Bài này viết về sự dối trá và một số mánh khóe của truyền thông thân vaccine ở Mỹ. (ở các bài trước đã có nói về sự dối trá của WHO và FDA, CDC…). Một vài mánh khóe mà truyền thông thân vaccine Mỹ sử dụng gồm có:
1) Tự viết bài và gắn nhãn “fact-check” (kiểm tra sự thật) cho bài viết
của mình. (trong khi lại viết không đúng sự thật)
2) Bôi nhọ danh dự (của những nhà khoa học uy tín đã lên tiếng cảnh báo
về vaccine). Đây là lối ngụy biện công kích cá nhân phổ biến.
3) Không sử dụng dẫn chứng là những nghiên cứu khoa học cụ thể, mà lại
dùng những nguồn mơ hồ (như “các chuyên gia cho biết”, “giới khoa học cho rằng”…)
hoặc có tính chất cá nhân (như “chuyên gia X nói rằng”, “tổ chức Y nói rằng”…).
4) Các thủ đoạn chụp mũ ‘anti-vaxxer’ hoặc ‘có động cơ chính trị’.
1) Tự viết bài và gắn nhãn “fact-check” (kiểm tra sự thật) cho
bài viết của mình
-
Vấn đề rất đơn giản:
AFP là 1 tờ báo, cho nên những gì mà được viết trên afp.com đều là bài báo, và
được viết bởi những nhà báo làm việc cho AFP. Rất nhiều vấn đề khoa học hoàn
toàn nằm ngoài chuyên môn của những nhà báo này.
-
Việc gắn cái mác
“fact-check” (kiểm tra sự thật) chỉ là sự ‘nhận vơ’, tự cho mình đúng, chứ không
có nghĩa những gì được viết là đúng.
-
Người ta nói “cái
áo không làm nên thầy tu”. Phần dưới sẽ chứng minh sự dối trá của các
“fact-check” của truyền thông thân vaccine.
2) Thủ đoạn bôi nhọ danh dự - thuật ngụy biện công kích cá nhân:
-
AFP dùng những chữ
“tự nhận” (self-described) khi nói về Ts. Vanden Bossche, 1 tiến sĩ, nhà virus
học và chuyên gia vaccine.
o
Trên thực tế, AFP
tự nhận mình “kiểm tra sự thật”, tại sao không có khả năng kiểm tra Bossche có
đúng là nhà virus học và chuyên gia vaccine không, mà phải ghi chữ “tự nhận” ở
đây?
o
Việc kiểm tra rất
dễ dàng, dựa trên CV của Bossche và đối
chiếu lại với những cơ quan mà Bossche đã làm việc.
-
Trên thực tế, AFP
cũng đã làm chuyện này, và ở cuối bài có 1 phần là “Vanden Bossche’s
credentials”, tức là “Độ tin cậy của Vanden Bossche”.
o
Kết quả là AFP đã
tự xác định được là Vanden Bossche thực sự từng giữ những vị trí quan trọng ở
những cơ quan y tế có tiếng, như: Trưởng
phòng phát triển vaccine của Trung tâm Nghiên cứu Truyền nhiễm Đức, Giám đốc
toàn cầu dự án vaccine cúm của Solvay Biologicals, Quản lý chương trình vaccine
Ebola của Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Truyền nhiễm…
o
AFP đã hết sức cố
gắng kiểm tra xem Vanden Bossche có gian dối về CV của mình không, cuối cùng
phát hiện là không. Vậy tại sao vẫn ghi chữ “tự nhận”? Dĩ nhiên là 1 loại thủ đoạn khiến cho người đọc nghi ngờ
ông.
-
Rồi AFP nói rằng Ts
Vanden Bossche không có 1 nghiên cứu học thuật nào được công bố, kể từ năm
1995.
o
Trước khi đọc bài
báo của AFP, người viết từng đọc một nghiên cứu của Vanden Bossche, với tựa đề ‘Re-thinking
Vaccinology: “Act Universally, Think NK Cells”’, công bố năm 2017: https://www.researchgate.net/publication/330569895_Re-thinking_Vaccinology_Act_Universally_think_NK_Cells
o
Như vậy, có thể
khẳng định: AFP
nói láo trắng trợn.
o
Các báo thân
vaccine vẫn thường nói láo trắng trợn như vầy, trong những bài báo có cái mác
“fact-check” (“kiểm tra sự thật”).
-
Trong những bài
viết trước, như bài số 15. CÁC CẢNH BÁO VỀ VACCINE (1) và 18. CÁC CẢNH BÁO VỀ
VACCINE COVID-19 (2), người viết đã có đề cập và chứng minh rằng Peter McCullough, Paul Marik và Robert Malone đều là những nhà khoa học
hàng đầu thế giới trong lĩnh vực của mình, và rất có uy tín. Tuy vậy, vì lên tiếng
cảnh báo (không chỉ về vaccine mà còn về thuốc điều trị covid), nên đã bị truyền thông
thân vaccine bôi nhọ tương tự như trường hợp của Geert Vanden
Bossche ở trên. Và còn rất nhiều trường hợp khác nữa.
-
Đây là thủ thuật
(thủ đoạn) ‘ngụy
biện công kích cá nhân’.
3) Không sử dụng dẫn chứng là những nghiên cứu khoa học cụ thể,
mà lại dùng những nguồn mơ hồ hoặc có tính chất cá nhân
-
Người đọc để ý 1
chút sẽ dễ dàng nhận thấy vấn đề này trong bài báo của AFP: AFP trích dẫn hàng
chục ý kiến của chuyên gia này, chuyên gia nọ để bác bẻ những vấn đề mà Vanden
Bossche đưa ra, thay vì đưa ra trích dẫn cụ thể từ các nghiên cứu khoa học.
o
Thực ra cũng có
đưa ra 1, 2 nghiên cứu, nhưng là nghiên cứu sai mang tính “cherry-picking”, có
nghĩa là vớ được cái nghiên cứu nào ủng hộ quan điểm của mình thì nêu ra, còn
cái nào không thì giấu nhẹm.
o
Ví dụ như AFP đưa
ra 1 cái nghiên cứu ở Israel cho biết vaccine có hiệu quả cao. Sau này ai cũng
biết là chính Bộ trưởng Israel đứng ra tuyên bố là vaccine chỉ có hiệu quả 39%
với Delta (con số này sau đó còn sụt giảm thêm).
-
Đầu tiên, có thể
nói là các phát biểu này của các chuyên gia đều mang tính chất cá nhân và chủ
quan, tức là đúng hay sai gì, họ cũng không phải chịu trách nhiệm nào (trừ
chính tòa án lương tâm), bởi vì đó là quyền tự do ngôn luận của họ. Nhưng chỉ cần
đọc kỹ, sẽ thấy rất nhiều chỗ sai trong những phát biểu của các ‘chuyên gia’
này.
-
1 trong những
phát biểu của Ts Vanden Bossche được AFP đưa ra và cố gắng chứng minh sai, đó
là “Không nghi ngờ gì việc thiếu tiếp xúc (mầm bệnh) do sự phong tỏa gắt gao đầu
mùa dịch không có lợi cho việc giữ hệ miễn dịch bẩm sinh của người ta duy trì
được sự rèn luyện hiệu quả.” (nguyên văn: “There
can be no doubt that lack of exposure due to stringent containment measures
implemented as of the beginning of the pandemic has not been beneficial to
keeping people’s innate immune system well There can be no doubt that lack of
exposure due to stringent containment measures implemented as of the beginning
of the pandemic has not been beneficial to keeping people’s innate immune
system well trained”)
o
AFP đưa ra 1
chuyên gia tên Wherry và 1 chuyên gia tên Grove, và cho biết 2 ông này nói rằng
điều này là hoàn toàn sai, và không có bằng chứng nào cho thấy điều đó.
o
Cách nói chuyện của
các “chuyên gia” của truyền thông thân vaccine là hết sức ngớ ngẩn. Bởi lẽ nếu thật sự “không có bằng chứng” chứng
minh hoặc phủ nhận 1 vấn đề, thì 1 nhà khoa học phải nói là “tôi không biết”,
chứ không phải nói là “điều này sai, vì không có bằng chứng”.
o
Và “chuyên gia”
Wherry thậm chí còn nói thêm rằng “Giống như một thiết bị báo khói, được tạo ra
để phát hiện khói, hệ miễn dịch bẩm sinh đã được tạo ra để phát hiện virus và không cần rèn
luyện”!
o
Trên thực tế, lại
có nhiều nghiên cứu cho thấy điều Ts Bossche nói là đúng, và cả 2 điều mà Wherry và Grove
nói là SAI. Ví dụ nghiên cứu có tên ‘Exposome and
Immunity Training: How Pathogen Exposure Order Influences Innate Immune Cell
Lineage Commitment and Function’: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7697998/, có rất nhiều trích dẫn từ các nguồn nghiên cứu khác
nhau nói về vấn đề này.
o
Trích dẫn: “…a growing body of clinical and
experimental evidence argues the innate immune system develops memory as a result of
previous exposures, allowing the innate system to respond with
enhanced and broad immunological protection upon exposure to a secondary
stimulus [1,2]. This biological process of enhanced innate immunity response on secondary
pathogen exposure has been termed “trained immunity””. Ý này hoàn toàn giống
những gì Ts Bossche đã nói: việc tiếp xúc (ở mức độ nhất định) với mầm bệnh khiến
hệ miễn dịch bẩm sinh được rèn luyện và hoạt động hiệu quả hơn.
o
Chỉ với 1 nghiên
cứu trên, đủ để gạt bỏ hoàn toàn những gì 2 “chuyên gia” của AFP đã phát biểu.
o
Ở Việt Nam có 1
câu nói nửa đùa, mà lại nửa thật (chứa đựng một phần sự thật trong đó), đó là:
“ở dơ sống lâu”.
-
1 phát biểu khác
của Ts Bossche được AFP “chứng minh” là sai, đó là “Kháng thể chuyên biệt tạo
ra bởi vaccine Covid-19 có hạn chế và không tồn tại lâu”. Nguyên văn: “the
increase in “S (spike) specific” antibodies, which can be generated by Covid-19 infection or vaccines,
is “rather limited and only short-lived.””
o
Cũng như trên, 2
“chuyên gia” Wherry và Grove lại kẻ hô người ứng nói rằng “Điều này là sai”, và
“các kháng thể có vẻ bền vững, TỐI THIỂU là từ 1 tới 3 năm”.
o
Người đọc chỉ cần
tỉnh táo một chút, sẽ thấy rằng bài báo của AFP ghi ngày 01/4/2021. Trong khi
đó các vaccine covid-19 đều bước vào thử nghiệm giai đoạn 3 từ tháng 8/2020, có
nghĩa là chưa tới 1 năm. Vậy mà ta lại có những “nhà khoa học” dám tuyên bố là
“tối thiểu là từ 1 đến 3 năm”!!!
o
Ngày nay (tháng
11/2021), người viết nghĩ rằng ai cũng biết câu chuyện là kháng thể do vaccine
tạo ra gần như cạn sạch sau khoảng 6-9 tháng, cho nên mới có việc ở Israel và Mỹ
lại phải nườm nượp đi chích mũi 3. Trong khi đó thì kháng thể tạo ra do nhiễm bệnh
tự nhiên thì lại giảm rất ít cho nên có sự bảo vệ rất lâu dài. Một nghiên cứu
có tựa đề ‘Large-scale study of antibody titer decay following BNT162b2 mRNA
vaccine or SARS-CoV-2 infection’ đã đo đạc rõ ràng chứng minh vấn đề này: https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.08.19.21262111v1.full
o
Nguyên văn: “In
vaccinated subjects, antibody titers decreased by up to 40% each subsequent
month while in convalescents they decreased by less than 5% per month.”
(kháng thể ở người chích vaccine giảm tới 40% cứ sau mỗi tháng, còn kháng thể ở
người nhiễm bệnh tự nhiên thì giảm ít hơn 5% mỗi kháng)
-
Một loại nguồn dẫn
khác của AFP là CDC, WHO…
o
Những tổ chức như
CDC, WHO… cũng chỉ là tập hợp của những cá nhân, như vậy, phát biểu của họ cũng
chỉ mang tính chất chủ quan, và hoàn toàn có thể sai lạc như các ‘chuyên gia’
Wherry, Grove… ở trên.
o
Trong bài 20. NGHỊ
SĨ BANG OREGON CÁO BUỘC FDA, CDC GIAN DỐI VÀ THAO TÚNG SỐ LIỆU COVID-19, người
viết đã cho thấy chính FDA, CDC đang bị kiện vì gian dối và thao túng số liệu về
dịch covid, và chỉ ra những chỗ sai cụ thể.
o
Sự gian dối của
WHO thì được viết trong bài 22. SỰ GIAN DỐI CỦA WHO TRONG ĐẠI DỊCH.
-
Kết luận ở phần 3
này là: tuyệt
đối không nên tin các “chuyên gia” cũng như “tổ chức” mà các kênh truyền thông
thân vaccine ở Mỹ đưa ra, bởi vì mấy anh này nói sai ‘tùm lum tùm la’,
và không có chỗ nào đáng tin!
-
Những thủ đoạn
công kích cá nhân cũng như trích dẫn chuyên gia, tổ chức (nói sai be bét) của
cánh truyền thông thân vaccine Mỹ chỉ thể hiện được sự dối trá và là những thủ thuật
không có giá trị.
4) Các thủ đoạn chụp mũ ‘anti-vaxxer’ hoặc ‘có động cơ chính trị’:
Những nhà khoa học như Peter McCullough, Robert Malone, Geert Vanden
Bossche… đều bị chụp cái mũ ‘anti-vaxxer’ (chống vaccine) chỉ vì lên tiếng cảnh
báo các vấn đề một cách khoa học.
-
Trên thực tế, họ
đều là những bác sĩ, nhà nghiên cứu lâu năm, và không có 1 người nào chống
vaccine 1 cách chung chung cả, mà họ chỉ đang nói về 1 nhóm vaccine cụ thể, đó
là vaccine covid-19, vì vaccine này được làm ra trong thời gian quá ngắn (khoảng
6-8 tháng), trong khi các vaccine trước đây đều trải qua quá trình thử nghiệm
kéo dài hàng chục năm!
-
Và đặc biệt là Ts
Vanden Bossche đã làm công việc về nghiên cứu, phát triển vaccine suốt sự nghiệp
hàng chục năm của mình (xem lại phần 2 của bài này). Như vậy, việc chụp mũ ông
cũng như những nhà khoa học khác là ‘anti-vaxxer’ đều là dối trá, và là thủ thuật
ngụy biện công kích cá nhân.
Một thủ đoạn khác là gắn các mác ‘có ý đồ chính trị’ cho những cảnh
báo, phân tích về vaccine và covid.
-
Ví dụ như bài báo
sau đây của CNN: https://edition.cnn.com/2021/07/19/politics/coronavirus-misinformation-joe-biden-facebook-trump/index.html,
cho rằng những người có tư tưởng nghiêng về đảng Cộng hòa đã cổ xúy hoặc thậm
chí tung tin giả về covid/ vaccine, và làm điều này vì ‘lý do chính trị’.
-
Hoặc một bài báo
khác của CNBC, thậm chí còn trích dẫn lời nói ám chỉ rằng các thẩm phán sẽ phân
định vấn đề dựa theo khuynh hướng thân với đảng phái chính trị nào! https://www.cnbc.com/2021/11/16/biden-vaccine-mandate-legal-battle-heads-to-federal-appeals-court-with-gop-appointed-majority.html
o
Phát biểu này thể
hiện sự vô cùng xem thường hệ thống tư pháp Mỹ, và cho rằng các thẩm phán không
có tính khách quan và biết phân biệt đúng sai, mà lại phân xử vấn đề theo lợi
ích phe nhóm!
-
Trên thực tế, các
tờ báo này lợi dụng sự khác biệt về đảng chính trị, và chụp cái mũ cho đảng Cộng hòa rằng họ lên tiếng chỉ vì động
cơ chính trị và muốn chống phá đảng Dân chủ đang cầm quyền.
o
Ai có đọc tin tức
thời sự đều biết rằng ở Mỹ có sự chia rẽ trong sự nhận định về vaccine ở đảng
Dân chủ và đảng Cộng hòa. Nhưng điều đó không hề có ở các nước khác như Anh và Úc…
o
Ở Anh và Úc (cũng
như nhiều nước khác), các đảng lớn đều ủng hộ vaccine, và có tiếng nói tương đối
thống nhất về vaccine. Nhưng ở những nơi này vẫn có những tiếng nói cảnh báo về
vaccine, từ nhiều nơi khác nhau: nhà khoa học, bác sĩ, nhà báo, doanh nhân… và
những tiếng nói cảnh báo đều có luận chứng, luận cứ về khoa học để chứng minh
cho luận điểm của mình.
o
Điều này chứng tỏ:
sự cảnh báo về covid/ vaccine đến từ lý do KHOA HỌC, chứ không phải ‘động cơ chính
trị’ nào như các kênh truyền thông thân vaccine ở Mỹ chụp mũ cả.
o
Một nghị sĩ Mỹ là
Rand Paul phản đối việc bắt buộc chích vaccine cho cả người đã từng nhiễm và khỏi
bệnh, bất chấp họ đã có miễn dịch tự nhiên (và miễn dịch này là hiệu quả và bền
vững hơn miễn dịch do vaccine). Điều này rõ ràng là một luận điểm mang tính
khoa học, làm gì có tính chất chính trị hay đảng phái nào ở đây?
-
Tóm lại: các kênh
truyền thông Mỹ chơi trò bẻ cong sự thật, và xuyên tạc những tiếng nói cảnh báo
vaccine là có động cơ chính trị.
Kinh Kalama:
Trong kinh Kalama (thuộc Tăng chi bộ kinh) của Phật giáo, có thuật lại lời Đức Phật giảng như sau:
“Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì
vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.”
https://thuvienhoasen.org/a10788/kinh-kalama-anh-viet
Những lời này dạy người ta phải biết tự suy nghĩ và nhận định vấn đề một
cách kỹ lưỡng.
Việc áp dụng lời Đức Phật nói vào chủ đề này như sau:
-
Chớ có tin vì
ngheo báo cáo: không nên tin chỉ vì có những cơ quan như Pfizer, WHO, FDA, CDC…
báo cáo rằng vaccine hiệu quả tốt.
-
Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện: không nên tin chỉ vì một số dữ liệu cho thấy hiệu quả.
Có rất nhiều vấn đề cần phải làm rõ ở đây: dữ liệu có trung thực không? dữ liệu
có bị bóp méo, lập lờ không? việc phân tích dữ liệu có đúng không?...
-
Chớ có tin vì
theo truyền thống/ vì phù hợp với định kiến: không nên tin chỉ vì truyền thống
và định kiến cho rằng vaccine hiệu quả.
-
Chớ có tin vì suy diễn/ diễn giải tương tự: không nên tin chỉ vì một số vaccine trong quá khứ
có hiệu quả, mà cho rằng vaccine covid cũng hiệu quả và an toàn. Nên nhớ rằng
các vaccine trong quá khứ trải qua hàng chục năm nghiên cứu thử nghiệm, còn
vaccine covid là 6-8 tháng.
-
Chớ có tin vì
phát xuất từ nơi có uy quyền: không nên tin chỉ vì có các kênh truyền thông, hay các
“chuyên gia”, hay “nơi có uy quyền” (như WHO, FDA… đã được chứng minh là dối
trá, ở những bài trước).
Lời Đức Phật dạy quả là có giá trị vượt thời gian.
No comments:
Post a Comment