1) Uống NƯỚC CHANH thường xuyên – Phòng
ngừa đột quỵ(đặc biệt là sau khi tiêm vaccine covid).
2) Với người đau bao tử: Chanh + baking soda (muối nở).
3) Giải pháp khác: tỏi, táo (bom), cam, mè xay…
1) Uống nước CHANH thường xuyên – Phòng ngừa đột quỵ (đặc biệt là sau
tiêm).
Sau các
chiến dịch tiêm vaccine covid, tình trạng đông máu, đột quỵ tăng cao. (xem bài
50 và bài
48)
- Có 2 dạng đột quỵ, trong đó
đột quỵ do tắc mạch máu chiếm khoảng 85% số
trường hợp.
Tất cả mọi
người được khuyến cáo áp dụng các biện pháp tự nhiên để phòng ngừa đột quỵ,
trong đó, một biện pháp rẻ tiền và có thể thực hiện thường xuyên là UỐNG NƯỚC CHANH.
- Nghiên cứu “Dietary
Flavonoids and Risk of Stroke in Women” trên gần 70.000 người cho thấy
các loại quả citrus (cam, chanh…) có thể giảm 19% nguy cơ đột quỵ (nhờ vitamin
C và các dưỡng chất khác).
- Bài báo “Các
loại thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ”: “Uống nước chanh ấm vào
buổi sáng có thể cung cấp vitamin C cho cơ thể, giúp detox, hạ mỡ máu, tăng
cường sức đề kháng, phòng ngừa đột quỵ.”
Lưu ý:
- Chanh có thể gây loãng máu
và giảm huyết áp, nên người máu loãng, huyết áp thấp có thể không nên dùng.
- Không nên uống nước chanh/ cam ngay trước hoặc ngay sau bữa cơm (ngũ cốc).
(Dân gian
có một phương pháp cấp cứu đột quỵ là nặn chanh vào miệng, cách này có khả năng
hiệu quả với đột quỵ tắc mạch chiếm 85%, nhưng có thể nguy hiểm với đột quỵ xuất
huyết chiếm 15%. Do đó, blog này không khuyến cáo, người đọc tự cân nhắc.)
2) Với người đau bao tử: Chanh + baking soda (muối nở).
(hoặc Chanh dằm dưa hấu,rất dễ uống và tự nhiên 100%.)
Trái với lầm
tưởng của nhiều người, mặc dù có tính axít nhưng nước chanh KHÔNG gây đau
bao tử(vì khi tiêu hóa chanh sẽ chuyển hóa và hơi có tính kiềm hóa đối
với cơ thể, điều này được xác định khi đo pH nước tiểu):
- Tham khảo bài viết “Baking
soda là gì? 22 công dụng của baking soda có thể bạn chưa biết” của một nhà
thuốc về một số lợi ích của muối nở với sức khỏe: giảm chứng ợ nóng do sự trào ngược axít dạ dày, làm dịu các vết loét, giảm ngứa da và cháy nắng, làm chậm sự phát triển của bệnh thận mãn tính, hỗ trợ điều trị ung thư…
- Lưu ý tránh nhầm lẫn
với các “lon nước soda”, vốn chỉ là nước uống có ga, không có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra,
cũng đã có một số nghiên cứu cho thấy là riêng baking soda cũng giúp giảm mỡ máu:
Ngoài nước
chanh, cũng có thể tìm hiểu lựa chọn thêm những giải pháp khác đã được biết đến
là có tác dụng tốt cho tim mạch như tỏi, táo (bom), cam, mè xay…
1. Ăn đúng cho sức khỏe: nhiều rau củ quả (>90%) và hạn chế thịt động vật(<10%).
Nội dung
chính:
1.1. Con người
KHÔNG phải loài ăn thịt – theo đặc điểm sinh học tự nhiên.
1.2. Nghiên
cứu khoa học cho thấy chế độ ăn chay và nửa chay giảm tử vong và phòng bệnh.
1.1. Con người KHÔNG phải loài ăn thịt – theo ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC tự nhiên.
1) KHÔNG bàn về nguồn gốc tiến hóa,
nhưng cấu tạo sinh học con người giống khỉ/ vượn nhất, và đó là những
loài động vật cókhẩu phần trên 90% là thực vật,
chỉ có 1 phần rất nhỏ(<10%) là
côn trùng, thú nhỏ...
- Và việc ăncông trùng này là để sinh tồn khi điều kiện thức ăn không đủ chứ
không phải vì thích thú, không thể thay thế thực vật được và cũng không thể
chiếm tỉ lệ quá lớn trong khẩu phần được.
=> Con người KHÔNG phải loài ăn thịt.
2) Hàng triệu năm trước, khi chưa phát
triển trí thông minhđể sử
dụng công cụ, con người vốn không có khả năng săn thú vật, vì
không có móng nhọn, răng nhọn (móng bẹt & răng bằng và cùn), cứ nhìn khỉ,
vượn thì biết.
=> Con người KHÔNG phải loài ăn thịt.
3) Về cấu tạo răng, thì con người có răng bằng và cùn để nhai thực
vật, hoàn toàn khác với các loài ăn động vật có răng sắc nhọn để xé thịt.
=> Con người KHÔNG phải loài ăn thịt.
4) Thịt để lâu sẽ lên men thiu rất thúi, sinh sản độc tố
và vi khuẩn gây hại => Loài ăn thịt ruột luôn rất ngắn, để tiêu hóa nhanh và
thải đi nhanh chóng.
- Trong khi
đó, con người là loài có ruột dài, ăn
nhiều thịt, thịt ở trong ruột lâu sẽ ung thúi, ăn thịt lâu ngày CHẮC CHẮN gây
bệnh.
=> Con người KHÔNG phải loài ăn thịt.
5) Con người chỉ có 2 lý do để ăn thịt:
i) Khi điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt, không có thực
vật ăn, thì buộc phải ăn thịt để sinh tồn. Nhưng nếu ăn quá nhiều, thì sẽ bệnh, như đã phân
tích.
ii) Vì ham muốn thỏa mãn khẩu vị.
Lý do này thường gây
ảnh hưởng sức khỏe.
6) Thực tế là:
- Con người hoàn toàn có
thể sống và sống khỏe mạnh với khẩu phần hoàn toàn không có thịt cá. Điều này
đã được vô số tín đồ Phật giáo chứng minh qua hàng ngàn năm nay.
- Tuy nhiên, con người e là
khó mà sống lâu sống khỏe được nếu chỉ ăn thịt cá mà không có rau củ quả.
- Chưa nói
gì về tôn giáo hay lòng
từ bi, chỉ nói về cấu tạo sinh học tự
nhiên, thì con người KHÔNG phải loài ăn thịt, và
thịt chỉ nên
chiếm <10% khẩu phần thức ăn, và
thật ra là càng ít càng tốt.
- Việc ăn thịt được con người
bắt đầu thực hiện khi trí khôn phát triển và biết dùng lửa để nướng thịt. Đó là
một sai lầm đã kéo dài nhiều ngàn năm nay. Việc thay đổi thói quen cũng không đơn
giản, và không phải một sớm một chiều là được.
-Ngoài ra, chế độ ăn nhiều rau củ quả phù hợp
với lý thuyết thức ăn kiềm hóa, vì đa phần các loại rau củ quả có tính kiềm
hóa, có lợi cho sức khỏe. Chi tiết xem tiếp tại mục
2. bên dưới.
1.2. Sức
khỏe và phòng bệnh:
Nghiên cứu
khoa học “Vegetarian
Dietary Patterns and Mortality in Adventist Health Study 2” kéo dài 5 năm,
với hơn 70.000 người cho thấy rằng các chế độ ăn chay và nửa chay giúp giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, so với chế độ ăn uống thông thường.
(các chế độ ăn "nửa chay" trong nghiên
cứu được định nghĩa là chủ yếu là thực vật, nhưng có thêm một lượng rất ít các
loại như thịt, cá, trứng, sữa)
Trong Hướng dẫn Dinh
dưỡng Mỹ 2015-2020 đưa ra 3 chế độ ăn thì đều nhấn mạnh
vào thức ăn thực vật, rau củ quả hạt… và trong đó có 1 chế độ ăn hoàn toàn
là ăn chay - thực vật.
Chế độ
dinh dưỡng thực vật có nhiều lợi ích với sức khỏe, trong đó có ổn định huyết áp, ngăn
chặn sự xâm nhập của virus vào tế bào, giúp ích cho việc phòng ngừa và điều trị covid.
- Tính đến
tháng 9/2022, đã có hơn 17 nghiên cứu trên 607.017 bệnh nhân ở 8
quốc gia (link 17 nghiên cứu) cho
thấy chế độ dinh dưỡng đúng có hiệu quả tốt trong việc phòng chống
covid. Trong đó, tất cả các chế độ dinh dưỡng đều nhấn mạnh vào lợi ích
của thực phẩm là thực vật (rau củ quả…), với các vitamin
khoáng chất và các dưỡng chất chỉ có trong thực vật có tác dụng phòng và trị
bệnh.
- Xem thêm Phụ lục 3
bên dưới của bài viết, về mối liên hệ giữa chức năng mạch máu, nitric oxide và
covid, chứng minh thêm cho sự cần thiết phải ăn nhiều rau củ quả và hạn chế
thịt động vật trong việc phòng chống covid.
2. Về chế độ dinh dưỡng kiềm
hóa và acid hóa, công thức 80-20 cho việc tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh
tật.
Nội dung
chính:
2.1. Các cơ
sở và nghiên cứu khẳng định tính khoa học của lý thuyết dinh dưỡng kiềm hóa.
2.2. Công
thức 80 kiềm - 20 axít.
2.3. Tác dụng
trong phòng trị covid.
2.4. Sự dối trá của truyền thông về vấn đề này.
2.1.
Chế độ dinh dưỡng kiềm hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung:
Lý thuyết về chế độ dinh dưỡng kiềm hóa (alkaline diet)
được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ 20, dựa trên những nghiên cứu từ trước
đó.
Mỗi khu vực
trên cơ thể người có môi trường có độ pH (độ hoạt động của các ion âm và dương)
khác nhau, và thường dao động ở những khoảng nhất định nhằm ổn định chức năng
cơ thể. Ví dụ như pH máu thường được điều tiết trong khoảng 7,35-7,45; khi vượt
ra khoảng này sẽ gây những rối loạn nghiêm trọng trong cơ thể. Trong khi đó, pH
nước tiểu từ khoảng 4.5-8, và có thể được đo để xác định mức độ kiềm hóa hay
acid hóa của thức ăn đưa vào cơ thể.
Khi nói về thức
ăn có tính kiềm (base hay ba-zờ) hay acid (axít), thì không phải nói về độ pH của
chính loại thức ăn đó, mà là nói về tác
dụng làm tăng hay giảm pH nội mô bên trong cơ thể
(các chất dịch như máu, dịch phổi, nước tiểu…).
-Một ví dụ cụ thể là các loại trái cây có múi
(citrus) như cam chanh vốn có tính acid (pH dưới 7), nhưng khi tiêu hóa, các
dưỡng chất trong cam sẽ làm tăng pH nội mô, nên được xếp vào nhóm thức ăn kiềm
hóa.
-Thức ăn thường chỉ làm độ pH dao động trong
khoảng cho phép, nhưng đã đủ tạo ra
những tác động sinh hóa bên trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh hưởng
này thường nhỏ, và cơ thể có thể tự điều chỉnh, do đó rất khó quan sát trong
thời gian ngắn, nhưng trong thời gian dài sẽ có thể thấy được.
-Trong những năm gần đây, khoa học đã tìm ra
được rất nhiều mối liên hệ giữa độ kiềm/ acid hóa của thức ăn và sức khỏe.
-Một nguyên tắc chung là ĂN
NHIỀUTHỨC ĂN
KIỀM HÓA ÍT THỨC ĂN ACID HÓA THÌ CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE
(tỉ lệ là 80% thức ăn kiềm và 20% thức ăn acid, sẽ được nói rõ ở phần sau).
oLưu ý rằng đây chỉ là nguyên tắc chung. Mỗi
loại thực phẩm đều có rất nhiều dưỡng chất và tác động khác nhau, do đó không
nên gán ghép cách nhìn cực đoan rằng cứ kiềm là tốt và acid là xấu và phủ định
lý thuyết này.
-Việc ăn quá nhiều thức ăn acid hóa có liên hệ với một số
bệnh tật đã được xác định như sau: loãng
xương, sỏi thận (thận có tham gia cân bằng toan kiềm, khi ăn
quá nhiều thức ăn acid hóa sẽ tiết ra các muối canxi gây sỏi thận), bệnh thận mãn tính,
giảm cơ bắp
(vận động viên thường uống nước kiềm hóa khi tập luyện), tiểu đường (gây ra kháng insulin), cao
huyết áp và bệnh tim mạch, gan
nhiễm mỡ… (khi con người già đi, pH máu cũng giảm thấp đi, xương loãng dần và sức khỏe cũng dần suy yếu đi)
-Người ta cũng phát hiện ra rằng pH ngoại bào ở
tế bào ung thư có tính acid (pH khoảng 6,5-6,9) trong khi các tế bào bình
thường thì có tính kiềm (pH khoảng 7,2-7,4). Do đó, các khẩu phần ăn kiềm hóa
được đề xuất như một giải pháp để phòng ngừa/ hỗ trợ điều trị ung thư.
-Một vài nghiên cứu cũng đã cho thấy sự acid
hóa cũng có liên hệ với lão hóa và giảm tuổi thọ. (điều này là đương nhiên, khi
sự acid hóa gây ra nhiều bệnh tật)
Một
số nghiên cứu xác nhận tính khoa học của vấn đề này:
-Nghiên cứu thực hiện đo pH máu, xác nhận thức ăn kiềm/
acid hóa thực sự có
làm thay đổi pH máu (trong ngưỡng), và khi dùng thức ăn kiềm hóa,
pH máu tăng lên thì đồng thời mức
ôxy tế bào cũng tăng lên:
The Alkaline
Diet and the Warburg Effect.
2.2.
Chế độ dinh dưỡng kiềm hóa đối với phòng chống covid:
Trước khi có
dịch covid, thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc nhiễm các loại virus có thể làm giảm
pH nội mô (acid hóa), acid
ngoại bào làm giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch
(T cell…), trong khi pH
ngoại bào cao (kiềm) giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus.
Với những nền
tảng trên, khi dịch covid diễn ra, nhiều nhóm nhà khoa học đã tiến hành nghiên
cứu và phát hiện rằng:
-Độ pH thấp khiến virus SARS-CoV-2 dễ dàng xâm nhập tế bào hơn, đồng thời làm gia tăng tình trạng viêm và bão cytokine. Các nghiên cứu cũng thấy rằng ở những bệnh nhân bệnh nặng và tử vong do covid thì thường có pH máu bị sụt giảm (acid hóa – acidosis). Việc acid hóa cũng khiến sụt giảm lượng ôxy, và đây là một lý do chính khiến người bệnh covid cảm thấy khó thở.
-Vì những lý do trên, nhiều nghiên cứu đã đề nghị dùng độ pH như một chỉ số chẩn trị covid, và các loại thức ăn kiềm hóa hay nước baking soda (sodium bicarbonate, NaHCO3, một loại muối có tính kiềm) như một liệu pháp phòng/ trị covid. Nguyên lý chính là ngăn chặn sự xâm nhập của virus cũng như chống lại các yếu tố gây hại mà covid dẫn đến như acid hóa máu, giảm mức ôxy, giảm hoạt động của tế bào miễn dịch… từ đó ngăn chặn bệnh diễn biến nặng.
-Thức ăn kiềm hóa: chủ yếu là các thức ăn giàu vitamin khoáng chất: hầu hết các loại rau, củ, quả, hạt/ đậu tươi, sữa tươi, soda, trà…
-Thức ăn acid hóa: chủ yếu là thức ăn cung cấp đạm và tinh bột: thịt cá, ngũ cốc, hạt/ đậu khô, sữa qua chế biến, nước ngọt, bia rượu, lòng trắng trứng…
-Rau sống thường có tính kiềm hóa cao hơn rau nấu chín. Các thức ăn qua chế biến như muối/ lên men/ bảo quản/ đóng hộp… thường đều trở thành acid hóa.
Các nghiên cứu
khoa học ở Ấn Độ cho rằng việc sử dụng thực phẩm/ thuốc thảo dược có tính kiềm
đã được biết đến ở Ấn Độ từ hàng ngàn năm trước. Loại thuốc này gọi là Kshara (có nghĩa là chất kiềm trong
tiếng Ấn ngày nay), làm từ tro thảo dược pha với nước, được ghi chép trong kinh
Ayurveda.
Tuy nhiên, đến
khoảng đầu thế kỷ 20, thì lý thuyết thực phẩm kiềm hóa có tác dụng trị bệnh mới
xuất hiện ở phương Tây.
Vào khoảng
những năm 1930s, ở Mỹ xuất hiện một người với tài chữa bệnh đặc biệt là ông
Edgar Cayce. Trong nhiều lần điều trị của mình, ông Cayce đã nhấn mạnh vào việc
dinh dưỡng đúng cách để phòng và trị bệnh.
-Một trong những lời khuyên về dinh dưỡng được
đưa ra là: 80% thức ăn kiềm hóa và 20% thức ăn
acid hóa.
o“Cơ
thể người bình thường có khoảng 20% acid và 80% kiềm. Đây là sự cân bằng kiềm toan. Ở điều kiện
bình thường, phản ứng trong máu có tính kiềm (pH trên 7) và điều đó là thiết
yếu cho sức khỏe. Nhờ vào tính kiềm này, máu có thể đưa acid từ các mô đến các
điểm trao đổi. Mỗi khi độ kiềm trong máu giảm xuống dù chỉ một ít, khả năng vận
chuyển CO2 bị giảm xuống (CO2 được chuyển thành acid carbonic). Điều này dẫn
đến sự tích tụ acid trong các mô (gây độc). Tình trạng này được gọi là sự nhiễm
acid (acidosis) hay thiếu kiềm (hypo-alkalinity) trong máu.
oVì
vậy, khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta nên có 4/5 thức ăn
kiềm hóa như trái cây, củ, đậu, rau lá, các gia vị như nghệ, thì là, rau mùi,
tỏi và 1/5
thức ăn acid hóa
chứa chất đạm và tinh bột. Điều này sẽ duy trì độ kiềm 80% và pH máu hơi kiềm ở
quanh mức 7,4 (trung tính là 7). Ăn uống hợp lý như vậy sẽ đảm bảo tính kiềm
của máu, giữ cơ thể khỏe mạnh. Thức ăn giúp kiềm hóa máu và tiện lợi nhất là
sinh tố trái cây có múi (cam, chanh…)… Mỗi người nên ăn 5-6 phần rau và 2-3
phần trái cây mỗi ngày.
oChế độ ăn thức ăn kiềm hóa với 80% thức ăn kiềm
và tỉ lệ 1 natri: 3 kali giúp ổn định huyết áp (của bệnh nhân cao huyết áp) ở mức bình thường.
Như vậy:
-Công
thức 80-20 là
phù hợp với điều kiện cơ thể người, và cũng không gây thiếu chất, vì vẫn có 20%
thức ăn acid hóa cung cấp chất đạm và tinh bột.
2.4.
Sự dối trá của ngành dược và truyền thông:
Ở mục 2.3,
người viết đã chỉ ra rằng công thức 80% thức ăn kiềm hóa và 20% thức ăn acid
hóa đã có từ khoảng 100 năm trước,
nhưng ngành dược thế giới thường lờ đi, vì nó không mang lại tiền bạc từ sản
xuất thuốc (tây).
Bên cạnh đó,
truyền thông còn tiếp tay cho ngành dược khi cố gắng tuyên truyền rằng lý
thuyết thức ăn kiềm hóa là không có cơ sở khoa học (ví dụ một
bài báo của Insider), cũng như khẩu phần này có thể dẫn đến thiếu chất.
-Ở mục 2.1 và 2.2, người viết đã đưa ra hàng
loạt nghiên cứu khoa học chứng minh rằng lý thuyết này là có cơ sở khoa học, và
ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn, ở khắp nơi trên thế giới. Như
vậy, việc các bài báo nói rằng “không có cơ sở khoa học” là nói láo, hoặc thiếu
hiểu biết.
-Ở mục 2.3, người viết cũng chỉ ra rằng lý
thuyết này vẫn có 20% thức ăn acid hóa cung cấp chất đạm và tinh bột, chứ hoàn
toàn không nói chỉ ăn thức ăn kiềm hóa. Do đó, lập luận “dẫn đến thiếu chất” là
hoàn toàn sai, và không hiểu gì về lý thuyết này.
-Nhìn chung, những người phản đối lý thuyết này
đa phần không tìm hiểu kỹ lưỡng hay có cái nhìn khách quan về vấn đề.
3. DỨA (thơm) có khả năng phòng chống covid và ngăn ngừa tác hại của vaccine covid
Trong quả DỨA (THƠM)có một nhóm enzyme gọi là Bromelain, có ở mọi bộ phận của cây dứa, cả quả (ruột lẫn vỏ), lá và thân (nhiều nhất ở thân). Bromelain là hoạt chất được chiết xuất và dùng làm nguyên liệu có tác dụng làm mềm thịt khi nấu ăn. Mục 3. này chỉ ra rằng bromelain có tác dụng chống đông máu, phân hủy protein gai, nhờ đó có khả năng phòng chống tác dụng phụ của vaccine (và virus).
3.1. Tác dụng chống đông máu và phòng bệnh của DỨA
Từ trước khi dịch covid xảy ra, qua hàng chục năm nghiên cứu, khoa học đã xác định được rằng Bromelain trong DỨA có nhiều lợi ích với sức khỏe, trong đó có các tác dụng đáng lưu ý như sau:
-Chống đông máu, NGĂN CHẶN/ LÀM TAN HUYẾT KHỐI; phân hủy mảng bám (gây xơ vữa) mạch
máu. Các tác dụng này cực kỳ tốt trong việc ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh tim mạch.
-Kháng viêm, điều hòa cytokine.
-Phòng chống ung thư.
-Giảm
nguy cơ mắc bệnh tự miễn.
Một số nghiên cứu khoa học chứng minh về các tác dụng trên:
Và đặc biệt hơn
nữa, người ta cũng phát hiện được Bromelain
trong dứa có khả năng phân
rã protein của một số loại virus như Semliki Forest
virus, Sindbis virus, mouse coronavirus (một loại virus corona ở chuột, không
phải SARS-CoV-2), hemagglutinating encephalomyelitis virus, và virus cúm H1N1. Điều
này cho thấy tiềm năng kháng virus của dứa.
Khi dịch covid nổ ra, người ta nhận thấy covid có nhiều cơ chế gây hại nguy hiểm, trong đó có gây đông máu tạo ra huyết khối, gây viêm nặng và bão cytokine, có thể dẫn đến tử vong.
Chính vì vậy, do Bromelain trong dứa (thơm) có tác dụng chống đông máu và điều hòa cytokine (đã dẫn chứng ở phần trên), nên đây là một hoạt chất có tiềm năng điều trị covid được tiến hành nghiên cứu.
Khi tiến hành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu ở Nebraska Mỹ bất ngờ phát hiện được rằng không chỉ có những tác dụng trên, mà Bromelain trong dứa còn có tác dụng ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào, và thậm chí là PHÂN HỦY PROTEIN GAI CỦA VIRUS (SARS-CoV-2)!! Đây là tác dụng hiếm có đặc biệt quan trọng trong việc phòng và trị bệnh.
Hình từ nghiên cứu ‘The combination of
bromelain and curcumin as an immune-boosting nutraceutical in the prevention of
severe COVID-19’, minh họa các cơ chế ngăn chặn virus xâm
nhập tế bào và
cả 3 hướng tiến triển của bệnh: (i) kháng viêm (gây
bão cytokine), (ii) ngăn ngừa đông máu
(huyết khối), (iii) thủy phân bradykinin
(chống viêm, phù, đau nhức và ho). Trong hình này, tác dụng ngăn chặn của Bromelain được ký hiệu chữ B, còn chữ C
là Curcumin (Nghệ), ngăn chặn được virus và 2 đường tiến triển của bệnh.
Không chỉ như vậy, Bromelain trong dứa còn được đề nghị như một giải pháp để xử lý vấn đề “HẬU COVID”.
-Vaccine covid (mRNA và vector) hoạt động dựa
trên cơ chế “bắt” cơ thể phải tạo ra các protein gai trong virusSARS-CoV-2.
-Vấn đề là các protein gai này hoàn toàn không vô hại như người ta nói,
mà các nghiên cứu khoa học về sau đã chứng minh rằng NHỮNG PROTEIN GAI NÀY GÂY HẠI
cho cơ thể người. Và những protein gai này có thể theo máu đi khắp mọi nơi trong cơ thể,
do đó, có thể xuất hiện tổn hại ở bất cứ bộ phận nào, và các tổn hại là rất khó
lường!
-Một điều quan trọng nữa, là người ta chưa rõ
vaccine có thể tạo những protein gai này trong bao lâu, mà đã có nghiên cứu
chỉ ra các mRNA có thể tồn tại trong cơ thể 02 tháng (hoặc hơn)! Điều này có thể xem như một sự nhiễm covid kéo
dài nhiều tháng! Và các vaccine này thậm chí còn có thể chèn mã gien vào DNA người,
để lại ảnh hưởng lâu dài chưa được biết rõ!!!
-Nói ngắn gọn: các vaccine covid tạo ra những PROTEIN GAI đi khắp cơ thể
và gây tổn hại kéo dài, và mức độ tác hại lâu dài vẫn chưa được xác định hết.
-Một tác dụng phụ thường thấy ở người tiêm
vaccine covid là sự
đông máu tạo ra huyết khối
có thể dẫn tới đột quỵ và nhiều vấn đề khác. Một số tác dụng phụ khác,
cũng được lưu ý, đó là gây ung thưvàbệnh tự miễn(đặc biệt là khi tiêm
nhắc lại nhiều lần). (tham khảo bài
31 về số lượng đột quỵ gia tăng đột biến và bài
35 về rủi ro gây bệnh tự miễn của vaccine)
Như vậy, với những tác dụng của Bromelain trong dứa đã chỉ ra ở phần trên (3.1 và 3.2), dứa có rất nhiều cơ chế ngăn ngừa tác hại của vaccine covid:
-PHÂN HỦY PROTEIN GAI CỦA VACCINE (từ đó ngăn cản các protein gai này gây hại bên trong cơ thể).
-Chống đông máu, NGĂN NGỪA/ LÀM TAN HUYẾT KHỐI, mảng bám trong mạch máu. Từ đó giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề (tim mạch, thần kinh…) khác có thể phát sinh.
-Giảm
nguy cơ bệnh tự miễn.
-Ngăn
ngừa ung thư.
Tóm lại:người đã lỡ tiêm vaccine covid nên ăn
dứa thường xuyên để hạn chế bớt các tác hại mà vaccine có thể gây ra.
-------------------
Lưu
ý: Với người dư
acid dạ dày, đau bao tử… nếu ăn thơm (dứa) cảm thấy xót bụng có thể pha baking soda (NaHCO3, là một loại bột
làm bánh) với nước uống (thay cho các thuốc antacid) để trung hòa acid bao tử. Về
lâu dài, khẩu phần ăn nên tănglượng rau củ quả (có tính kiềm hóa),giảm
tinh bột và đạm
(đặc biệt là đạm động vật), sẽ cải thiện được tình trạng trên. (Tham khảo bài “Chữa
đau dạ dày bằng bột baking soda có hiệu quả? Lời khuyên từ bác sĩ”)
-------------------
4. Kết luận
Trong bài này, người viết đã chỉ ra thêm nhiều lý do mà
chế độ dinh dưỡng thực vật giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa tác hại vaccine và
phòng chống covid:
- Chế độ ăn đúng và tốt
cho sức khỏe là >90%
thực vật.
- Lý thuyết dinh dưỡng
kiềm hóa là một lý thuyết có giá trị, đã và đang được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Con người nên ăn 80% thức ăn có tính kiềm và chỉ 20% thức ăn có tính axít.
(Truyền thông và các bác sĩ thiếu chuyên môn (dinh dưỡng) nên ngừng nói những
điều mình không hiểu biết về vấn đề này.)
-DỨA (THƠM) là
thực phẩm có các đặc tính hoàn hảo cho việc phòng chống covid và ngăn ngừa tác
hại do vaccine gây ra.
- Người có nguy cơ, nhất là
đã tiêm vaccine covid, nên uống nước chanh thường xuyên hoặc những giải pháp tự nhiên khác để phòng ngừa đột
quỵ.
-Và
dinh dưỡng cũng không phải thuốc trị bệnh có tác dụng ngay lập tức, mà là một thói quen cần được điều chỉnh và
duy trì hàng ngày, suốt đời, để có một sức khỏe tốt.
PHỤ LỤC 1
Tóm tắt các ý
quan trọng để phòng chống covid và nâng cao sức khỏe nói chung bao gồm:
-Một chế độ ăn uống chú trọng vào thực vật, và hạn chế tối đa thịt động vật.
Nên ăn nhiều (80%) thức ăn kiềm hóa và ít (20%) thức ăn acid hóa. (Chú trọng nước cam và mè)
-Tắm
nắng (rất quan trọng khi bệnh). (và thể dục thể thao, duy trì sức
khỏe)
-DỨA (THƠM)có khả năng phòng chống covid lẫn ngăn ngừa tác hại của
vaccine.
-Hai loại cây thuốc cho thấy có khả năng điều
trị covid là thuốc
giòi và ngải
cứu (hoặc ngải si).
PHỤ LỤC 2 – TÍNH KIỀM CỦA NƯỚC UỐNG TRONG TỰ NHIÊN
Trong tự nhiên:
-Nước uống thường lấy từ sông suối, và nước sông
suối thường có tính kiềm, pH khoảng 7-8, vì chảy từ nguồn qua các khe đá chứa
khoáng chất tự nhiên. Một thông tin thú vị là độ
pH được cho là lý tưởng cho nước sông là 7,4 bằng với pH máu.
(Đất trồng thường có độ pH hơi thấp hơn 7, nhưng trồng trọt, bón
phân hóa học nhiều sẽ khiến đất bị chua, tức là acid hóa, và người ta cần bón
vôi để khắc phục. Việc tưới nước sông suối có tính kiềm phần nào ngăn chặn sự
acid hóa này, một cách tự nhiên.)
-Nước biển không uống được, nhưng cũng có tính
kiềm, pH khoảng 8.
-Nước mưa thì ngược lại, thường hơi tính acid
(do nhiễm các chất trong không khí), pH khoảng 5-6.
-Như vậy, trong quá khứ, con người uống nước sạch từ suối (đầu nguồn) là
tốt nhất cho sức khỏe, một cách tự nhiên.
Nước nhân tạo:
-Về lý thuyết, nước tinh khiết hoàn toàn thì là
trung tính, pH = 7. Tuy nhiên, nước cất để trong không khí bình thường sẽ hấp
thụ CO2, và bị acid hóa, pH khoảng 5,5-6.
-Nước máy (thủy cục) về lý thuyết có pH vào
khoảng 6,5-8,5. Nhưng trên thực tế, theo
thông tin của WebMD (một trang web y khoa nổi tiếng), nước máy ở Mỹ lại có tính acid, pH vào khoảng
4,3-5,3. (đây có phải là 1 trong
những nguyên nhân mà người Mỹ bị bệnh mãn tính rất nhiều, mặc dù là 1 nước rất
phát triển?) Trong khi đó, một nghiên cứu
cho biết nước máy ở Thái Lan có pH khoảng 7,5.
-Việc đun
sôi để nguội có tác dụng làm tăng độ pH trong nước (nguồn).
Do đó, uống nước sôi để nguội thì tốt hơn. (Đây
là một điều oái oăm, vì các quốc gia có nước quá sạch không đun nước mà uống
trực tiếp thì lại có tính acid, còn các quốc gia có chất lượng nước máy hơi
thấp hơn, đun nước uống thì lại tốt hơn cho sức khỏe.)
-Nước đóng chai có nhiều loại. Nước tinh khiết
đóng chai có pH khoảng 7. Nước có ga hơi có tính acid, khoảng 4,5-5. Nước
khoáng thông thường hơi có tính kiềm, pH khoảng 7,5-8. Các loại nước ngọt
thường có pH thấp, khoảng 2,5, và nhiều đường, rất không tốt cho sức khỏe.
-Các loại nước uống kiềm thì thường pH khoảng
8,5-9,5, được xem là tốt cho sức khỏe. Nước uống kiềm rất phổ biến và được
nghiên cứu nhiều ở Nhật.
- Covid
không phải chỉ là 1 bệnh đường hô hấp, mà sau khi vào phổi, virus có xu hướng xâm
nhập vào (màng trong) mạch máu, làm giảm nồng độ Nitric Oxide
(NO - Nitơ ôxít), dẫn đến viêm và đông máu… từ đó gây
bệnh nặng.
- Đây là
lý do mà những người có màng trong mạch máu bị suy yếu(endothelial
dysfunction) vì béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, tuổi già… có rủi ro
bệnh nặng cao. (trong các bài viết trước cũng đã đề cập đến mối liên hệ
giữa cao huyết áp, cholesterol và nguy cơ bệnh nặng do covid)
- Việc giữ
cho mạch máu khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để phòng chống covid, và các nguyên
tắc chính bao gồm: tắm nắng thường xuyên, thể dục thể thao, ăn các thức ăn tốt
cho mạch máu (chủ yếu là thức ăn từ thực vật).
- Ngoài ra, Nitric
oxide trong mạch máu có khả năng ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào. Do
đó, các thức năng có khả năng nâng cao nồng độ Nitric oxide có tác dụng
phòng chống covid.
- Ngoài
ra, virus SARS-CoV-2 cũng trực tiếp kìm hãm các hoạt động chống oxy hóa trong
tế bào. Vì vậy các chất chống oxy hóa vốn có rất nhiều trong thực vật cũng
là yếu tố quan trọng để phòng chống covid.
Tóm lại:
- Chế độ dinh dưỡng thực vật có nhiều
lợi ích với sức khỏe,
trong đó có ổn định huyết áp, ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào tế bào, giúp ích cho việc phòng ngừa và điều
trị covid.
-Nitric oxide cũng có tác dụng giãn mạch, hạ
huyết áp, bảo vệ tim mạch. Việc tìm ra tác dụng tích cực của Nitric oxide đối
với tim mạch và thần kinh được trao giải
Nobel 1998.