức cấp cao, thành phần Ban điều hành và cơ quan quản lý của nó, Hội đồng Y tế Thế giới (WHA). Do đó, các hành động và
chính sách của nó không dựa trên các cách
tiếp cận nhân quyền và tự do cá nhân vốn có vẻ như là kim chỉ nam cho hầu hết
các nền dân chủ lập hiến.
Do
đó, có vẻ như các lợi ích thương mại và lợi ích được đảm bảo khác đang gây thúc
đẩy đáng kể cho việc tập trung kiểm soát nhiều hơn trong các trường hợp khẩn
cấp về sức khỏe, có thể là do cơ hội kiếm lợi nhuận, trong khi ưu tiên dựa trên gánh nặng
bệnh tật và các chuẩn mực nhân quyền dường như là những động lực ít quan trọng
hơn.
7. Ai đứng đằng sau quá trình sửa đổi?
Quyết
định khởi động quy trình sửa đổi được đưa ra bởi Ban điều hành gồm 34 cá nhân
từ các Quốc gia Thành viên được bầu vào tháng 1 năm 2022, tuyên bố cần
phải có hành động khẩn cấp để giải quyết các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe
quốc tế tiềm ẩn.
Như
thông lệ trong hệ thống Liên hợp quốc, quá trình này có thể được xúi giục và hỗ
trợ bởi một nhóm các quốc gia hùng mạnh, hợp tác chặt chẽ với ban thư ký của
WHO để đạt được kết quả mong muốn thông qua quy trình liên chính phủ. Các
sửa đổi được đề xuất trước đó được cơ quan quản lý của WHO, WHA , thảo luận và phê
duyệt vào năm 2022 , đều do
Hoa Kỳ đề xuất. Các đề xuất mới kêu gọi tuân thủ IHR tốt hơn, sự kiểm
soát của WHO và các quốc gia nhiều hơn đối với các hoạt động của công dân
và do đó có ít nhân quyền và tự do hơn cho các cá nhân. Điều này
được thúc đẩy dưới danh nghĩa công bằng và lợi ích lớn hơn, phản ánh các chính
sách được thực hiện để ứng phó với Covid-19 đi ngược lại các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng và các tiêu chuẩn nhân quyền trước đây.
Một
phần của bộ sửa đổi đầu tiên đã được thông qua vào tháng 5 năm 2022 theo sự
đồng thuận thông qua Ủy ban A của WHA lần thứ 75, do đó không có cuộc bỏ phiếu
chính thức. Những sửa đổi này sẽ có hiệu lực sau hai năm (2024), sẽ giảm
thời gian từ chối và bảo lưu đối với các sửa đổi (trong tương lai) đối với IHR
từ 18 tháng xuống còn 10 tháng.
(Ghi chú: riêng ý
tưởng Hiệp ước đại dịch được Tổng giám đốc WHO cho biết là do Charles Michel,
Chủ tịch Hội đồng EU, đưa ra trước đó, vào đầu năm 2021. Điều này dẫn đến nghi
ngờ rằng Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF đứng sau ý tưởng này, vì Charles Michel
leo lên vị trí đó sau khi xuất hiện tại Diễn đàn này, theo Luận
án Tiến sĩ của Lukas Kantor)
8. Điều gì đang được đề xuất nhằm giảm
bớt chủ quyền của Nhà nước và cá nhân?
Một
số đề xuất nhắm tới mở rộng mục đích và phạm vi của IHR đối với “tất cả các rủi
ro có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng” (sửa đổi Điều 2). Các
khuyến nghị không mang tính ràng buộc sẽ trở thành ràng buộc (sửa đổi Điều 1 và Điều 13A mới).
Nhiều
đề xuất nhằm mục đích giảm chủ quyền của các quốc gia và trao cho các
quan chức của WHO (DG, Giám đốc khu vực, nhân viên kỹ thuật) những quyền lực
mới và rộng rãi, bao gồm cả việc ban hành các khuyến nghị mang tính ràng
buộc. Các quốc gia không bác bỏ các sửa đổi “cam kết” thực hiện theo
khuyến nghị của DG (điều 13A). Những điều này đi kèm với các đề xuất nhằm
thiết lập một bộ máy quan liêu y tế công cộng lớn hơn ở cấp quốc gia, khu vực
và quốc tế, cũng như các thực thể và nền tảng mới để giám sát và đảm bảo sự tuân thủ của mỗi Quốc
gia.
Theo
các đề xuất hiện tại, chủ sở hữu tài sản trí tuệ sẽ buộc phải từ bỏ các quyền
độc quyền của mình trong đại dịch khi WHO áp dụng “cơ chế phân bổ ” nhằm đảm bảo khả năng tiếp
cận vật tư y tế một cách công bằng theo quan điểm của WHO (điều 13A mới).
Nếu
được thông qua, Tổng Giám đốc WHO sẽ có thể đưa ra các hạn chế và các biện pháp
khác bất cứ lúc nào đối với bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào.
Quyền tự do thảo luận và phản đối các khuyến nghị của WHO cũng sẽ
bị hạn chế. Các đề xuất kêu gọi WHO và các Quốc gia chống lại thông tin
sai lệch (sửa đổi Điều 44.2), trên giả định rằng kiến thức khoa học và tính
chính xác về sức khỏe cộng đồng xuất phát từ một tổ chức duy nhất và những người cộng tác với tổ chức đó,
thay vì từ một quá trình tìm hiểu và thảo luận cởi mở liên tục.
9. Những khuyến nghị không bắt buộc hiện
tại nào sẽ trở thành bắt buộc?
Khuyến nghị thường trực và khuyến nghị tạm thời, cả hai
hiện chỉ là lời khuyên của WHO và không mang tính ràng buộc, sẽ trở thành ràng buộc (Điều 1 và 13A). Các
khuyến nghị thường trực cũng sẽ bao gồm những khuyến nghị “về khả năng tiếp cận
và tính sẵn có của các sản phẩm, công nghệ và bí quyết y tế, bao gồm cơ chế
phân bổ để tiếp cận công bằng và bình đẳng” (sửa đổi Điều 16), ngụ ý trưng dụng và chuyển giao
bắt buộc các sản phẩm y tế theo yêu cầu của WHO.
Hiện
tại, các Quốc gia có thể đánh giá các sự kiện y tế công cộng và quyết định áp
dụng các biện pháp cũng như chính sách nào. Theo các đề xuất mới, WHO có
thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp, bao gồm cả các mối đe dọa tiềm ẩn mà không cần sự đồng ý của Quốc gia và ra lệnh phải tuân theo các biện pháp y tế công cộng (sửa đổi
Điều 12, Điều 13A mới).
Các
khuyến nghị (điều 18.1) liên quan đến con người bao gồm:
- xem lại lịch sử du lịch ở
các khu vực bị ảnh hưởng;
- xem xét bằng chứng kiểm
tra y tế và mọi phân tích trong phòng thí nghiệm;
- yêu cầu kiểm tra y tế;
- xem xét bằng chứng tiêm
chủng hoặc biện pháp phòng ngừa khác;
- yêu cầu tiêm chủng hoặc điều trị dự phòng khác;
- đặt những người bị nghi
ngờ dưới sự giám sát của cơ quan y tế công cộng;
- thực hiện cách ly hoặc các biện pháp y tế khác đối
với người bị nghi ngờ;
- thực hiện cô lập và điều
trị những người bị ảnh hưởng;
- thực hiện truy vết
những người tiếp xúc với người bị nghi ngờ hoặc người bị ảnh hưởng;
- từ chối nhập cảnh
người bị tình nghi và người bị ảnh hưởng;
- từ chối cho những
người không bị nghi ngờ vào khu vực bị ảnh hưởng; Và
- thực hiện sàng lọc xuất
cảnh và/hoặc hạn chế đối với những người đến từ các khu vực bị ảnh hưởng.
Các
cơ chế tuân thủ mới (Đánh giá định kỳ về sức khỏe toàn cầu, “cơ chế đánh giá
tăng cường đối với IHR”) và các cơ quan chức năng (Ủy ban thực hiện, Ủy ban
tuân thủ) đang được đề xuất để đảm bảo sự tuân thủ của Nhà nước (tương
ứng, sửa đổi Điều 5.1, Điều 53A mới và chương IV mới).
10. Lịch trình ra sao?
Quá
trình sửa đổi nằm trong tay một Nhóm công tác của WHO (WGIHR) có nhiệm vụ hợp
lý hóa, xem xét và đàm phán kết quả liên quan đến hơn 300 sửa đổi được đề xuất. Có thông báo rằng WGIHR sẽ trình văn bản cuối
cùng lên Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 77 vào tháng 5 năm 2024 để xem xét. Nếu được thông qua (cần
có sự đồng ý của 50% số người có mặt), các quốc gia sẽ có 10 tháng để từ
chối, sau đó nó sẽ có hiệu lực đối với các quốc gia không từ chối 2 tháng sau
đó.
11. Những sửa đổi này có khả năng sẽ
được chấp nhận không?
Nếu
được đệ trình để bỏ phiếu, việc thông qua chúng chỉ yêu cầu đa số (>50%)
trong số 194 quốc gia của Hội đồng Y tế Thế giới có mặt và bỏ phiếu (nhưng hiệp
ước về đại dịch sẽ yêu cầu đa số 2/3 số phiếu bầu). Ngoài ra, một ủy ban
của Hội đồng có thể được giao nhiệm vụ đàm phán và đơn giản là đạt được sự đồng
thuận.
Cả
hai con đường dường như đều có khả năng dẫn đến việc được chấp nhận. Để
ngăn chặn điều này, đa số các quốc gia có mặt sẽ cần tích cực bỏ phiếu chống lại họ. Có rất ít sự bất đồng quan điểm
giữa các phái đoàn của các Quốc gia Thành viên, nhưng có khả năng một số từ ngữ
sẽ được tinh chỉnh và một số sửa đổi có thể không được đưa vào cuộc bỏ phiếu
năm 2024.
12. Nó sẽ ảnh hưởng đến người bình
thường như thế nào?
Nếu
các sửa đổi được thông qua, mọi người sẽ bị áp đặt phong tỏa, đóng
cửa biên giới, cách ly, xét nghiệm và tiêm chủng bởi các quan chức WHO tại trụ sở chính (Geneva, Thụy Sĩ) hoặc
Văn phòng khu vực của WHO (sửa đổi Điều 18). Những áp đặt như vậy ảnh
hưởng đến chủ quyền cá nhân và thân thể, bao gồm quyền lựa chọn quản lý y
tế, quyền làm việc, giáo dục, du lịch và tuân theo các thực hành văn hóa, gia
đình và tôn giáo. Kinh nghiệm từ phản ứng với Covid-19 chỉ ra rằng những
hạn chế này có thể được áp dụng bất kể rủi ro của từng cá nhân, bao gồm
cả việc tổ chức tiêm chủng hàng loạt bất kể rủi ro của cá nhân hoặc khả năng
tiếp xúc với bệnh trước đó.
Những
biện pháp này sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia thông qua việc đóng cửa biên giới, hạn chế thương mại và gián đoạn
đường cung ứng. Sự sụt giảm trong thương mại và du lịch quốc tế, yếu tố
đóng góp chính cho nhiều nền kinh tế nhỏ hơn và có GDP thấp, sẽ làm trầm trọng
thêm tình trạng này. Tình trạng nghèo đói gia tăng có liên quan đến giảm tuổi thọ, đặc biệt là tỷ lệ tử vong ở
trẻ sơ sinh cao hơn ở các
nước thu nhập thấp.
Những
sửa đổi mới có thể được sử dụng để bào chữa cho việc thông qua các luật và quy
định hình sự hóa thông tin sai lệch, tức là thông tin và quan điểm trái ngược
với quan điểm của WHO (sửa đổi Điều 44).
13. WHO có khả năng ban hành những yêu cầu
này đến mức nào?
Vào
giữa năm 2022, DG đã tuyên bố PHEIC (tình trạng khẩn cấp y tế quốc tế)
đối với bệnh đậu mùa, trái
với lời
khuyên của Ủy ban khẩn cấp và sau khi chỉ có 5 người chết trên toàn cầu,
trong một nhóm nhân khẩu học được xác định rất rõ ràng. Tuyên bố vẫn được
giữ nguyên cho đến tháng 5 năm 2023, mặc dù chỉ có 140 người chết trên
toàn cầu. (Nhấn mạnh: chỉ có 140
ca tử vong sau 1 năm “được gọi là khẩn cấp”)
Đợt
bùng phát Covid-19 PHEIC tiếp tục kéo dài hơn 3 năm, mặc dù tỷ lệ tử vong chủ
yếu ở tuổi già với một số bệnh đi kèm nhất định, khả năng miễn dịch sau nhiễm bệnh
được chứng minh là có tính bảo vệ cao trong năm
đầu tiên và tỷ lệ tử vong do nhiễm bệnh ở cấp độ toàn cầu chỉ tương đương với bệnh cúm. Hiệp ước đại dịch được đề xuất đi kèm với các
sửa đổi IHR đưa ra khái niệm One Health (Một Sức khỏe), mở
rộng các mối đe dọa tiềm tàng đối với bất kỳ thay đổi tiềm ẩn nào trong
sinh quyển có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của con người, đồng thời
các sửa đổi IHR nhấn mạnh đến việc bao gồm tác hại 'tiềm ẩn', thay vì tác hại
được chứng minh, dẫn đến một phạm vi rất rộng để bao biện cho PHEIC.
Tuyên bố của WHO
về mối đe dọa tiềm tàng của một “đại dịch tiếp theo” không nhất quán với hồ sơ lịch
sử của chính tổ chức này về mức độ hiếm gặp của đại dịch. Các lợi ích thương mại và tư nhân đáng kể thu được từ phản ứng
với Covid-19 cũng tham gia rất nhiều vào chương trình nghị sự khẩn cấp về sức
khỏe và đứng ra chỉ đạo các hoạt động
ứng phó với dịch bệnh của WHO.
Do
đó, rất có thể các tuyên bố PHEIC sẽ được áp dụng với tần suất ngày càng tăng
trong những năm tới vì những tuyên bố này sẽ mang lại lợi ích rõ rệt cho những người có tầm ảnh hưởng đến quá trình
này.
(Ghi chú: đây là “lợi
ích nhóm” trên phạm vi toàn cầu!)
14. Dự thảo hiệp ước đại dịch là gì?
Song
song với quá trình này, một hiệp ước hay ‘hiệp định’ đại dịch (CA+) đang được chuẩn bị với những động cơ tương tự và có khả năng xuất phát từ cùng một nhóm
các quốc gia. Lịch trình tương tự cũng đã được công
bố. Không giống như các sửa đổi được đề xuất có thể được chấp thuận theo
đa số đơn giản hoặc bằng sự đồng thuận, hiệp ước có thể sẽ yêu cầu phiếu tán
thành của ít nhất 2/3 số Quốc gia Thành viên có mặt và bỏ phiếu. Sau đó,
30 quốc gia phải thông qua và nó có thể có hiệu lực sau 30 ngày. Một số
quy định có thể được áp dụng sớm hơn.
15. Việc chuẩn bị cho đại dịch có hợp
lý không?
Đại
dịch đã chiếm một phần quan trọng trong lịch sử loài người. Theo lịch sử,
hầu hết (đại dịch) là do nhiễm trùng do vi khuẩn, thường trở nên trầm trọng hơn do vệ
sinh kém. Những đại dịch như vậy hiện nay đã có thể dễ dàng kiểm soát
được. Trong trận đại dịch nghiêm trọng gần đây nhất, bệnh cúm Tây Ban Nha
năm 1918-19, hầu hết các trường hợp tử vong được cho là xảy ra do nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn mà giờ đây lẽ ra
sẽ được điều trị bằng kháng sinh. WHO chỉ ghi nhận các đại dịch cúm 3 lần trong 100
năm tiếp theo, mỗi đợt có số ca tử
vong ít hơn nhiều so với do bệnh lao hàng năm hiện
nay . Tỷ lệ tử vong trong đợt bùng phát Covid-19 rất khó đánh giá vì
các báo cáo và định nghĩa rất khác biệt, độ tuổi trung bình của người tử
vong là hơn 75 tuổi và phản ứng của y tế công đã làm tăng tỷ lệ tử
vong do các bệnh khác.
Hầu
hết tử vong do Covid-19 đều liên quan đến các bệnh nền nghiêm trọng, đặc
biệt là những bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa như tiểu đường và béo
phì. Có tới 1/3 số ca tử vong liên quan đến Covid cũng có liên quan
đến khả năng miễn dịch bị suy giảm do thiếu vitamin D và các thiếu hụt vi
chất dinh dưỡng khác.
Do
đó, đại dịch là hiếm và có gánh nặng sức khỏe tương đối thấp trong thời kỳ
hiện đại, đặc biệt khi so với gánh nặng bệnh chuyển hóa ngày càng tăng và
các bệnh truyền nhiễm đặc hữu ở các nước thu nhập thấp. Sự chuẩn bị sẵn
sàng, về mặt giảm tỷ lệ tử vong, có lẽ sẽ đạt được tốt nhất bằng cách giải
quyết tình trạng tiềm ẩn về suy giảm khả năng miễn dịch bẩm sinh, bao gồm thiếu
hụt vi chất dinh dưỡng và vitamin, các bệnh chuyển hóa và có thể là cả bệnh
liên quan đến căng thẳng.
Những
cách tiếp cận như vậy cũng mang lại lợi ích sức khỏe rõ rệt giữa các đợt bùng
phát bệnh truyền nhiễm. Như đã được chứng minh qua phản ứng của Covid-19,
rất đáng nghi ngờ liệu việc giám sát, đóng cửa biên
giới, hạn chế hoạt động và tiêm chủng hàng loạt có cải thiện kết quả hay không,
trong khi chúng gây ra chi phí lớn ở các lĩnh vực khác, đặc biệt là đối với
những người có thu nhập thấp. Đây là cơ sở cho lời khuyên của WHO về việc
đóng cửa biên giới và các biện pháp kiểu 'phong tỏa' khác trong hướng dẫn về đại dịch cúm năm 2019.
(Ghi chú: Trong Hướng
dẫn đại dịch cúm năm 2019, trang 3, WHO viết rất rõ là KHÔNG KHUYẾN CÁO TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP đối với việc
Truy vết, Cách ly người tiếp xúc mầm bệnh, Xét nghiệm khi ra vào, Đóng cửa biên
giới. Ở trang 2 ghi rõ ràng những biện pháp này không có bằng chứng về hiệu quả
hoặc bằng chứng cực kỳ thấp, nhưng lại có những hậu quả về kinh tế.)
16. Bạn có thể làm gì?
Để
đánh giá tác động của việc sửa đổi IHR và hiệp ước đại dịch đi kèm sẽ đưa chúng
ta đến đâu, chúng ta cần lùi lại và hỏi thêm một số câu hỏi cơ bản:
Điều
này có giống với quá trình bình đẳng và dân chủ hay giống chủ nghĩa toàn trị?
Liệu
các quan chức của WHO có nên có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở quốc
gia của bạn và ra lệnh các biện pháp
không? Liệu lịch sử của họ trong việc quản lý các đợt dịch gần đây cũng
như xung đột lợi ích và khuynh hướng chính trị của các đơn vị
tài trợ và chỉ đạo chúng có ảnh hưởng đến điều này không?
Chúng
ta có muốn một xã hội có
thể bị đóng cửa bất cứ lúc nào bởi những người không bị kiểm soát trách nhiệm, những người sau đó
có thể yêu cầu chúng ta và con cái chúng ta phải xét nghiệm hàng tuần và
tiêm vắc xin thường xuyên để có thể đi ra công viên không?
Tại
sao lại có sự khẩn cấp phải giảm
bớt quyền tự do hành động và ngôn luận của chúng ta đối với những tình trạng khẩn cấp hiếm gặp? Đây
có phải là cách tiếp cận cuộc sống tốt hơn và cần thiết hơn so với cách tiếp
cận trong hơn 100 năm qua?
Chúng
tôi mời bạn tìm hiểu về điều này và đưa ra ý kiến của riêng bạn.
Chúng
tôi khuyến khích bạn chia sẻ mối quan ngại của mình với các đại biểu được bầu,
lãnh đạo địa phương và những người xung quanh bạn.
Tất
cả chúng tôi sẽ rất vui nếu bạn tham gia vào mối quan tâm toàn cầu về quá trình
này bằng mọi cách có thể. Điều này bao gồm việc khuyến khích thảo luận cởi
mở với hàng xóm và bạn bè.
Tự do không phải là thứ ai đó ban cho bạn, nó là quyền bẩm sinh của
bạn. Nhưng
lịch sử cho chúng ta thấy nó cũng dễ dàng bị đánh cắp.
WHO đã trở
thành công cụ của những kẻ thao túng chúng ta vì lòng tham và tư lợi. Ở các thời
đại trước, con người đã đứng lên chống lại những kẻ tìm cách bóc lột và bắt họ
làm nô lệ, đòi lại quyền lợi và cứu rỗi xã hội cho con cháu họ. Những gì
chúng ta đang đối mặt không phải là mới; xã hội định kỳ phải đối mặt và
vượt qua những thách thức như vậy.
Khuyến nghị đọc:
Trang
web của WHO:
+ Dự thảo Zero về CA+ của WHO để Cơ quan đàm phán liên
chính phủ xem xét tại cuộc họp lần thứ tư
+ Sửa
đổi IHR của WHO, bản lưu trữ web
+ Hiệp ước CA+, bản lưu trữ web của WHO
Bài
viết chọn lọc:
+ Một
bản tóm tắt dành cho các nhà lập pháp về đến WHO và các trường hợp khẩn cấp về
sức khỏe
+ Sửa đổi các quy định y tế quốc tế của WHO:
Hướng dẫn có chú thích
+ Hiệp
ước nguy hiểm nhất từng được đề xuất
- Đề xuất sửa đổi các quy định y tế quốc tế: Phân tích
+ Tại
sao các nhà lập pháp nên bác bỏ hiệp ước đại dịch của WHO
2) HÀNG NGÀN tiếng nói phản đối
Hiệp ước đại dịch/ Điều lệ Y tế quốc tế điều chỉnh của WHO.
2.1. Một số tiếng nói cảnh báo từ các nghị
sĩ, chuyên gia hàng đầu thế giới:
Vì vấn
đề này liên quan đến luật lệ, quy định chứ không phải y tế, nên các chuyên gia
hàng đầu là các nghị sĩ, chính trị gia và các luật sư (chứ không phải bác sĩ).
- Nghị sĩ Marco Rubio (Mỹ), 21/5/2022: “Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép Biden
dùng một ‘Hiệp ước Đại dịch’ để giao
quyền kiểm soát sức khỏe công chúng Mỹ cho WHO thối nát.”
- Thống đốc Ron DeSantis (Florida, Mỹ), 23/5/2022: “Ở Florida, không đời nào chúng tôi sẽ ủng hộ thứ này (Hiệp ước đại dịch) của WHO, chuyện đó sẽ
không bao giờ xảy ra!”
- Dân biểu Ronny Jackson (Mỹ), 23/5/2022: “Hiệp ước đại dịch của WHO PHẢI bị dừng lại. Chúng tôi không thể cho phép chủ quyền quốc
gia của chúng tôi bị GIAO cho các cơ quan cuối
cùng của Liên hợp quốc. Nói KHÔNG với Hiệp ước đại dịch!”
- Nghị sĩ Ron Johnson (Mỹ), 27/5/2022: “Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với các cơ
quan y tế liên bang của chúng ta, đã thất bại thảm hại trong việc ứng phó với
COVID-19. Sự thất bại của nó không nên được tưởng thưởng bằng một hiệp ước quốc
tế mới sẽ làm tăng sức mạnh của nó với cái giá phải trả là chủ quyền của nước Mỹ. Những gì WHO cần là sự chịu trách nhiệm và minh bạch hơn… Chủ quyền nước Mỹ là KHÔNG THỂ ĐÀM PHÁN.”
- Nghị sĩ Alex Antic (Úc), 13/01/2023: “Tổ chức Y tế thế giới đang muốn 194 quốc gia thông qua sửa đổi Điều lệ
Y tế quốc tế và Hiệp ước đại dịch. Những thay đổi này sẽ dẫn tới ràng buộc pháp lý, tăng cường tài trợ và quyền lực của Tổ chức này.
Các Sửa đổi sẽ gây mất mát cho chủ quyền nước
Úc, tạo ra một Bộ máy quan liêu
toàn cầu mới, Chứng chỉ Sức khỏe số, và sự gia tăng quyền lực của Tổ chức Y tế
thế giới. Giờ đây, theo ý tôi, tất
cả những gì tăng cường quyền lực cho Tổ chức Y tế thế giới đều XẤU… Những sửa đổi này đang được đàm phán mà KHÔNG CÓ ý kiến
công chúng… Nếu chúng được
thông qua, những sửa đổi này sẽ dẫn đến sự xói mòn quyền tự do dân sự, quyền riêng
tư và quyền con người… Điều quan trọng là sự nhận biết. Đa số người ta đơn giản là không biết có
chuyện gì đang diễn ra cả… Và chúng
ta cũng cần mọi người viết thư gửi cho các đại biểu quốc hội của họ, đề nghị họ
phản đối Hiệp ước và những Sửa đổi này.”
- Nghị sĩ Malcolm Roberts (Úc), 17/01/2023: “Đề xuất này là một cơn ác mộng
toàn trị chuyên chế. WHO
đang đòi hỏi quyền lực ra lệnh cho nước Úc và chính sách liên bang, bao gồm ra lệnh
phong tỏa, tiêm chủng bắt buộc, đóng cửa biên giới và doanh nghiệp, và tệ nhất
là cách ly bất cứ ai không tuân theo lệnh ép vaccine mới nhất, và cưỡng ép các
quy trình y tế. Với quyền chuyên chế đó, WHO có thể ra lệnh một công ty ngừng sản xuất thuốc. Thảm họa ngăn cấm Ivermectin là một ví dụ về
việc quyền lực này có thể được sử dụng… Các cơ quan y té Úc sẽ báo cáo với WHO
thay vì quốc hội Úc… Nước Úc sẽ phải tuân thủ mọi mệnh lệnh của WHO, nếu không
sẽ đối mặt với ngăn cản xuất khẩu và cấm vận. Những Sửa đổi này thậm
chí còn gạch bỏ nguyên tắc bảo vệ phẩm giá, quyền
con người và tự do cơ bản,
và thay thế chúng với tuyên bố vô nghĩa về Bình đẳng. Điều này phản ánh ý đồ
dùng những Sửa đổi này đi ngược lại với quyền con người và những tự do cơ bản.
Mưu đồ quyền lực đang được thực
hiện trong những phòng họp đóng kín và sẽ được bỏ phiếu tại
Hội nghị Y tế thế giới vào tháng 5/ 2024… Chính phủ không được ký kết chuyển
giao quyền tự chủ của nước Úc cho các cơ quan nước ngoài không qua dân bầu,
những kẻ chịu trách nhiệm cho hàng triệu cái chết trên toàn cầu… Cùng nhau chúng ta có thể đánh bại cơ quan
tội phạm WHO. Chúng ta bác bỏ việc cấp thêm quyền lực cho WHO, và đồng thời hãy
rút khỏi WHO và cả Liên hiệp quốc!”
- Nghị sĩ Andrew Bridgen (Anh), 17/4/2023: “…WHO chưa học được các bài học trong dịch
bệnh vừa qua, và chúng ta đang có nguy cơ giao cho nó (WHO) thêm quyền lực
khiến nó có thể làm quá mức và lặp lại những sai lầm có tính thảm họa này… WHO là một tổ chức siêu quốc gia, không do dân bầu, không
chịu trách nhiệm giải trình, và các
Hiệp ước này sẽ giao cho Tổng thư ký WHO quyền áp đặt có ràng buộc pháp lý, lên các quốc gia thành viên. WHO sẽ có quyền ép những công ty trong đất
nước này hoặc đất nước khác sản xuất những liệu pháp y dược nào đó, và xuất
khẩu đi nơi khác. Nó sẽ có quyền đóng cửa bất cứ doanh nghiệp nào trong đất nước này, bất chấp người dân hay thậm chí Nghị viện này nghĩ
gì! Những hiệp ước này sẽ tước đoạt tất cả những quyền được bảo vệ trong một
quốc gia dân chủ, và nó loại bỏ
luôn Điều số 3 Điều lệ Y tế quốc tế
về tôn trọng quyền và phẩm giá của con người!... ‘One Health’ (Một Sức khỏe) là
một hướng tiếp cận toàn xã hội. WHO
sẽ có khả năng huy động mọi khía cạnh trong xã hội… mọi khía cạnh trong đời
sống của dân chúng. Điều này là khổng lồ. Không
có hiệp ước nào có mức độ ảnh hưởng to lớn hơn.”
- Ts. Ramesh Thakur (cựu Trợ lý Tổng thư ký Liên hiệp quốc), 21/5/2023: “…Tuy nhiên, đây (WHO) lại là cơ quan muốn mở rộng và củng cố quyền lực của mình để điều khiển cuộc sống của chúng ta. Điều trái ngược với những gì hầu hết người phương Tây tin tưởng đối với hệ thống Liên Hợp Quốc là việc thúc đẩy WHO trở thành một bảo mẫu siêu quốc gia được trao quyền hợp pháp để thay thế các quyết định quốc gia về các biện pháp y tế đang được dẫn dắt bởi các chính phủ phương Tây và các tổ chức từ thiện đã nắm giữ tổ chức này, bao gồm cả một Bill Gates. Trên thực tế, nếu không có cuộc nổi dậy do các chính phủ châu Phi lãnh đạo thì nỗ lực này đã thành công vào năm ngoái… Các thanh tra viên của WHO sẽ có quyền vào các quốc gia mà không cần sự đồng ý và kiểm tra việc tuân thủ chỉ thị của họ… Các cuộc “cải cách” tương đương với việc giành lấy quyền lực của WHO nhằm phục vụ lợi ích của các Big Pharma và các Nhà tài trợ lớn…. Việc gấp rút sửa đổi các quy định y tế quốc tế hiện hành đã gặp phải sự phản đối đáng kể từ các nước đang phát triển, Trung Quốc và Nga tại Hội nghị Y tế Thế giới lần thứ 75 (WHA), cơ quan quản lý gồm 196 thành viên của WHO, vào tháng 5 năm ngoái… Đáng chú ý là hầu như không có cuộc tranh luận công khai nào về hậu quả của những hành vi xâm phạm sâu rộng như vậy đối với quyền tự chủ quốc gia, chủ quyền quốc gia và nhân quyền… các nghị sĩ và bộ trưởng cho đến nay vẫn tỏ ra thiếu quan tâm đến việc tìm hiểu xem chính phủ của họ đang đăng ký những gì… Sự thay đổi thuật ngữ trong IHR (dự thảo hiệp ước mới gắn liền với “đại dịch”) từ đại dịch sang “tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm” sẽ giúp WHO dễ dàng hơn trong việc đảm nhận các quyền lực phi thường đối với các cuộc khủng hoảng sức khỏe ngoài đại dịch. Khung pháp lý mới sẽ loại bỏ quyền của các quốc gia có chủ quyền trong việc vạch ra con đường độc lập của riêng họ, giống như việc đóng cửa chuyển trách nhiệm và cơ quan từ cá nhân sang giáo sĩ y tế công cộng.
- Nhóm Nghị
viên Liên minh châu Âu, ngày 12/7/2023 (bao gồm Christine Anderson (Đức),
Cristian Terheș (Romania), Ivan Vilibor Sinčić (Croatia), Mislav Kolakušić (Croatia),
Virginie Joron (Pháp)): “7 công dân dũng cảm từ 7 quốc gia, với sự hỗ trợ
của 5 nghị viên, đã phát động Sáng kiến Công dân Châu Âu (ECI) có tên
"Niềm tin & Tự do" "Trust & Freedom". Sáng kiến
Công dân Châu Âu (ECI) " Trust & Freedom" phản đối Hiệp ước WHO và việc chuyển
giao quyền lực chính phủ cho các tổ chức không được bầu cử, phi chính
phủ và
không minh bạch.”
(với Thông cáo báo chí ngày 06/7/2023)
2.2. HÀNG NGÀN tiếng nói phản đối trên
khắp thế giới:
Một chuyên gia về chủ đề này là James Roguski, ông đã tổng hợp một số đường
link các phong trào/ tổ chức phản đối Điều chỉnh IHR và Hiệp ước đại dịch trong
bài viết “Sự thâu tóm
quyền lực đáng phẫn nộ của WHO” ngày 01/6/2023:
http://WORLDWIDE.ExitTheWHO.com
http://UK.StopTheAmendments.com
http://Australia.StopTheAmendments.com
http://SilenceEqualsConsent.com
http://PORTUGAL.ExitTheWHO.com
https://SouthAfrica1.ExitTheWHO.com
https://RejectDigitalEnslavement.com
https://SilenceEqualsConsent.com
https://StopTheGlobalAgenda.com
…
Một phong trào đáng chú ý là Sovereignty Coalition ở Mỹ, đã đưa ra Tuyên bố Chủ quyền nước Mỹ, và tiến hành thu thập chữ ký ủng hộ.
- Tính tới ngày 24/5/2023, phong trào này đã
thu thập được chữ ký ủng hộ của 57 tổ chức, 250
cá nhân có tên
tuổi và hơn 200 người ủng hộ quốc tế. Điều này có nghĩa là
tổng số người tham gia lên đến HÀNG NGÀN NGƯỜI chỉ riêng phong trào ở Mỹ này.
3) Nhận định:
- Phần cập nhật này đã chỉ ra tài liệu cơ bản đơn
giản, dễ hiểu nhất về việc điều chỉnh Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) và Hiệp ước đại
dịch.
- Bản chất cốt lõi của nó là sự
thâu tóm quyền lực to lớn cho WHO. Với những quy định mơ hồ về phạm vi quyền lực và
khái niệm One Health, WHO có khả năng kiểm soát mọi khía cạnh trong đời sống của tất cả các
quốc gia, nhân danh “bảo vệ sức khỏe”. (xem thêm
chứng minh tại Bài
chính ngày 12/8/2023)
- Quyền lực đó lớn đến nỗi cho phép WHO đạp lên
chủ quyền quốc gia, bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp, sau đó ra
lệnh và kiểm soát tất cả các quốc gia thành
viên phải hành động theo chỉ đạo của mình!
- Hàng ngàn cá nhân, tổ chức khắp nơi trên thế
giới đang lên tiếng về vấn đề này. Nhưng các vấn đề này lại không
được thông tin và thảo luận công khai, và có thể được âm thầm thông qua mà đa số dân chúng không hay
biết gì cả!!!
- Đây là một âm mưu thâu tóm quyền lực ở tầm quốc tế, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền quốc gia lẫn tự do cá nhân. Âm mưu này phải được ngăn chặn, các cơ quan Chính phủ VN phải nói “không” với các Điều chỉnh và Hiệp ước này, và việc rời khỏi tổ chức như WHO là một điều cần thiết.
.
---------------------------------------
Sau khi thổi phồng nguy cơ H1N1 (2009) gấp 800 lần và thổi phồng nguy cơ Covid (2019-) gấp 30 lần (bài 46), tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho ngành dược qua cái chết của hàng triệu người trên khắp thế giới (bài 48), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn không dừng lại, mà còn muốn nắm lấy nhiều quyền lực hơn.
- Điều đó dẫn tới việc WHO tìm cách điều
chỉnh
Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) và đưa ra Hiệp ước Đại dịch, với những điều khoản mới đe dọa chủ
quyền quốc gia và quyền tự do cá nhân của mỗi người.
Bài viết này cảnh báo, chứng minh mối đe dọa này, và tuyên bố không chấp nhận các văn kiện này trong mọi trường hợp. Bài viết gồm nhiều phần.
PHẦN 1: HIỆP ƯỚC ĐẠI DỊCH
WHO ĐE DỌA CHỦ QUYỀN QUỐC GIA!
1. Sự “ràng buộc pháp lý” đe dọa chủ quyền quốc gia!
- Mối đe dọa về chủ quyền quốc gia thể hiện ở
việc Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) vốn chỉ có tính góp ý, thì giờ đây đang được đề
nghị điều chỉnh thành “có
ràng buộc pháp lý”. Điều này được thể hiện rõ trong bản tin báo Quân đội, báo Thanh niên và Thông tấn xã VN…
- Sự “ràng buộc pháp lý” này sẽ mang lại cho WHO quyền lực áp đặt khổng lồ trên mọi khía cạnh về y tế: chính sách, khẩu trang, phong tỏa, xét nghiệm, vaccine… Vì vậy, đây chính là MỐI ĐE DỌA ĐẾN CHỦ QUYỀN QUỐC GIA lẫn TỰ DO CÁ NHÂN của tất cả các nước thành viên.
Người viết khẳng định rằng:
- Người ta chưa cần đọc chi tiết gì về “Điều lệ
Y tế quốc tế” và “Hiệp ước đại dịch”, mà chỉ cần biết 1 điều là sự “góp ý” biến trở thành “ràng
buộc pháp lý”,
thì đó chính là sự ĐE DỌA CHỦ QUYỀN QUỐC GIA và QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA DÂN TỘC!
- WHO không có quyền áp đặt ý kiến của mình về
dịch bệnh, cũng không có quyền áp đặt chính sách chống dịch (sai trái) của mình
lên các nước.
- Nhưng việc sửa đổi Điều lệ Y tế quốc tế và
Hiệp ước đại dịch sẽ mang đến cho WHO quyền lực khổng
lồ đó, và các nước lớn như Mỹ, châu Âu hay các tổ chức như IMF… hoàn
toàn có dư năng lực để áp đặt trừng phạt lên Việt Nam trong trường hợp không tuân
thủ! (cho nên đừng nói chuyện rằng
“WHO không có khả năng áp đặt…”)
Người viết kêu gọi:
- KHÔNG CÓ bất cứ 1 cơ quan nào của Việt Nam được
phép đặt bút ký đồng ý vào các văn kiện trên. Và thậm chí, Việt Nam CẦN
PHẢI THOÁT LY khỏi WHO ngay lập tức!
- Quân đội Nhân dân Việt Nam cần phải đứng ra ngăn chặn
vấn đề này, vì đây là vấn đề về CHỦ QUYỀN QUỐC GIA.
2. Một vài chi tiết trong điều lệ sửa
đổi của WHO về sự ràng buộc pháp lý:
Trang
Hỏi-Đáp của WHO cho biết Điều lệ Y tế IHR được đề xuất điều chỉnh từ tháng 5/2022, và dự
kiến sẽ được thông qua vào tháng 5/2024.
Chứng minh những vấn đề đe dọa chủ quyền quốc gia của việc thay đổi Điều
lệ Y tế Quốc tế (IHR):
- Các nội dung bên dưới trích từ tài liệu Tổng hợp các đề xuất điều
chỉnh Điều lệ Y tế quốc tế IHR phiên bản mới tháng 2/2023, đăng trên website của WHO:
(hoặc tài liệu cũ 2022, 2 phiên bản này có nội
dung tương tự)
Chữ “non-binding” (=“không ràng buộc”):
- Điều 1 (trang 2) của tài liệu có
2
chữ này bị
gạch bỏ => trở thành ràng buộc / bắt buộc.
Chữ “OBLIGATION” (=“nghĩa vụ/ bổn phận”): trong tài liệu, có 20 chữ này.
Ví dụ Điều 4, khoản 1bis (trang 4):
- “Mỗi quốc gia thành viên sẽ thông báo cho WHO về việc
thành lập Cơ quan Chuyên trách Quốc gia, chịu trách nhiệm thực hiện Điều lệ Y
tế quốc tế IHR), sẽ được nhận diện và BỊ BUỘC CHỊU
TRÁCH NHIỆM cho hoạt động của NFP và việc TUÂN
THỦ IHR” (Nhận định: hết sức láo lếu!)
Và toàn bộ phần Phụ lục 10 – Tuân thủ Nghĩa vụ Hợp tác dài 2 trang, ở cuối tài
liệu, là một mớ nghĩa vụ mà một quốc gia sẽ phải cung kính tuân theo WHO, một “điều ước
nhục nhã”
cho bất cứ quốc gia độc lập nào!!
Chữ “COMPLY / COMPLIANCE”
(=“Tuân thủ/ PHỤC TÙNG”):
- Trong tài liệu có 6 chữ “comply” và 24 chữ “compliance”. Một vài ví
dụ:
Điều 13 khoản 4 (trang 12): “Chính phủ thành viên sẽ chấp thuận hoặc từ chối nhận
hỗ trợ TRONG VÒNG 48 GIỜ, và trường hợp từ
chối thì sẽ GIẢI TRÌNH LÝ DO cho WHO…” (Nhận
định: 1 vấn đề quan trọng phải được quyết định và trả lời trong 48 giờ, và nếu không đồng ý, thì
Chính phủ VN sẽ phải giải trình cho WHO? WHO là cái gì???)
Điều 13A khoản 7 (trang 15): “Các Chính phủ sẽ phải CÓ
BIỆN PHÁP đảm bảo rằng các cơ quan phi chính phủ/ dân sự, nhà sản xuất…
sẽ phải TUÂN THỦ với các chính sách của WHO…” (Diễn
giải: WHO bắt buộc Chính phủ, rồi Chính phủ bắt
buộc toàn bộ xã hội tuân theo quy định của WHO!!! )
Điều 53bis (trang 30) “The Compliance Committee”: các quốc gia sẽ phải thành lập “Ủy ban Tuân thủ” để tuân thủ các quy định của WHO cũng như thúc đẩy sự tuân thủ!!!
- Không thể nào diễn tả nỗi sự nhục nhã nếu
phải tuân theo những dòng chữ của cơ quan “Y tế thế giới” này.
…
3. Kết luận (phần 1):
- Từ khóa cần phải nhớ chính là “ràng buộc
pháp lý”.
- Từ khi nào mà một quốc gia độc lập, tự
chủ lại có RÀNG
BUỘC (binding) BỔN PHẬN (obligation) phải PHỤC
TÙNG (comply) những “chỉ đạo” từ WHO, một tổ chức không do người
dân VN nào bầu ra, một tổ chức nhận tiền của tổ chức
núp-bóng-từ-thiện Gates Foundation nhiều hơn từ hàng trăm quốc gia khác??? (Gates Foundation là nhà tài
trợ lớn thứ 2 của WHO!)
Người viết kêu gọi:
-
Toàn bộ tài liệu liên quan của WHO bản dịch tiếng Việt PHẢI ĐƯỢC CÔNG KHAI cho người dân biết.
-
Tất cả người dân VN trong mọi vai trò (đặc biệt là các đại biểu Quốc hội)
PHẢI LÊN TIẾNG về vấn đề này, để bảo vệ độc
lập, tự chủ của đất nước.
-
Không có một tổ chức, cá nhân nào có thể ủng hộ những điều khoản ĐE DỌA CHỦ QUYỀN quốc
gia này!
- Việt Nam phải THOÁT LY khỏi WHO để không bị ràng buộc bởi sự điều chỉnh mang tính thâu tóm quyền lực cực kỳ vô lý này!
Bài viết sẽ tiếp tục được cập nhật trong thời gian tới:
- Dư luận quốc tế, sự phản đối của các bác sĩ,
nghị sĩ, chuyên gia… khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả cựu viên chức WHO, UN…
- Một số phân tích chi tiết hơn về các điều khoản
vô cùng phi lý, áp đặt, xem thường nhân quyền, tự do… của dự thảo IHR và Hiệp ước
đại dịch.
- …
- …
No comments:
Post a Comment