.
--------------------------------
Phương Tây đẩy thêm 1 bước đến với Chiến tranh
thế giới thứ 3:
1) Bất chấp phản đối
của Đức, Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine.
2) Mỹ cập nhật chiến
lược hạt nhân: sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân 3 mặt trận với Nga, Trung Quốc và
Triều Tiên!
1. Bất chấp phản đối của Đức, Nghị viện Châu Âu
bỏ phiếu cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine:
1.1. Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu cung cấp tên
lửa tầm xa cho Ukraine:
Trong mục 7.1. của Phần
2. Chiến sự leo thang (xem bên dưới) người viết đã nói qua về việc
từ cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2024, các nước thuộc NATO và cả Mỹ bắt đầu thay
đổi chính sách và lên tiếng cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa của phương
Tây tấn công vào lãnh thổ Nga. Nga cảnh báo điều này sẽ kéo NATO, châu Âu
và Mỹ vào chiến tranh trực diện. [1]
Ngày 13/9, tân Thủ tướng Anh Keir Starmer, tỏ ra rất
sốt sắng với chiến tranh, đã bay sang Mỹ hội đàm với tổng thống Biden để thúc
đẩy việc cung cấp và cho phép Ukraine dùng tên lửa tầm xa Storm Shadow tấn công
sâu vào lãnh thổ Nga. Biden chùn bước, và hai bên tạm không đạt được thống
nhất. [2] (Ghi chú: Keir Starmer có vợ người Do Thái, mới nhậm chức tháng
7/2024, trước đó là thủ lĩnh phe đối lập.)
Tuy nhiên, ngày 19/9, Nghị viện Châu Âu đã tổ chức bỏ
phiếu và thông qua được nghị quyết thúc đẩy vấn đề này, với 425 phiếu
thuận,131 phiếu chống và 63 phiếu trắng. [3]
Như vậy, phe chủ chiến ở Châu Âu chiếm đa số và
thực sự muốn thúc đẩy chiến tranh.
1.2. Đức phản đối và từ chối cung cấp tên lửa
Taurus cho Ukraine và vụ đường ống Nord Stream:
Hai nước lớn là Anh, Pháp ở xa Nga thì hiện tại rất “quyết
liệt” với chiến tranh. Còn Đức ở gần Nga hơn thì không muốn leo thang thêm.
Hiện tại, dù cùng được xếp vào nhóm tầm xa, nhưng các tên lửa
mà Mỹ, Anh, Pháp cung cấp cho Ukraine chỉ có tầm bắn 160-250km. Trong khi đó,
tên lửa Taurus của Đức có tầm bắn đến 500km, và đó là một trong những lý
do Đức từ chối cung cấp cho Ukraine. [4]
- Lý do là: tầm bắn 500km có thể bắn tới thủ đô
Moskva của Nga. Trong trường hợp Ukraine nhận tên lửa xong bắn đến Moskva, thì
khả năng rất cao Nga sẽ dội tên lửa ngược lại vào Berlin.
=> Bất cứ một chính
trị gia Đức nào còn tỉnh táo cũng không dám giao tên lửa cho Ukraine, bất kể Ukraine
luôn miệng hứa rằng mình sẽ không bắn vào Moskva, mà sẽ chỉ dùng để bắn các cơ
sở quân sự của Nga.
Lòng tin của Đức đối với Ukraine vốn đã tụt dốc, sau khi điều
tra của Đức cho thấy Ukraine có thể chính là thủ phạm đã làm nổ 2 đường ống
Nord Stream từ Nga sang Đức, mạch cung cấp khí đốt cho cả châu Âu! [5]
- Câu chuyện bắt đầu vào tháng 9/2022, khi đường
ống dẫn khí đốt quan trọng dẫn từ Nga đến châu Âu bị nổ tung. Không có bằng
chứng nào nhưng Ukraine (và nhiều nước) nhanh chóng cáo buộc Nga là thủ phạm,
kích động mâu thuẫn giữa Châu Âu và Nga, và kêu gọi Châu Âu ủng hộ Ukraine! [6] Trong khi đó, chính Ukraine lại là phe hưởng lợi nhiều nhất
từ vụ này. [7]
- Rốt cuộc, đến tháng 8/2024, tin tức điều tra của
Đức cho biết người Ukraine là thủ phạm, và có thể nhận lệnh từ chính tư lệnh Zaluzhny
cũng như tổng thống Zelenskyy! [8] Đức phát lệnh truy
nã, nhưng Ba Lan có thể đã cố ý để nghi phạm chạy thoát qua biên giới vào Ukraine!
[5]
Như vậy, với việc Ukraine âm mưu phá hoại đường
ống Nord Stream, “đâm sau lưng” Đức, Dựa vào cái gì để Đức tín nhiệm giao tên
lửa Taurus? Để Ukraine bắn vào Moskva và kéo Đức vào một cuộc chiến trực diện
với Nga??
2) Mỹ cập nhật chiến lược hạt nhân: sẵn sàng
cho 1 cuộc chiến tranh 3 mặt trận với Nga, Trung Quốc và Triều Tiên!
Năm 2023, Bộ Quốc phòng Mỹ có một báo
cáo Quốc hội về Trung quốc.
- Trang 104 của báo cáo cho biết TQ vẫn đang
tăng cường sức mạnh hạt nhân: tháng 5/2023 đã có hơn 500 đầu đạn hạt nhân sẵn
sàng, và dự kiến sẽ có hơn 1.000 đầu đạn vào năm 2023. Ngoài ra, năm 2022 TQ
cũng xây thêm 3 bãi hầm silo, chứa ít nhất 300 hầm silo mới cho tên lửa đạn đạo
xuyên lục địa (ICBM). [9]
Tháng 8/2024, báo chí thế giới cho biết
tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông qua chiến lược hạt nhân mới, trong đó nhấn
mạnh vào năng lực ngăn chặn đồng loạt Nga, Trung Quốc và Triều Tiên cùng 1 lúc.
[10][11]
- Nói cách khác, chiến lược hạt nhân của Mỹ là phải sẵn sàng có khả năng đánh và đánh thắng một cuộc chiến tranh hạt nhân 3 mặt trận!
Mỹ sẵn sàng cho chiến tranh bằng đầu đạn hạt
nhân với công nghệ super-fuze!
Trên thực tế, Mỹ đã và đang ráo riết
chuẩn bị sẵn sàng khả năng đánh phủ đầu hạt nhân, có thể đánh sụp hàng trăm hầm
silo hạt nhân của Nga và Trung Quốc cùng một lúc! [11][12]
- Bệ phóng tên lửa hạt nhân có 2 loại: loại di
động (tàu ngầm…) và loại cố định. Vì tính chất nghiêm trọng của nó, bệ phóng tên
lửa hạt nhân được bảo vệ cực kỳ kiên cố để chống lại bom đạn, được gọi là silo, tiếng Việt gọi là giếng
hạt nhân hay hầm phóng.
- Nếu muốn đánh phủ đầu, Mỹ sẽ bắn tên lửa kèm 1 số lượng đầu đạn hạt nhân vào các hầm silo này. Tuy nhiên, cho dù không bị đánh chặn, thì khả năng phá hủy được các hầm silo này cũng chỉ là 50% vì sai lệch của tên lửa. Tuy nhiên, đến năm 2008, Mỹ đã phát triển được một công nghệ mới gọi là super-fuze, gia tăng khả năng phá hủy silo lên đến 86%. [12]
- Từ đó, Mỹ đã bắt đầu âm thầm trang bị công
nghệ này. Đến cuối 2016, đã có 890 đầu đạn hạt nhân với super-fuze, được
trang bị trên các tàu ngầm tên lửa đạn đạo, sẵn sàng đánh phủ đầu và có khả
năng tiêu diệt cùng lúc hàng trăm hầm silo của Nga và Trung Quốc! [12] Đến thời điểm hiện
tại, thì con số đầu đạn super-fuse không rõ là mấy ngàn!
Ảnh: The Bulletin. |
Đương nhiên phân tích trên chưa tính đến
khả năng đánh chặn, các cơ sở hạt nhân chưa bị lộ, cũng như các tàu ngầm hạt
nhân cơ động của Nga. Tuy nhiên, các phân tích trên vẫn cho thấy 2 điều:
- Một: giới quân sự Mỹ và Châu Âu có cơ sở
để tin rằng mình có thể giành thắng lợi chớp nhoáng và đánh sụp Nga và Trung
Quốc ngay khi chiến tranh bắt đầu! => lòng tin này rất nguy hiểm, vì họ
có thể phiêu lưu và thực sự tìm cách đánh phủ đầu.
- Hai: việc Mỹ tăng cường khả năng phủ đầu hạt
nhân có thể khiến Nga và Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa và tìm giải pháp nguy
hiểm.
Cả hai điều trên đều có
thể dẫn đến hậu quả là một cuộc chiến tranh hạt nhân thực sự trên quy mô
lớn!
3. Nhận định:
- Ukraine là nghi phạm lớn nhất đã cho nổ đường
ống Nord Stream, kích động xung đột Nga – châu Âu, để gài cho châu Âu hỗ trợ
Ukraine chống lại Nga.
- Hiện tại, chính quyền Ukraine không chỉ muốn
phòng thủ, mà còn muốn đánh sâu vào lãnh thổ Nga. Khả năng cao là Ukraine
muốn tiếp tục leo thang chiến tranh, kéo châu Âu và Mỹ lún sâu hơn nữa vào cuộc
chiến tranh với Nga. Ukraine là nước yêu hòa bình và đang tiến hành cuộc chiến
vệ quốc vĩ đại có chính nghĩa? Nên xem lại những thông tin này.
- Theo một số nhận định, thì Ukraine đang là
một cuộc chiến tranh ủy nhiệm của NATO, tương tự chiến tranh Việt Nam. Ngoài
ra, thì Ukraine còn được ví như Israel mới (chính Zelenskyy nói), là yếu
tố gây bất ổn trong khu vực!
- Hiện tại Biden dường như không muốn chiến
tranh vượt quá giới hạn. Tuy nhiên, giới tài phiệt vũ khí có rất nhiều đòn bẩy
và sức ép để hướng tới điều họ muốn. Việc Nghị viện châu Âu tỏ ra hăng hái muốn
leo thang chiến tranh là một ví dụ!
- Tuy nhiên, tạm thời Mỹ đang sắp bước vào bầu
cử, nên nếu không có gì đặc biệt, thì phải chờ bầu cử xong, rồi mới có biến
chuyển thêm. Trump đang dùng chiêu bài hóa giải chiến tranh để tranh cử, dự
kiến sẽ thắng lợi lớn. (Tuy nhiên, sau đó thế giới có hòa bình không thì
lại là một chuyện khác)
.
--------------------------------
Thế chiến thứ ba
“Đại thế trong thiên hạ, tan lâu lại hợp, hợp lâu lại tan” (La Quán Trung)
Hiện nay, phe Trục mới đang dần hình thành với Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và một số nước Hồi giáo (như Iran, Iraq, Ai Cập…) và có thể sẽ có thêm Ấn Độ và khối Ả Rập, thách thức Trật tự thế giới hiện tại của phương Tây, và sẽ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ ba. Bài viết này phân tích bối cảnh lịch sử cũng như sự hình thành thế trận đối đầu hiện nay.
------------------------------------
Phần 1: Bối cảnh lịch sử và sự trỗi dậy của các thế lực
1. Bối cảnh – Sự trỗi dậy và thống trị của phương Tây.
2. Chiến tranh Ukraine - Sự trỗi dậy của Nga.
3. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, BRICS, xu hướng phi Đô-la hóa và cuộc chiến tranh tiền tệ.
4. Nguồn gốc sự thống trị của đồng Đô-la: Thế chiến thứ 2, Cú sốc Nixon và Đô-la dầu mỏ.
5. Các cuộc chiến tranh của Mỹ nhằm kiểm soát dầu mỏ & giữ thế độc quyền mua bán dầu bằng đồng Đô-la.
1. Bối cảnh – Sự trỗi
dậy và thống trị của phương Tây:
Trong thời đại hiện nay, phương Tây, đặc biệt là nước Mỹ, dẫn đầu thế
giới về văn minh vật chất (bao gồm khoa học kỹ thuật, sản xuất, tài chính…).
Tuy nhiên, đó không phải chân lý muôn đời. Sự trỗi dậy của nền văn minh phương
Tây chỉ thực sự bắt đầu từ thời kỳ Phục Hưng.
- Sự ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quân sự đã tạo ra thuốc nổ, súng
ống và những con tàu chiến to lớn… dẫn đến chủ nghĩa thực dân, mà một điểm mốc là chuyến
hải trình tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus năm 1492. [1]
- Mục đích của những chuyến hải trình này không
phải nhằm khám phá thế giới, mà mục đích của nó là đi tìm những vùng đất mới,
tìm vàng và những tuyến hàng hải mới làm giàu cho các đế chế (Anh, Pháp, Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha…) thông qua việc nô dịch hóa người dân khắp thế giới dưới
ách đô hộ của các nước này, và điều đó đã kéo dài trong suốt hàng mấy trăm năm! [1]
Bản đồ tiến trình xâm lược thuộc địa. Nguồn: wikipedia. |
Ngày nay, người Tây phương tự cho mình là văn minh, yêu chuộng hòa bình,
nhưng:
- Các cuộc
chiến tranh của Napoleon đã trải khắp châu Âu, và chỉ bắt đầu kết thúc
sau thất bại nặng nề khi tấn công Nga năm 1812. [2]
- Thế chiến
thứ nhất đã bắt nguồn từ châu Âu, trong đó các nước châu Âu
đã tranh giành thuộc địa, châm ngòi chiến tranh và lan ra khắp thế giới. [3] Một hệ quả quan trọng là
Cách mạng tháng Mười khai sinh ra nước Nga Xô Viết. [4]
- Khoảng 30 năm sau, thế chiến thứ
hai nổ ra, cũng lại do các quốc gia phương Tây gây ra, với Đức, Ý phát
động chiến tranh năm 1939 và Nhật tham gia một năm sau đó. [5] Cột mốc thay đổi tình thế
lại là trận
Stalingrad 1942 và trận Kursk 1943 đều
tại Liên Xô, đẫm máu với hàng triệu người chết. Theo một cách nói, xương máu
của Liên Xô đã góp phần chặn đứng cuộc chiến tranh thế giới do các nước phương
Tây gây ra. [6]
- Sau 2 cuộc chiến tranh thế giới, sức mạnh của
châu Âu suy yếu, Đế quốc Anh phải nhường địa vị thống trị thế giới lại cho nước
Mỹ. Nước
Mỹ đã mạnh lên nhờ hai cuộc thế chiến! Lý do là vì nước này chỉ gặp thiệt hại tối thiểu trong các cuộc chiến (chiến
sự không nổ ra trên đất Mỹ), sau đó lại gặp cơ hội xuất khẩu hàng hóa và
cho vay khắp thế giới phục vụ nhu cầu tái thiết sau chiến tranh. [5b]
- Từ đó, một “Trật tự thế giới mới” được hình thành, dẫn đầu
bởi Mỹ, theo sau là phương Tây. Trật tự này được xây dựng trên thế độc
quyền của đồng Đô-la và những cuộc chiến tranh kiểm soát dầu mỏ của Mỹ. (Vấn đề này sẽ
được phân tích chi tiết tại mục 4 và 5 của bài viết.)
- Trật tự này đã gặp phải sự thách thức từ các
nước theo Chủ nghĩa Cộng sản, dẫn đầu bởi Liên Xô. Thế đối đầu Đông – Tây hay
Cộng Sản – Tư Bản này được gọi là Chiến tranh Lạnh, kéo dài suốt nửa sau thế
kỷ 20, và chỉ kết thúc năm 1991 với sự tan rã của Liên Xô. [7]
Bản đồ chiến tranh lạnh. Nguồn: Maps for WHAP. |
2. Chiến tranh Ukraine
- Sự trỗi dậy của Nga:
Như đã nói, nửa sau thế kỷ 20 chứng kiến sự cạnh tranh của 2 phe Tư bản
và Cộng sản, trong một cuộc đối đầu gọi là Chiến tranh lạnh. Đây được xem là một cuộc
xung đột gay gắt về “ý thức hệ”. [7]
- Nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt là hệ quả của sự đối đầu này, bao gồm Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh Triều Tiên.
Năm 1991, phe Cộng sản thoái trào với sự tan rã của Liên bang Xô Viết.
- 15 quốc gia ngày nay thuộc Liên Xô cũ bao
gồm: Nga,
Ukraine,
Belarus, Armenia, Azerbaijan, Estonia, Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva,
Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan.
Các quốc gia hậu Xô Viết. Nguồn: Wikipedia. |
Năm 2014, nước Nga một lần nữa trỗi dậy, với việc sáp nhập Crimea
từ Ukraine. [9]
Tháng 02/2022, Nga tấn công Ukraine. [10] Đến nay chiến sự vẫn chưa
kết thúc.
- Báo chí phương Tây gọi đây là một cuộc xâm lược, nhưng Nga cho biết đây là phản ứng đáp lại mối đe dọa từ việc NATO mở rộng về phía đông, xâm phạm “lằn ranh đỏ” của Nga. [10][11]
Hai bài phân tích đặc biệt có giá trị của cựu Phó Tổng thư ký Liên hiệp
quốc, Gs. Ramesh Thakur có nêu lên quan điểm này. [12][13]
- Ông trích dẫn lời của cựu Tổng bí thư Liên Xô
Mikhail Gorbachev, rằng việc NATO mở rộng về phía đông “vi phạm tinh thần của các thỏa thuận đạt được trong
quá trình hợp nhất nước Đức, và làm xói mòn lòng
tin giữa đôi bên mà khó khăn lắm mới xây dựng được”. [14][15] Các tài liệu từ Thư khố An
ninh quốc gia Mỹ được giải mật trước đó vào năm 2017 cũng xác nhận việc hàng
loạt các lãnh đạo phương Tây đã liên tục trấn an Liên Xô về việc không mở rộng
NATO sang phía đông. [16][17] Putin đã sớm bày tỏ sự tức
giận trước sự bội ước này của phương Tây từ năm 2017,[18] thậm chí là từ tận 2007,[19] chứ không phải đến năm
2022 mới dùng nó như một cái cớ đánh Ukraine như báo chí phương Tây nói.
Bản đồ quá trình "Đông tiến" của NATO. Nguồn: VNexpress. |
- Ông chỉ ra rằng ngay từ năm 2008, chính Giám đốc CIA cũng nhận định rằng Nga coi sự mở rộng (về phía đông) của NATO là một mối đe dọa nghiêm trọng, và đã cảnh báo nhiều lần về việc này. [20] Tuy nhiên, NATO đã phớt lờ những lời cảnh báo này, và chỉ 2 tháng sau đã tuyên bố kết nạp Ukraine và Georgia! [21] Phẫn nộ với việc này, Putin đã cho biết sẽ chia tách Crimea, [22] và 6 năm sau, năm 2014, chuyện đó đã trở thành sự thật! [23]
- Ông tóm tắt chính xác vấn đề này như sau: “Hành động của Putin ở Ukraine rất tệ hại, nhưng Nga đã bị NATO khiêu khích một cách nghiêm trọng.”, [12] và “Không ai có thể tuyên bố rằng Nga đã không cảnh báo phương Tây
dừng lại.”
[13]
- Tham khảo thêm bài báo của The Independent
trích dẫn ra đến hàng chục chuyên gia đối ngoại lừng danh của phương Tây (bao gồm nhiều Bộ trưởng
Quốc phòng/ Ngoại giao, giám đốc CIA…) đã sớm phản đối việc NATO mở rộng về phía đông,
xâm phạm ranh giới đỏ của Nga, và cảnh báo rõ rằng điều này sẽ gây nên phản ứng
bạo động từ phía Nga. [110] Đây là
điều dễ hiểu và đã được cảnh báo rất nhiều lần, từ rất lâu rồi!
Người đọc nên đọc kỹ 2 bài viết trên của Gs. Ramesh Thakur để hiểu thêm
diễn biến cũng như xu thế chính trị toàn cầu từ thời Chiến tranh lạnh.
- Tình hình thế giới năm 2022 có thể đã khác,
nếu phương Tây biết “lắng nghe kỹ hơn” như Putin đã yêu cầu từ năm 2005.[24] Một bàn tay không thể vỗ
nên tiếng - tính đạo đức giả, sự cao ngạo xem thường và liên tục xâm phạm giới
hạn của đối phương từ phương Tây không phải lý do duy nhất, nhưng đã góp phần
dẫn tới các phản ứng bạo động của Nga, cục diện đối đầu hiện nay và chiến tranh
thế giới trong tương lai.
Bên cạnh xung đột quân sự, các lệnh trừng phạt, bao vây kinh tế chỉ càng
làm Nga tăng thêm quyết tâm trỗi dậy và thoát khỏi sự áp chế của phương Tây.
- Để tránh các đòn kinh tế này, Nga đã tích cực
hợp tác với Trung Quốc trong việc xây dựng BRICS, thúc đẩy các hệ thống tài chính cũng
như quá trình “phi Đô-la hóa” và tham gia vào một cuộc
chiến tranh tiền tệ (ngầm) trên quy mô toàn cầu hiện nay.
- Mục 3 tiếp theo sẽ nói về vấn đề này.
3. Sự trỗi dậy của
Trung Quốc, BRICS, xu hướng phi Đô-la hóa và cuộc chiến tranh tiền tệ:
Sau Chiến tranh lạnh, tuy tạm thời suy yếu, nhưng nước Nga không thể bị
hạ gục hoàn toàn vì là một siêu cường quân sự, với kho vũ khí hạt nhân lớn nhất
thế giới, [25] đủ để khiến châu Âu/ NATO
sợ hãi cũng như Mỹ phải e dè.[26] [27][28]
Khác với Nga, Trung Quốc lại trỗi dậy như một cường quốc về kinh tế. Năm
2010, kinh tế Trung Quốc xếp hạng 2 toàn cầu, bắt đầu đuổi theo vị trí số 1 của
Mỹ. [8]
- Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đến từ thực
tế là nước này đã trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới từ năm 2009. [29] Năm 2020, tổng giá trị
xuất khẩu của Trung Quốc đạt 2,72 ngàn tỉ USD, nhiều hơn gần 30% so với 2,12 ngàn tỉ
USD của Mỹ!
[30]
Quá trình trở thành nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới của TQ. Nguồn: APJJF. |
Cũng vào năm 2009, các nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil đã họp lại lập
nên một tổ chức liên chính phủ, đến năm 2010 thêm Nam Phi, gọi là BRICS, với mục đích hợp tác phát
triển kinh tế giữa các nước này. [31]
- Năm 2024, có thêm Ai Cập, Ethiopia, Iran và
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UEA) tham gia. [31] Đây là các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (trừ
Ethiopia).
Bản đồ BRICS vs G7. Nguồn: statista. |
Sự thành lập BRICS dường như nhắm đến việc vượt qua Mỹ và phương Tây về
mặt kinh tế.
- Một nước đi chiến lược trong đó là “phi Đô-la hóa” (de-dollarisation) hay gọi nôm na là “thoát
Đô-la”, nhằm giảm sự lệ thuộc vào đồng Đô-la của Mỹ (USD). [31]
Thực tế là kể từ năm 2018, khi Mỹ phát động chiến tranh thương mại với
Trung Quốc, thì đã có một cuộc chiến tranh tiền tệ âm thầm diễn ra. Mục 4 tiếp
theo sẽ làm rõ nguồn gốc của sự thống trị của đồng Đô-la, từ đó giải thích được
tại sao lại có phong trào phi Đô-la hóa lan rộng hiện nay. (sang phần II sẽ
nói rõ hơn về cuộc chiến tranh tiền tệ)
4. Nguồn gốc sự thống
trị của đồng Đô-la: Thế chiến thứ 2, Cú sốc Nixon và Đô-la dầu mỏ:
Trước khi đồng Đô-la Mỹ được dùng làm dự trữ ngoại hối quốc tế như hiện
nay, đồng
Bảng Anh (bản vị vàng) đã giữ một vai trò tương tự. [32]
- Sau 2 cuộc thế chiến, châu Âu và nước Anh
thiệt hại nghiêm trọng, nước Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới nhờ ít thiệt
hại và tận dụng được cơ hội xuất khẩu hàng hóa cho cả thế giới. [5b]
- Năm 1944, tại Hội nghị Bretton Woods, đồng Đô-la Mỹ được chọn
làm đồng
tiền dự trữ quốc tế. [33]
- Lưu ý rằng đồng USD lúc này theo chế độ bản
vị vàng.
Bản vị vàng tức là tiền in ra phải được bảo đảm bằng vàng, và tiền được cam kết
quy đổi thành vàng khi cần. [34][35] Đây vốn là điều kiện rất
quan trọng để một loại tiền tệ được chấp nhận vì vàng đảm bảo giá trị của đồng
tiền. (chứ không phải chỉ là tờ giấy lộn mà giá trị của nó được đặt trên cơ
sở “niềm tin”, và có thể mất giá bất cứ lúc nào)
Tuy nhiên, vào năm 1971, một “bước ngoặc lịch sử” đã xảy ra, được
gọi là “cú sốc Nixon”, tức là việc đồng Đô-la tách khỏi vàng và trở thành “tiền pháp
định”
(fiat currency), trích: [35][36]
- “Vào đầu tháng 8/1971, Pháp đã cử một tàu
chiến đến New York để “hồi hương” số vàng của mình. Vài ngày sau, vào ngày
15/8, Tổng thống Richard Nixon xuất hiện trên kênh truyền hình quốc gia và
thông báo rằng Mỹ sẽ không tiếp tục quy đổi USD ra vàng
nữa.
Như vậy, cái gọi là “cửa sổ vàng” đã khép lại.
- Ông Nixon khi ấy cho biết biện pháp
này sẽ chỉ là tạm thời, nhưng “cửa sổ vàng” không bao giờ được mở lại. Bằng cách tách đồng USD
khỏi vàng và bãi bỏ Thỏa thuận Bretton Woods, Mỹ sẽ phát hành đồng USD như đồng
tiền pháp định. Thế giới giờ đây chỉ có thể tin tưởng Mỹ sẽ là người quản lý
tốt đồng tiền dự trữ của thế giới.”
- “Quyết định của Nixon bị xem là vi phạm Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
(GATT). Tuy nhiên, với những ký ức về cuộc chiến tiền tệ lần thứ nhất cùng vai
trò của Mỹ trong việc bảo vệ Nhật Bản và Tây Âu về mặt quân sự cũng như là đối
trọng với Liên Xô, những đối tác của Mỹ đã chùn bước trước viễn cảnh một cuộc
chiến tranh thương mại. Nhật Bản và châu Âu chỉ đơn giản chấp nhận việc phá giá
USD.”
- Nhiều
người xem đây là một cú lừa thế kỷ. [37][38] [39]
Việc thoát ly bản vị vàng chắc chắn sẽ dẫn đến việc các quốc gia bất tín
nhiệm và giảm sử dụng đồng Đô-la Mỹ. Do đó, để đảm bảo vị thế thống trị của
đồng Đô-la, trong những năm 1972-1975, Mỹ đã tìm cách thỏa thuận với các quốc
gia dầu hỏa (Ả Rập Xê Út và OPEC…), để các nước này chỉ mua bán dầu bằng đồng
Đô-la. Chế độ này được gọi là “Đô-la dầu mỏ” (petrodollar). [40][41] [42]
- Dầu mỏ, hay “vàng đen”, là nhiên liệu đốt cơ
sở mà cả thế giới hiện nay dùng để vận hành. Nói cách khác, thay vì “bản vị
vàng” đồng Đô-la đã sử dụng một chế độ “bản vị dầu mỏ”, và việc độc quyền
mua bán dầu
bằng đồng tiền này đã mang lại lợi thế không thể bị thay thế, từ đó duy trì
được vị trí thống trị của đồng Đô-la cũng như nước Mỹ trong suốt 50 năm qua. (Trên thế giới khó thấy ở đâu có nhiều
những “thiên tài” tài chính như Mỹ, với đủ những thủ đoạn cao siêu)
Cơ chế Đô-la dầu mỏ. Nguồn: Financial Sense. |
5. Các cuộc chiến tranh
của Mỹ nhằm kiểm soát dầu mỏ & giữ thế độc quyền mua bán dầu bằng đồng
Đô-la:
Trong vài chục năm gần đây, Mỹ đã có vô số những lần can thiệp (quân sự/ tài chính/ tình
báo…) vào các quốc gia khác nhau trên khắp thế giới, [43][44] [45][46] nhiều tờ báo tiếng Việt cũng
có nói về vấn đề này. [47][48] [49][50]
Trong đó, đã có nhiều cuộc chiến tranh bắt nguồn từ việc Mỹ theo đuổi
lợi ích về dầu mỏ và kiểm soát việc mua bán dầu
bằng đồng Đô-la.
- Các cuộc chiến được đề cập trong phần này
gồm: Iran, Iraq, Libya, Venezuela và Trung Quốc. (chỉ là một phần nhỏ những
gì Mỹ đã gây ra)
- Việc nhìn lại những sự kiện này sẽ giúp làm
sáng tỏ phần nào những mâu thuẫn dai dẳng tại Trung Đông, sự thù địch với nước
Mỹ và hậu quả là mấy chục năm sau (ngày nay) dẫn tới một Liên minh
chống lại Mỹ và phương Tây.
i) Đầu tiên, Iran:
Iran là quốc gia có trữ
lượng dầu mỏ đứng thứ 3 thế giới. [51]
- Trong thế chiến thứ hai, Iran tuyên bố trung
lập nhưng bị xem là thân Đức. Năm 1941, liên quân Anh-Liên Xô xâm lược Iran, đưa Hoàng đế mới lên ngôi,
dùng dầu
mỏ và vị
trí chiến lược của nước này phục vụ chiến tranh. [52]
- Mỹ cũng chú ý đến Iran, và năm 1953, CIA
Mỹ và MI6 của Anh đã hỗ trợ cuộc đảo chính chính
phủ Iran, vị
Thủ tướng đương nhiệm được lòng dân Mosaddegh bị giam lỏng đến chết. Đây là sự
thật đã được bạch hóa sau 60 năm. [53][54] [55] Sau cuộc đảo chính, Mỹ và Anh mỗi
nước kiểm soát 40% dầu mỏ của Iran. [55]
Thủ tướng Mosaddegh. Nguồn: Egypt Today. |
- Sau đảo chính, Chính phủ Iran mới do Mỹ ủng
hộ đương nhiên là thân Mỹ, gần như là con rối của Mỹ (Anh đã suy yếu). Điều này
chỉ thay đổi vào năm 1979, khi cuộc Cách mạng Hồi giáo nổ ra, kết thúc triều đại
quân chủ cuối cùng tại Iran. [56]
- Chỉ một năm sau, năm 1980, Iraq tiến
hành xâm lược Iran, kéo dài 8 năm, [57] mà trong đó Iran lại được
sự hậu thuẫn của Mỹ! [58][59] [59][60]
Như vậy, hết đảo chính rồi đến chiến tranh, sự thù địch của Iran đối với
phương Tây ngày nay là hoàn toàn dễ hiểu và do chính phương Tây gây ra. Ngày nay, Iran là một nước
“thù địch” với Mỹ, và là nguồn cung dầu lớn cho Trung Quốc.
ii) Iraq:
Iraq là quốc gia có trữ
lượng dầu mỏ đứng thứ 5 thế giới. [51]
Năm 1990, Iraq (vốn là đồng minh được Mỹ hỗ trợ trong chiến tranh
Iran-Iraq) đã phạm phải một sai lầm chiến lược khi tấn công Kuwait.
- Mỹ dẫn đầu phương Tây đã có phản ứng mạnh mẽ,
ngoài mặt thì là vì Kuwait, nhưng thực chất đã đổ quân vào bảo vệ Ả Rập Xê Út
(chiến dịch “Lá chắn sa mạc”) theo các thỏa thuận về Đô-la
dầu mỏ
trước đó, đồng thời kiểm soát giá dầu. Đây được gọi là cuộc “Chiến tranh
vùng vịnh”. [61][62] [63]
- Loạt bài (9 kỳ) của Báo Tin tức chỉ ra
những dấu hiệu cho thấy rằng Mỹ đã biết trước nhưng không ngăn cản mà để cho sự
việc xảy ra, nhằm tạo cớ nhảy vào kiểm soát khu vực này. [64] Giả thuyết này không hẳn
là không có lý. Iraq phạm phải sai lầm khi tin tưởng vào Mỹ!
Hơn 10 năm sau đó, năm 2003, Mỹ lại đổ quân tấn công Iraq, bắt giết tổng thống Saddam Hussein, với cái cớ (bịa đặt) là nước
này có “vũ khí hủy diệt hàng loạt”. [65][66]
- Sự thật là KHÔNG có bất cứ “vũ khí hủy diệt hàng
loạt” nào
cả, [65][66] dù hàng trăm cuộc điều tra
đã được thực hiện. [67] Và báo cáo năm 2005 của chính Ủy ban Tình báo Mỹ rốt
cuộc xác nhận rằng tin đồn về “vũ khí hủy diệt hàng loạt” là hoàn toàn sai!! [68][69]
Ảnh "Vì sao cuộc chiến Iraq lại là vì Dầu mỏ". Nguồn: CNN. |
- Nhiều người tin rằng lý do thực sự khiến Mỹ lật đổ
chính quyền Saddam là vì ông này đã cả gan bán dầu
lấy đồng Euro thay vì Đô-la Mỹ, [70][71] [72] cũng như dùng dầu mỏ để đặt điều kiện
với Israel và phương Tây. [73]
- Việc hi sinh xương máu người Mỹ để kiểm soát
dầu mỏ tại Iraq đã tạo nên những cuộc biểu tình phản đối mạnh mẽ với hàng trăm
ngàn người tham gia cùng các khẩu hiệu như “không đổi máu lấy dầu”. [74][75] Người Iraq cũng như chính
phủ Iraq cho biết Mỹ vi phạm chủ quyền nước này, cũng như đã yêu cầu Mỹ nhanh
chóng rút đi. [76]
Ảnh "Hàng triệu người phản đối cuộc xâm lược Iraq". Nguồn: Al Jazeera. |
IBC ước tính số dân thường thiệt mạng trong 20 năm là hơn 200.000,
còn nghiên cứu trên Lancet ước tính đến 600.000 người chết, chưa kể cả trăm ngàn binh lính!
Và đó là hậu quả của cuộc chiến do Mỹ gây ra! [77]
iii) Libya:
Cựu tổng thống Muammar Gaddafi của Libya bị phương Tây xem
là kẻ độc tài. Tuy nhiên, nhờ có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi,[51] Libya vốn là
một quốc gia giàu có, thậm chí từng có thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả Mỹ và EU từ
nửa cuối những năm 60 đến nửa đầu 80. [78][79]
- Trước khi bị lật đổ, bản thân ông Gaddafi
cũng được xem là người nổi bật trên trường quốc tế, được ‘người hùng Nam Phi’ Nelson Mandela ca ngợi
(và còn đặt tên cháu mình là Gadaffi). Ông là người đưa ra ý tưởng
thành lập Liên minh châu Phi, [80] và được bầu làm chủ tịch
thứ 7 của tổ chức này vào năm 2009. [81] Gaddafi thậm chí còn có
phát biểu lớn về một “Hiệp chúng quốc châu Phi”, hộ chiếu và đồng tiền chung
của châu Phi…
[81][82]
- Một trong những di sản đáng chú ý mà ông để
lại là ‘Dòng sông Nhân tạo Vĩ đại’ (GMMR), tức là hệ thống ống dẫn
nước ngầm lớn nhất thế giới băng qua sa mạc, dù dang dở nhưng vẫn đang phục vụ
tưới tiêu và nước uống cho người dân Libya. Hệ thống còn được ví như ‘kỳ
quan thứ 8 của nhân loại’, và có thể tồn tại hàng trăm năm. [83][84] [85]
'Dòng sông Nhân tạo Vĩ đại' và Muammar Gaddafi. Nguồn: Elseman Abay. |
Tuy nhiên, năm 2011, liên quân NATO do Mỹ, Anh, Pháp đứng đầu đã phát động chiến tranh Libya, tổng thống Muammar Gaddafi bị
phiến quân bắt và giết chết. [86] (chuyện tương tự cũng
xảy ra với ông Ngô Đình Diệm, tổng thống Việt Nam Cộng hòa, còn cựu thủ tướng
Iran thì may mắn hơn, chỉ bị giam lỏng đến chết)
- Sau khi Mỹ và NATO can thiệp, suốt hơn một
thập kỷ sau đó, Libya đã chìm trong chiến tranh hỗn loạn, đói nghèo và máu chảy
khắp nơi. Người dân nước này tiếc nuối quá khứ không thể tìm lại được. [87a][87b] Nghiên cứu cho biết, nội
chiến sau cuộc lật đổ dẫn tới hơn 16.000 người chết và 42.000 thương vong chỉ trong 5 năm (và chưa
kết thúc). [88]
- Bỏ qua vô số lời đơm đặt về Gaddafi, thì đầu
năm 2016, với hơn 3.000 email của cựu ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton được công
bố, người ta đã xác định được rằng nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của Gaddafi chính
là việc chính phủ ông dự kiến sử dụng 143 tấn vàng dự trữ để thiết lập đồng Dinar bản vị vàng làm đồng tiền chung cho
toàn châu Phi, và sẽ dùng đồng tiền này để mua bán
dầu thay Đô-la. [89] [90a][90b] [91]
Ngoài
ra, ông còn toan tính lập Quỹ Tiền tệ châu Phi để thay Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) của Tây phương. [87][91]
Email gửi Hilary Clinton, cho thấy lý do thật sự của việc lật đổ Gaddafi. |
- Đó là một thách thức nghiêm trọng đến địa vị
độc tôn của đồng Đô-la và Đô-la dầu mỏ, và là một nguyên nhân hợp logic dẫn đến
cái chết của Gaddafi. Một số tờ báo Việt Nam cũng nêu nghi ngờ này,[71] [92][93] và còn cho biết quỹ 30 tỉ
USD để thực hiện việc này đã bị chính phủ Obama siết mất khi hỗn loạn!! [87]
Gaddafi đã có những ý tưởng và kế hoạch to lớn cho châu Phi, nhưng phương
Tây đã không cho nó xảy ra!
iv) Venezuela:
Venezuela là quốc gia Trung Mỹ có trữ lượng dầu mỏ số 1 thế giới. [51]
Tuy nhiên, từ năm 2010, nước này lâm vào khủng hoảng kinh tế, [94] mà đặc biệt là vào năm
2018, với siêu lạm phát hơn 100.000%! [95]
- Khủng hoảng của Venezuela có nhiều nguyên
nhân (không phải do phương Tây). Tuy nhiên, các cấm vận của Mỹ đã có nhiều ảnh
hưởng xấu góp phần vào chuyện này. [96]
- Đến tháng 9/2017, Venezuela tuyên bố không chấp nhận đồng Đô-la Mỹ khi mua bán dầu, [97] gây lo sợ cho các chuyên
gia. [98] Và đúng như lo sợ, từ sau
đó, Mỹ
liên tục áp đặt lệnh cấm vận, trừng phạt Venezuela, không chỉ với các quan chức
chính phủ mà còn cấm vận Tập đoàn Dầu khí
tức là nguồn thu nhập chính của nước này! [99]
- Một tổ chức Mỹ đưa ra báo cáo phân tích cho
biết các lệnh trừng phạt này đã ảnh hưởng nặng nề đến Venezuela, [100] thậm chí có khả năng
là nguyên nhân lớn dẫn đến siêu lạm phát năm 2018, xảy ra ngay sau khi nước
này dám động đến cơ chế PetroDollar!
- Nghèo đói, thiếu thuốc men… dẫn đến cái chết.
Báo cáo của CERP (Mỹ) ước tính các lệnh trừng phạt này làm gia tăng 40.000 cái
chết chỉ
trong hai năm 2017 và 2018. [101][102] [103]
Đến đầu 2020, Alfred de Zayas, cựu thư ký của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp
Quốc ước tính con số này là 100.000 người chết, và gọi các lệnh
trừng phạt này là một tội ác chống lại loài người! [103][104] [105]
Biểu tình phản đối Mỹ. Nguồn: Venezuela Analysis. |
Như vậy, tương tự Iraq và Libya, Venezuela cũng đã bị trừng phạt vì không
tuân thủ quy tắc PetroDollar của Mỹ, và các lệnh trừng phạt mà Mỹ nhân danh “chống
độc tài” không
mang lại lợi ích gì cho người dân mà chỉ khiến họ thêm nghèo đói và chết nhiều
hơn!!
v) Trung Quốc:
Cuối 2017, khi Venezuala tuyên bố không dùng Đô-la trong mua bán dầu nữa,
thì họ dùng đã đồng Nhân dân tệ. Nga và Iran cũng đã chấp nhận mua bán dầu bằng
đồng tiền này. [101]
-
Việc mua bán dầu bằng đồng Nguyên (Nhân dân tệ) thay vì bằng đồng Đô-la
được gọi là PetroYuan, được công bố vào cuối 2017 [101][102], với hợp đồng dài hạn đầu
tiên vào tháng 3/2018. [103][104]
- Để tạo uy tín, tiền bán dầu có thể được quy đổi sang
vàng tại Sàn giao dịch Vàng tại Thượng
Hải
(lớn nhất thế giới) và tại Hồng Kông. [105] Vẫn còn khá sớm để kết
luận, tuy nhiên, nhiều người tin rằng điều này có thể dẫn đến ngày tàn của
Đô-la dầu mỏ và cả sự thống trị của đồng Đô-la. [106][107]
Ảnh quảng cáo PetroYuan. Nguồn: Rashmee. |
Tương tự trước đó, đương nhiên là Mỹ không khoanh tay đứng nhìn.
- Ngay trong cùng tháng 3/2018, Mỹ phát động cuộc Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, với các biện pháp như đánh
thuế sản phẩm, cấm cung cấp chip và phần mềm cho Trung Quốc… Đáng chú ý rằng
các phân tích cho biết cuộc chiến do Mỹ phát động này có thể ảnh hưởng dây
chuyền, làm GDP Việt Nam giảm hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm! [108][109]
- Có nhiều lý do được Mỹ đưa ra khi gây chiến
tranh thương mại với Trung Quốc. Nhưng rõ ràng nếu nhìn vào các ví dụ trước đó,
và thời điểm nổ ra cuộc chiến này (ngay trong cùng 1 tháng), thì rõ ràng
lý
do thực sự lại chính là vì Trung Quốc đã thách thức
Đô-la dầu mỏ. Chỉ khác là Trung Quốc có vũ khí hạt nhân, không dễ bị bắt nạt như 2
nước kia (Iraq, Libya), nên Mỹ không dám tấn công quân sự mà chỉ tấn công kinh
tế.
Như vậy, sau mấy chục năm chiến tranh triệt hạ đối thủ để giữ thế độc
quyền của Đô-la dầu mỏ (PetroDollar), đối thủ thách thức cơ chế này là PetroYuan đã ra đời, dẫn đầu bởi
Trung Quốc cùng với các nước Nga, Iran, Venezuala…
6. Tạm kết phần 1:
- Sự trỗi dậy và thống trị của phương Tây đã kéo
dài được khoảng 500 năm. Sự thống trị này không phải chỉ nhờ vào “văn minh khoa
học” và “nền dân chủ”, mà nó còn được xây dựng trên những cuộc xâm lược đẫm máu, chủ nghĩa
thực dân kéo dài nhiều thế kỷ, 2 cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc và những
thủ đoạn bất chính nhằm giữ vững thế độc quyền của đồng Đô-la.
- Nước Mỹ không phải một nhà từ thiện, mà là một “bá chủ” của thế giới hiện đại,
với sách lược “Cây
gậy và Củ cà rốt”. Nếu thuận theo Mỹ, thì có thể nhận được lợi ích tiền
bạc nhanh chóng (củ cà rốt); còn nếu bất tuân, thì đối mặt nguy cơ chiến tranh
và trừng phạt (cây gậy).
- Bài viết này chỉ mới đề cập vài trường hợp
(phần nổi của tảng băng), nhưng cũng đủ cho thấy rằng: trong vài chục năm gần
đây, chính
sách can thiệp và trừng phạt của Mỹ đã là nguyên nhân của hàng trăm ngàn hoặc cả triệu cái chết và tình
trạng hỗn loạn, đói nghèo tại nhiều quốc gia khác nhau. Trong khi đó, Mỹ (phương Tây)
không bao giờ bị trừng phạt, và mọi tội lỗi đều được nhanh chóng quên đi vì kiểm
soát được truyền thông!
- Sự bất mãn của Nga, Trung Quốc, Triều Tiên,
các nước Hồi giáo… đối với phương Tây đang làm hình thành thế trận đối đầu gay
gắt và sẽ dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ ba. Và thậm chí Ấn Độ và khối
Ả Rập cũng có khả năng sẽ tham gia vào liên minh này.
- Phương Đông đang trỗi dậy với các thế lực thách thức
Trật tự thế giới hiện tại của phương Tây. Nga đang đối đầu phương Tây về mặt
quân sự, với quy mô chiến tranh vẫn còn được kiểm soát. Trung Quốc thì đối đầu
về mặt kinh tế. Hai quốc gia này đang lôi kéo các nước Trung Đông, châu Phi và
nhiều quốc gia đang phát triển khác tham gia vào BRICS, với một lý do rất hợp
lý: phát triển kinh tế, giảm sự lệ thuộc vào đồng Đô-la.
- Phần 2 tiếp theo sẽ phân tích về tình hình
hiện tại và tương lai gần, với xu thế phi Đô-la hóa và sự hình thành của Phe
Trục mới.
------------------------------------
Phần
2: Chiến sự leo thang
Phần 2 này phân tích các cuộc chiến tranh đang xảy ra, sự leo thang của chúng sẽ dẫn tới chiến tranh thế giới thứ ba và chiến tranh hạt nhân. Do bài dài hơn dự kiến, nên sang phần 3 mới nói về Chiến tranh tiền tệ và Sự hình thành của phe Trục mới. Các nội dung chính của phần này:
7.2. Nhận định về lý do phương Tây muốn leo thang chiến tranh
8.2. Israel - Iran:
8.3. Houthi - Israel:
8.4. Khối Ả Rập và dầu mỏ
9.2. Đài Loan
9.3. Hàng trăm cơ sở quân sự Mỹ khắp thế giới
Bản đồ WWIII (giả định). Nguồn: wikimedia. |
7. Chiến tranh Nga –
Ukraine:
7.1. Chiến tranh Nga – Ukraine leo
thang, có thể trở thành chiến tranh thế giới:
Như đã viết qua trong phần 1 (mục 2), trong khoảng 20 năm sau khi Liên Xô
sụp đổ, phương Tây đã cố tình lờ đi cam kết của mình và liên tục mở rộng về hướng
Đông bao vây Nga, bất chấp vô số lời cảnh báo từ chính các chuyên gia đối ngoại
phương Tây, rằng đó là một sai lầm và sẽ kích động nước Nga khi xâm phạm lằn
ranh đỏ này. [110]
- Điều này cuối cùng đã dẫn đến một cuộc chiến tranh
ủy nhiệm
tại Ukraine, không khác mấy chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên của
thế kỷ trước.
- Trong khoảng 02 năm đầu, cuộc chiến còn
được giới hạn trên lãnh thổ Ukraine. Mỹ và NATO viện trợ vũ khí và tiền bạc cho
Ukraine, nhưng chỉ cho phép phòng ngự và đánh trả trên lãnh thổ Ukraine, nhưng không
cho phép dùng vũ khí phương Tây để tấn công vào lãnh thổ của Nga. Đây cũng là
một lằn ranh đỏ khác mà Nga đã đặt ra, và cũng đã nhiều lần cảnh cáo NATO rằng
việc xâm phạm sẽ leo thang chiến tranh ra ngoài phạm vi Ukraine. [111]
- Tuy nhiên, đến cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm
2024, tình thế thay đổi, khi các nước thuộc NATO và cả Mỹ bắt đầu thay đổi
chính sách và lên tiếng cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa của
phương Tây tấn công vào lãnh thổ Nga. Nhiều nhận định cho biết điều này có nghĩa là
chiến tranh sẽ leo thang, và một cuộc xung đột trực diện giữa NATO và Nga sẽ
dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ ba, thậm chí là chiến tranh hạt nhân. [112][113]
- Những người tỉnh táo cực lực phản đối chính sách leo thang này, bao gồm chính thành viên NATO là Ý. Trong đó, Phó Thủ tướng Ý đã phản đối chuyện này cực kỳ gay gắt, thậm chí bảo những người muốn chiến tranh như Tổng thư ký NATO và Tổng thống Pháp nên tự mình đến Ukraine mà chiến đấu. [114]
- Nga nói rõ rằng: việc sử dụng vũ khí tầm xa
đánh vào lãnh thổ Nga cần phải sử dụng đến hệ thống vệ tinh cũng như chuyên gia
kỹ thuật của phương Tây. [115] Điều này có nghĩa: thực chất
NATO hoặc Mỹ mới là thủ phạm thực sự thực hiện cuộc tấn công (nếu có), mà
Ukraine chỉ là cái vỏ bọc. Và do đó, nếu có cuộc tấn công tầm xa nào vào lãnh thổ Nga, thì đương
nhiên Nga có quyền đáp trả (vào phương Tây) và chiến tranh sẽ leo thang, thậm
chí sẽ sử dụng đến vũ khí hạt nhân. [116]
Rõ ràng Putin muốn ngăn chặn phương Tây leo thang chiến tranh, khi nhiều
lần cố gắng lý luận và cảnh cáo, nhưng chỉ nhận lại sự chế nhạo! Các biểu hiện
đều cho thấy phương Tây muốn leo thang chiến tranh chứ không hề
muốn dừng lại và đàm phán!
- Sự thật là trong hơn 02 năm của cuộc xung
đột, trừ một vài đàm phán giữa Nga và Ukraine vào năm 2022, thì NATO cũng
như Mỹ chưa bao giờ ngồi lại với Nga để tìm
cách hòa giải và dàn xếp kết thúc chiến tranh! [117]
- Trong khi đó, không chỉ Nga mà cả Trung Quốc
là kẻ ngoài cuộc cũng đã nhiều lần nỗ lực hòa giải và đưa ra các đề nghị để lập
lại hòa bình, nhưng không thành công! [117] Ngày 07/3/2023, ngoại
trưởng Trung Quốc Tần Cương nói rằng Trung Quốc đã cố gắng kêu gọi đàm phán hòa
bình, nhưng những nỗ lực này luôn bị phá hoại, và “Dường như có một bàn tay vô hình đang
thúc đẩy sự kéo dài và leo thang xung đột”! [118]
- Và trong khi mà Putin còn đang cố gắng lý
luận và cảnh cáo phương Tây, thì một bản kế hoạch của NATO đã được tiết lộ.
Theo đó, ngay từ tháng 7/2023, NATO đã lên kế hoạch huy động 300.000
quân
sẵn sàng chiến đấu, cùng với 5 tuyến đường vận chuyển quân Mỹ (qua Na Uy, Hà
Lan, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ), bao vây Nga trên khắp các mặt trận chứ không phải
riêng Ukraine! [119a][119b] [120][121] Và một nguồn tin lọt ra
cho biết NATO cũng có một kế hoạch khác về việc kích hoạt 100.000 quân xung quanh Ukraine! [122]
Bản đồ chiến lược chiến đấu với Nga. Nguồn Daily Mail. |
Điều đó có nghĩa là NATO đã có chiến lược chiến tranh và chuẩn bị từ gần
một năm trước khi có những tuyên bố leo thang chiến sự, chứ hoàn toàn không
phải một giải pháp tình thế mới được đưa ra!
- Tóm lại, sự thật đúng như lời chính trị gia
Pháp mà Báo Dân Trí đã trích dẫn: “NATO đang kéo EU vào Thế chiến 3” [112]
Ngày 5/6/2024, Putin đưa ra lập luận “gậy ông đập lưng ông”, và tuyên bố rằng: nếu
phương Tây có thể đưa Ukraine vũ khí để tấn công vào Nga, thì Nga cũng có thể
làm điều tương tự, và đưa vũ khí cho các quốc gia đồng minh khác để tấn công
vào phương Tây! [123] Đây có lẽ là nỗ lực cảnh
cáo cuối cùng để ngăn chặn xung đột leo thang dẫn đến chiến tranh thế giới.
- Để phương Tây thật sự lắng nghe và biết rằng
mình không dọa suông, ngay ngày hôm sau (6/6), Nga đã thông báo về việc đưa một nhóm tàu
hải quân có tàu ngầm hạt nhân (chạy bằng hạt nhân, không mang vũ khí hạt nhân) đến Cuba vào tuần sau. [124]
- Sự kiện này khiến người ta nhớ lại khủng
hoảng hạt nhân Cuba năm 1962, khi mà Mỹ triển khai tên lửa hạt nhân ở Ý và Thổ
Nhĩ Kỳ, thì Xô Viết đã đáp trả lại bằng cách đưa tên lửa hạt nhân đến Cuba. Sự kiện này
suýt nữa đã kéo thế giới vào một cuộc chiến tranh hạt nhân! [125a][125b]
- Hiện tại, nguy cơ của một cuộc
chiến tranh hạt nhân là rất lớn, với hàng ngàn đầu đạn hạt nhân được gắn trên các tên lửa
xuyên lục địa, bắn ra từ Mỹ, Nga và Trung Quốc! Khả năng bắn hạ tên lửa xuyên
lục địa là rất thấp (dưới 50%), do đó đây sẽ là một thảm họa.
Ảnh khủng hoảng hạt nhân Cuba từ tài liệu giải mật của CIA. |
Như vậy, bất cứ ai có đầu óc tỉnh táo đều hiểu rằng phương Tây đang “đùa
với lửa” khi cố gắng thách thức nước Nga! Một cuộc chiến hỗn loạn trên quy mô
toàn cầu dễ dàng xảy ra với việc chuyển giao vũ khí tầm xa để tấn công một quốc
gia thù địch nào đó.
- Liệu các chính trị gia phương Tây có tỉnh táo lại
không? Nếu
không (khả năng cao), thì tháng 6/2024 sẽ là mốc đánh dấu sự leo thang của
chiến tranh, và sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới. Lịch sử sẽ ghi chép rằng
phương Tây đã kích động tạo ra cuộc chiến này!
7.2. Nhận định về lý do phương Tây
muốn leo thang chiến tranh:
Tại sao phương Tây lại muốn leo thang chiến tranh? - Chỉ có giới tinh hoa chính trị phương Tây biết rõ lý do, nhưng ta có thể thử suy luận về điều đó.
Giả thuyết 1: Giới tài phiệt vũ khí phương Tây muốn leo thang chiến
tranh để kiếm thêm lợi nhuận.
- Trong các cuộc chiến, tài phiệt vũ khí là những
kẻ hưởng lợi. Và vì vậy, đây thường là thế lực giật dây trong bóng tối gây gia
tăng xung đột dẫn đến các cuộc chiến với mục đích đơn giản là để bán vũ khí.
- Giả thuyết này khá dễ hiểu. Theo giả thuyết này
thì không có nhiều thuyết âm mưu (trừ việc cuộc chiến nổ ra là có giật dây), mà chiến tranh thế giới nổ ra sẽ chỉ là sự leo thang
bị mất kiểm soát!
- Tuy nhiên, với giả thuyết này, thì nhiều khả
năng là phương Tây sẽ kiềm chế lại, và không muốn cuộc chiến đi ngoài tầm kiểm
soát.
Giả thuyết 2: Bởi vì theo tình hình hiện tại, nếu để
thêm một vài năm nữa, chắc chắn phương Tây sẽ không còn có thể kiềm chế Nga,
Trung Quốc và đồng minh nữa! (điều này sẽ được làm rõ
trong phần 2 này cũng như phần 3 kế tiếp)
- Theo giả thuyết này, thì đánh nhanh thắng
nhanh là cần thiết nếu phương Tây muốn nắm giữ vị thế kiểm soát trật tự thế
giới của mình.
- Nếu giả thuyết này đúng, thì phương Tây sẽ hạ quyết tâm đánh bại Nga, Trung Quốc để giữ quyền kiểm soát trật tự thế giới hiện tại, bất chấp dẫn đến chiến tranh thế giới. Đây là giả thuyết sẽ được phân tích thêm.
Một vũ khí cực mạnh mà Mỹ có thể triệt hạ đối thủ mà không cần súng đạn,
đó là trừng phạt thương mại. (xem lại mục 5 phần 1 về Venezuela)
- Năm 2018, Mỹ đã phát động chiến tranh thương
mại với Trung Quốc. Và khi chiến tranh Ukraine nổ ra năm 2022, phương Tây cũng
đã áp đặt hàng loạt cấm vận và trừng phạt thương mại lên Nga.
=> Khả năng cao là phương
Tây đã muốn dùng chiến tranh Ukraine như một cái cớ để triệt hạ và làm Nga sụp
đổ bằng đòn kinh tế này.
- Tuy nhiên, kế hoạch này đã hoàn toàn thất bại, khi kinh tế Nga và Trung Quốc vẫn đứng vững, bằng cách hỗ trợ lẫn nhau cũng như “xoay trục” nền kinh tế sang các nước đang phát triển! Nga thậm chí còn ăn miếng trả miếng với phương Tây. Rốt cuộc chính kế hoạch này lại tạo ra một mối nguy hiểm vô cùng cho lớn cho tương lai tài chính của phương Tây! (Điều này sẽ được phân tích sâu hơn ở phần 3 tiếp theo về Cuộc chiến tranh tiền tệ.)
- Thêm vào đó, vào năm 2023, phương Tây cũng đặt
hi vọng rất lớn vào cuộc phản
công của Ukraine. Nhưng cuối cùng phản công thất bại và Ukraine vẫn nằm ở thế yếu trong cuộc
chiến! [126]
=> Như vậy, giải pháp kinh tế đã thất bại, chiến tranh ủy nhiệm với
Nga theo các quy tắc hiện tại cũng không giành được thắng lợi! Vì thế, phương Tây
buộc phải tìm đến những giải pháp khác nếu muốn đánh bại Nga, và đó là lý do của
việc thay đổi quy tắc cuộc chơi và leo thang chiến sự!
8. Chiến tranh Trung
Đông:
Trung Đông là khu vực có xung đột vũ trang dai dẳng gần 80 năm nay, từ khi
“giải pháp hai-nhà-nước” cho phép người Do Thái
được định cư ở Palestine, đã kéo theo xung đột giữa người Hồi giáo (Palestine, Ả Rập và nhiều quốc gia khác)
và người Do Thái (Israel). [127] Vấn đề này cực kỳ phức tạp
và khó nói rõ ai đúng ai sai, mà có lẽ cả 2 bên đều có cái sai của mình. Chiến
sự tại khu vực này cũng liên quan đến sự hình thành phe Trục mới, vì các quốc
gia (Hồi giáo) đối đầu với phương Tây và Israel sẽ liên minh lại với nhau!
8.1. Hamas - Israel:
Phong trào Hồi giáo Hamas hình thành từ những năm 1980s và đã kiểm soát dải
Gaza (thuộc Palestine) suốt 2 thập kỷ qua. Tháng 10/2023, Hamas đã phát động một
đợt tấn công lớn vào Israel. Israel nhanh chóng trả đũa, và chỉ trong 3 ngày
đầu tiên đã có hơn 1.100 người tử vong ở cả 2 phía, [128] dẫn đến chiến tranh
Israel-Hamas. [129]
- Điều đáng nói là bởi vì có những lý do sâu
xa, như sự “đàn áp” của người Do Thái Israel đối với người Hồi giáo Palestine,
nên mặc dù Hamas phát động tấn công trước, nhưng nhiều nước Hồi giáo trong khu
vực (Ả Rập Xê út, Iran…) vẫn ủng hộ nhóm này. [130][131] Nhiều cuộc biểu tình ủng
hộ người Palestine đã nổ ra tại Trung Đông. [130][132] Cái nhìn đa chiều cũng như
hiểu biết về lịch sử khu vực là cần thiết, vì không phải hễ phương Tây ủng hộ
Israel thì là Israel đúng.
- Sự thật là các cuộc trả đũa của Israel gây ra
số người chết khủng khiếp. Theo một thống kê, tính đến tháng 5/2024, phía
Israel có hơn 1.400 người chết, còn phía Hamas thì có hơn 35.000 người Palestine
thiệt mạng
và gần 80.000 người bị thương. [133] Tức là người Palestine
chết gấp 20 lần người Israel! Và cuộc xâm lược của Israel đã tạo nên một thảm họa nhân
đạo khi hơn 1 triệu người dân Palestine phải di
tản để tị nạn chiến tranh! [134]
- Chính vì vậy, Nam Phi và Tây Ban Nha đã kiện
chính phủ Israel ra Tòa án quốc tế vì tội ác diệt chủng ở dải Gaza. [135] Kết quả là Tòa án Công
lý quốc tế (ICJ) phán quyết yêu cầu Israel ngừng chiến dịch quân sự, còn Trưởng công tố
của Tòa
án Hình sự quốc tế (ICC) thì đề nghị truy nã và bắt giữ thủ tướng Israel là ông Netanyahu. [136]
- Báo chí phương Tây hả hê chê cười Putin khi
ông này bị ICC truy nã, thì giờ điều tương tự xảy ra với quốc gia đồng minh
thân thiết của Mỹ! Và Mỹ chính thức thể hiện rằng mình sẵn sàng đạp lên pháp
luật quốc tế,
khi ngay lập tức lớn tiếng phản đối ICC, [137] thậm chí còn đưa ra dự
luật trừng phạt ICC và Hạ viện cũng đã đã bỏ phiếu thông qua! [138]
Bên cạnh đó, đầu năm 2024, một tin tức gây sốc được tiết lộ bởi chính
Trưởng phòng chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu.
- Đó là: chính Israel đã bí mật tạo
ra và góp tiền tại trợ cho Hamas! Mục đích của việc này là nhằm ngăn cản sự thành
lập một Nhà nước Palestine bởi Tổ chức Giải phóng Palestine! [139][140] [141] Đây là một đòn thế cao
siêu trong chính trị, khi tạo ra cái gọi là “đối lập có kiểm soát”. Do đó, không rõ Hamas
đánh thật hay đánh giả, nhưng nếu là đánh thật, thì cũng là do Israel tạo ra!
- Sự việc này khiến người ta nhớ lại rằng chính
Mỹ đã tài trợ vũ khí cho tổ chức khủng bố al-Qaeda và Bin Laden (nhằm chống Xô Viết). [142][143] [144][145] Và sau này, chính lãnh đạo
Cuba- ông Fidel Castro công khai trích dẫn Wikileaks, cho biết Bin Laden lại là
một điệp
viên CIA Mỹ,
với các hoạt động “khủng bố có mục đích” nhằm tạo ra các kịch bản giúp chính
phủ Mỹ đạt được những mục tiêu nhất định!! [146][147]
- Các hoạt động tình báo đầy rẫy những âm mưu,
và không hề đơn giản như những thông tin trên mặt báo. Sự thật là hàng tỉ người
trên thế giới thường xuyên bị dắt mũi bởi các thông tin báo chí mà không hề hay
biết.
8.2. Israel - Iran:
Ngoài cuộc chiến giữa người Do thái Israel và người Hồi giáo Palestine,
thì năm 2024 tại khu vực này còn có một cuộc xung đột đáng chú ý khác, đó là xung đột Iran – Israel. [148]
- Cũng như xung đột Hamas, vấn đề có nguyên
nhân sâu xa và dai dẳng, nhưng tựu chung thì đó cũng là xung
đột giữa người Do Thái và người Hồi giáo. Trong phạm
vi bài viết không bàn thêm về những chuyện quá khứ, mà chỉ nhấn mạnh vào sự leo
thang trong năm 2024.
- Ngày 20/01/2024, Israel đã thực hiện không
kích để ám sát Thiếu tướng tình báo Sadegh Omidzadeh khi ông này đang ở thủ đô Syria, giết
chết ít nhất 10 người. [149]
- Ngày 01/4/2024, Israel lại cho ném bom vào đại sứ quán Iran ở
Syria, ít nhất 14 người chết và Trung tướng Mohammad Reza Zahedi. [150] Việc tấn công vào đại sứ
quán khiến nhiều quốc gia lên án mạnh mẽ (“hai nước giao tranh không giết sứ
giả”), bao gồm Nga và Trung Quốc, tuy nhiên, Mỹ lấp lửng bao che cho đồng
minh Israel. [151]
- Ngày 13/4/2024, Iran thực hiện tấn công Israel với hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái. Tuy nhiên, đây là một cuộc trả đũa rất có kiềm chế,
vì Iran đã thông báo cho Israel trước 03 ngày, giúp Israel dễ dàng đánh chặn, thay
vì bí mật tấn công. [152]
- Tuy vậy, Israel vẫn tiếp tục trả đũa Iran
(bằng tên lửa từ máy bay không người lái), dù tương đối có kiềm chế. [153]
- Iran dường như không muốn leo thang chiến
tranh, nên không có hành động quân sự đáp trả nào. Tuy vậy, đến ngày 03/6/2024,
Israel lại tiếp tục không kích giết chết một cố vấn quân sự Iran. [154]
- Iran cảnh báo rất cứng rắn, [155] và có lẽ đây sẽ là một
bước leo thang của chiến tranh Trung Đông. Hành động tấn công, ám sát
tướng lĩnh mà Israel thực hiện đương nhiên là không thể chấp nhận được đối với
bất cứ một quốc gia nào, nhưng nước này lại liên tục làm điều đó!
8.3. Houthi - Israel:
Yemen là một quốc gia Trung Đông giáp Ả Rập Xê Út và biển Đỏ. Houthi là một nhóm vũ trang Hồi
giáo nổi dậy ở Yemen, hình thành từ những năm 1990s, phát triển mạnh từ năm
2004 và trở thành cuộc nội chiến Yemen từ năm 2014 kéo dài cho đến
hiện tại. [156]
- Tháng 10/2023, Houthi bắt đầu tấn công Israel
bằng tên lửa và máy bay không người lái. [157][158] Lý do của sự việc này là
vì Houthi
ủng hộ Hamas
(cùng là người Hồi giáo), chống lại sự tấn công của Israel. [158] Tính đến tháng 5/2024,
Houthi tuyên bố đã thực hiện hơn 150 cuộc tấn công vào các mục tiêu Israel. [159]
- Israel cùng một lúc có chiến tranh với cả Hamas
(Palestine), Iran và Houthi cho thấy rõ nước này là một ngòi nổ bất ổn trong
khu vực (chưa xét lỗi nằm ở đâu).
Ảnh vị trí Israel, Houthi và eo biển Đỏ. Nguồn: Economist. |
Bên cạnh đó, Houthi cũng gây ra bất ổn giao thương lớn trong khu vực, khi thường xuyên tấn công
các tàu hàng của phương Tây thậm chí khống chế biển Đỏ, gọi là Khủng hoảng biển Đỏ! [160][161]
- Houthi thậm chí tấn công luôn tàu sân bay của
Mỹ [162] mà phương Tây dường như
bất lực trong việc ngăn chặn lực lượng này, [161][163] đến mức phải tìm cách đi
đường vòng qua ngõ phía Bắc của Nga! [161][164]
- Sự bất lực này có lẽ cho thấy sự suy yếu về
quân sự của phương Tây.
Thông tin cho biết rằng Houthi có tài trợ và vũ khí từ Iran và Bắc Triều Tiên. [165]
- Với Iran thì quá dễ hiểu: Iran có xung đột
với Israel và phương Tây, và cùng là quốc gia Hồi giáo.
- Còn đối với Triều Tiên, vốn không liên quan
khu vực này, thì có thể xem nước này là một phần của “phe Trục mới” cùng với
Nga, Trung Quốc, Iran… tạo ra một liên minh đối kháng với phương Tây.
8.4. Khối Ả Rập và dầu mỏ:
Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong khu vực này chính là dầu
mỏ, mà lại
nằm ở các quốc gia Hồi giáo.
- Trong số các quốc gia dầu mỏ, Iran và Iraq
thù địch hẳn với Mỹ vì sự can thiệp trong quá khứ. Khối Ả Rập thì lại có quan
hệ phức tạp hơn, vì có “giao ước” Đô-la dầu mỏ với Mỹ. (xem lại phần 1 bài này)
Tuy nhiên, với tình hình căng thẳng leo thang và mâu thuẫn với người Do
Thái Israel, thì khối Ả Rập ngày càng bất mãn với phương Tây. [166]
- Nhằm xoa dịu và thúc đẩy quan hệ với khối Ả
Rập, từ năm 2022, tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần đích thân bay đến Ả Rập.
Tuy nhiên, các cuộc gặp gần như không đem lại kết quả nào cả! [167][168] Và đến tháng 6/2024 thì rất
rõ ràng rằng các nước Ả Rập không còn nhận lệnh từ Mỹ nữa! [169]
- Nguyên nhân chính là Israel, đồng minh thân cận này của
Mỹ lại là kẻ thù chung của các quốc gia Hồi giáo trong khu vực! [168][169]
Thái tử Ả Rập Xê Út và Tổng thống Mỹ. Ảnh: SCMP. |
Trong khi đó, Ả Rập Xê Út đã có bước tiến dàn xếp các mâu thuẫn của mình
tại khu vực.
- Ả Rập Xê Út và Iran vốn có mâu thuẫn từ thế kỷ
trước, nhưng đến tháng 3/2023, hai nước đã chính thức nối lại quan hệ ngoại
giao. [170]
- Tương tự, Ả Rập Xê Út cũng có mâu thuẫn và
xung đột với Houthi (được Iran tài trợ) từ khoảng năm 2015, nhưng đến tháng
9/2023 cũng đã tiến hành các cuộc hòa đàm với Houthi. [171] Và do đó, họ đã từ
chối tham
gia liên minh tấn công Houthi của các nước phương Tây. [172]
Sang đầu năm 2024 thì Ả Rập Xê Út và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
(UAE) đã gia nhập khối BRICS! [31]
=> Tất cả những điều trên
cho thấy rằng khối Ả Rập đang xa rời phương Tây, mà nguyên nhân chủ yếu
chính là quốc gia Do Thái Israel với sự căng thẳng mà nước này tạo ra trong khu
vực.
Người viết dự đoán rằng: trong tương lai, khối Ả Rập cũng sẽ chuyển hẳn
sang đối địch với Israel và phương Tây, và sẽ tham gia vào “phe Trục mới” của Nga, Trung Quốc (với
các nước BRICS và các quốc gia đang phát triển).
- Một dấu mốc quan trọng trong việc quay lưng
với phương Tây trong tương lai có thể là việc Ả Rập Xê Út từ bỏ Đô-la dầu mỏ, và chuyển sang bán dầu lấy
các ngoại tệ khác.
- Điều này lại có liên quan đến cuộc Chiến
tranh tiền tệ (ngầm), mà sẽ được làm rõ hơn ở các phần 3 tiếp theo.
9. Nguy cơ tiềm ẩn: Triều
Tiên, Đài Loan và hàng trăm cơ sở quân sự Mỹ khắp thế giới:
9.1. Triều Tiên:
Hàn Quốc (Nam Hàn) và Triều Tiên (Bắc Hàn) là hai quốc gia bị chia tách
từ Chiến tranh Triều tiên những năm 1950-1953.
- Trong chiến tranh lạnh, Hàn Quốc theo phe Tư
bản, còn Triều Tiên theo khối Cộng sản. Trên thế giới có 2 quốc gia từng xảy ra
tình trạng tương tự nhưng đã thống nhất đất nước. Đó là Việt Nam từ 1975 theo
hướng Cộng sản (“chiến thắng mùa xuân”), còn Đức thì từ 1989 theo hướng Tư bản
(“bức tường Berlin” sụp đổ).
- Trong khi đó, từ năm 1953, Hàn Quốc và Triều
Tiên có ký thỏa thuận đình chiến nhưng vẫn chưa kết thúc chiến tranh, và đôi
khi vẫn có xung đột tại biên giới. [173]
Ngày nay, Triều Tiên được phương Tây xem là một nhân tố bất ổn, nhưng không có giải pháp
xử lý triệt để vì nước này có vũ khí hạt nhân, và thường xuyên thử nghiệm vũ
khí. [174]
- Hiện tại, Triều Tiên là một đồng minh thân
cận với các nước Nga, Trung Quốc, Iran… cũng như có quan hệ ngoại giao với
khoảng 160 quốc gia, trong đó hầu hết là các nước đang phát triển. [175]
Gần đây, nước này đã có những động thái đáng chú ý:
- Ngày 5/3/2024, Triều Tiên lên tiếng cảnh báo
nguy cơ chiến tranh hạt nhân. [176]
- Ngày 10/4/2024, nước này tuyên bố sẵn
sàng cho kịch bản chiến tranh. [176]
Rõ ràng chiến tranh thế giới là gần ngay trước mắt, Triều Tiên cũng thấy
được điều đó. Và khi chiến tranh nổ ra, có thể tin chắc rằng nước này là một
phần của “phe Trục mới” của Nga, Trung Quốc, Iran… và các quốc gia không theo phương Tây.
- Khi thế chiến nổ ra, đối tượng tấn công đầu
tiên của Triều Tiên chắc chắn sẽ là Hàn Quốc!
9.2. Đài Loan:
Đài Loan là một quốc đảo ở phía Đông của Trung Quốc. Tùy
theo góc nhìn, mà nó là một quốc gia độc lập, hay một phần của Trung Quốc. [177]
- Vào những năm 1927-1950, xảy ra Nội chiến Trung Quốc, kết quả là Mao Trạch Đông
chiến thắng, thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; còn Trung Hoa
Dân Quốc
của Tưởng Giới Thạch thất bại và phải chạy sang Đài Loan. [177][178]
- Năm 1945, Trung Hoa Dân Quốc là một nước tham
gia thành lập Liên Hợp Quốc, và thậm chí còn từng là thành viên thường trực Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. [177]
- Năm 1970, trong một chiến lược
gây chia rẽ Liên Xô và Trung Quốc, Mỹ đã đến Trung Quốc đại lục, tiến hành “ngoại giao bóng bàn”, và sau đó chiếc ghế Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc của Đài Loan đã được chuyển sang cho Trung Quốc đại
lục. Từ sau năm 1971, Đài Loan bị hạn chế xem là một quốc gia độc lập. [177][179] Một góc nhìn xem đây là
một sự phản bội đồng minh của Mỹ.
- Trung Quốc đại lục theo chính sách Một Trung Quốc, tức là xem Đài Loan là một
phần lãnh thổ của mình, và thúc ép các quốc gia khác công nhận điều này. [180] Mỹ cũng tuyên bố tôn trọng
nguyên tắc này, nhưng thường lấp lửng không nói rõ “một Trung Quốc là Trung
Quốc nào”!
Còn với Trung Quốc thì với chính sách đó, họ tin rằng mình có quyền “thu
thập” Đài Loan bất cứ lúc nào, kể cả sử dụng quân sự, và xem đó là chuyện nội
bộ của họ.
- Ngày 31/12/2023, Trung Quốc tuyên bố “thống nhất
Đài Loan chắc chắn sẽ xảy ra”. [181]
- Tuy nhiên, chuyện đó không nhất thiết xảy ra
ngay lập tức. Ví dụ Đô đốc John Aquilino của Mỹ dự báo đến năm 2027 Trung Quốc
mới xâm lược Đài Loan. [182]
Trên thực tế, Trung Quốc đã và đang có một cuộc chiến tranh tiền tệ với
Mỹ.
- Do đó, người viết tin rằng Trung Quốc sẽ tập
trung vào mặt trận này, và sẽ dùng chiêu bài “phát triển kinh tế” để lôi kéo đồng minh, bao gồm rất nhiều quốc gia đang
phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. (sẽ được viết chi tiết trong phần 3 tiếp
theo)
=> Vì vậy, chuyện sáp nhập Đài Loan sẽ chỉ xảy ra ở bước cuối cùng,
tức là khi phe Trục sẵn sàng phát động chiến tranh thế giới toàn diện!
- Đương nhiên đó chỉ là suy đoán. Phương Tây
hoàn toàn có thể kích động chiến tranh sớm hơn để phá vỡ chiến lược đó của
Trung Quốc! Như người viết đã phân tích ở mục 7 phía trên, phương Tây có thể
đang muốn chiến tranh sớm, không chờ Nga và Trung Quốc phát triển thế lực mạnh
hơn nữa.
Trong mọi trường hợp, Đài Loan là một đồng minh thân cận mà Mỹ dùng để kiềm
chế Trung Quốc. Còn Trung Quốc thì vô cùng “ngứa mắt” với các cuộc tập trận chung của
Mỹ và Đài Loan, xem đó là khiêu khích nghiêm trọng đến quyền tự chủ và toàn vẹn
lãnh thổ với nước này. [183]
- Trên thực tế, Mỹ có đến 700 căn cứ quân sự ngoài nước Mỹ,
trong đó 300 căn cứ quân sự ở khu vực biển Đông, [184] bao vây Trung Quốc! Mỹ là quốc gia hòa bình hay kẻ hiếu chiến? Chi tiết
sẽ được trình bày ở mục 9.3 tiếp theo.
9.3. Hàng trăm cơ sở quân sự Mỹ khắp
thế giới:
Theo số liệu chính thức năm 2024 mà Bộ Quốc phòng Mỹ công bố, thì Mỹ có đến hơn 700 cơ sở quân sự ở ngoài nước Mỹ, cụ thể là 545
cơ sở ở nước ngoài và 157 cơ sở ở các vùng lãnh thổ (trên biển, ví dụ đảo Guam)!
[185][186]
Số căn cứ quân sự của Mỹ. Nguồn: BQP Mỹ. |
Dưới đây là hình phân bố hàng trăm cơ sở quân sự đó, của overseasbases.net,
cập nhật đến 2020. [187] (Lưu ý rằng số cơ sở
quân sự có biến động nhỏ hàng năm, nên hình không khớp hoàn toàn với số liệu
trên, nhưng không sai lệch đáng kể.)
- Ở khu vực châu Âu, Mỹ có khoảng 300 căn cứ quân
sự bao vây
Nga. [187]
|
- Ở khu vực biển Đông, Mỹ cũng có khoảng 300 căn cứ quân
sự bao vây
Trung Quốc! [187]
Ảnh: overseasbases.net. |
Như vậy, hàng năm nước Mỹ đều tốn một khoảng lớn kinh phí để duy trì hoạt
động quân sự tại các căn cứ này, bao vây cả 2 đối thủ lớn nhất có khả năng
thách thức sự thống trị của phương Tây.
- Trong khi đó, theo một nguồn tin năm 2018,
thì Trung
Quốc chỉ có 5 căn cứ quân sự bên ngoài, Nga thì có khoảng 24-36 căn cứ. Trừ Mỹ ra, cả thế giới
cộng lại cũng chỉ có hơn 200 cơ sở quân sự nước ngoài, mà hầu hết là của phương
Tây! [188]
- Như vậy, sự thật là Mỹ là nước yêu hòa bình
hay là ngược lại? Liệu có phải Mỹ dùng những cơ sở quân sự và các cuộc tập trận
để khiêu khích Trung Quốc (và Nga) như các nước này cáo buộc??
- Lưu ý rằng người dân Mỹ và giới tinh hoa
chính trị, cũng như các tài phiệt tài chính, quân sự… là khác nhau. Các chính
sách của nước Mỹ được quyết định bởi giới tinh hoa và tài phiệt, chứ không phải
bởi người dân!
- Ngoài ra, trong mọi trường hợp (Mỹ tốt hay xấu),
Nga
và Trung Quốc chắc chắn xem hàng trăm căn cứ quân sự bao vây mình là một mối đe
dọa thường trực và không thể chấp nhận được. Đó là một yếu tố gây mâu thuẫn, và sẽ dẫn tới
xung đột.
10. Tạm kết phần 2:
Hiện tại tình hình chiến tranh xảy ra tại nhiều khu vực trên thế giới, và
đang leo thang nhanh chóng.
Tại châu Âu, phương Tây có dấu hiệu muốn leo thang chiến tranh với
Nga.
- Trường hợp phương Tây hạ quyết tâm, chắc chắn
chiến tranh thế giới sẽ nổ ra ngay lập tức, và khả năng chiến tranh hạt nhân là
rất cao.
- Nga sẽ “phụ trách” mặt trận phía Tây (còn
Trung Quốc thì phía Đông).
Ở Trung Đông:
- Đây là một khu vực có chiến sự hỗn loạn, với
một quốc gia Do Thái giữa một loạt quốc gia Hồi giáo. Hai nhóm này vừa có xung
đột vũ trang cực kỳ gay gắt mà lại có mâu thuẫn tôn giáo lẫn sắc tộc dai dẳng.
- Ngoài ra, hàng chục năm chiến tranh và can thiệp
tại khu vực này của Mỹ cũng để lại sự thù hằn sâu sắc cho các quốc gia Hồi giáo. (chi tiết
xem lại Phần 1)
- Với tình hình hiện tại, một sự leo thang
chiến tranh trong khu vực là cực kỳ dễ hiểu, với một loạt quốc gia/ phe nhóm Hồi giáo sẽ
tham gia ở quy mô lớn, chống lại Israel, Mỹ và phương Tây. Trong đó nổi bật nhất là
Iran.
- Ngay cả khối Ả Rập cũng có dấu hiện muốn quay
lưng lại với phương Tây, tham gia khối BRICS và có khả năng sẽ tham gia phe Trục mới khi thế
chiến nổ ra!
Tại phương Đông:
- Triều Tiên là một quốc gia có vũ khí hạt nhân
thuộc “phe Trục mới”, và sẽ “phụ trách” Hàn Quốc.
- Khả năng cao Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan và
Nhật Bản đầu tiên khi thế chiến nổ ra, trước khi tiến xuống phía Nam.
Ngoài ra, khả năng dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ là rất lớn, với hàng ngàn đầu đạn hạt nhân được gắn trên các tên lửa xuyên lục địa, sẽ bắn ra từ Mỹ, Nga và Trung Quốc!
Phần 3 tiếp theo sẽ viết thêm về Chiến tranh tiền tệ,
BRICS và xu hướng phi Đô-la hóa. Việc phương Tây không thể giành được thắng lợi trên
mặt trận này chính là một lý do sẽ dẫn đến xung đột vũ trang trên quy mô thế giới!
Ngoài ra, yếu tố kinh tế sẽ là một lý do có thể khiến cho hàng loạt quốc gia đang
phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin tham gia vào phe Nga, Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment