Ngày 16/8/2021, sau khi thu thập chữ ký của hơn 50.000 người, 2 thượng nghị sĩ bang Oregon là Kim Thatcher và Dennis Linthicum đã gửi đơn tố cáo và yêu cầu điều tra FDA, CDC Mỹ vì thao túng số liệu Covid-19 và nhiều hành vi gian dối khác gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
(Cập nhật Phụ lục 4, ngày 27/10)
Nội dung bài viết bao gồm::
- Cáo buộc 1: CDC thay đổi phương pháp xác định nguyên nhân cái chết, khiến số lượng người chết do Covid bị thổi phồng so với thực tế.
- Cáo buộc 2: FDA và CDC đặt ra tiêu chuẩn kép khi xét nghiệm PCR. Đối với người chưa chích vaccine thì đặt chỉ số vòng lặp (Cycle threshold – Ct) là 40, còn với người đã chích vaccine thì Ct = 28. Điều này làm tăng số lượng ca nhiễm so với thực tế, và tạo ra hiệu quả phòng bệnh giả cho vaccine.
- Cáo buộc 3: FDA đã che giấu thông tin về những giải pháp điều trị Covid an toàn và hiệu quả, trong đó có Vitamin D và Ivermectin; đồng thời can thiệp vào việc hành nghề y khi ngăn chặn việc điều trị sử dụng các loại thuốc này.
- Phụ lục 1: Tiêu chuẩn kép của CDC
- Phụ lục 2: Một số nước sử dụng Ivermectin
- Phụ lục 3: Remdesivir, đặt hàng, hiệu quả, và tài trợ
- Phụ lục 4: Người sống và người chết vì Ivermectin
Đây là đơn tố cáo:
Video clip của nghị sĩ Kim Thatcher trả lời phỏng vấn:
https://www.youtube.com/watch?v=Dwi64_cgrfc
Thông thường, một tin tức “giật gân” như vầy sẽ vô cùng “sốt dẻo”, và sẽ lên trang nhất của tất cả mọi tờ báo ở Mỹ (dù chưa biết đúng sai, nhưng đưa tin tức là việc của báo chí). Nhưng vì truyền thông thân vaccine đã từ bỏ vai trò trung lập của mình, và đứng hẳn về phe CDC, FDA, nên không thể tìm ra thông tin trên ở bất kỳ một tờ báo lớn nào cả (nhưng dĩ nhiên là, việc báo chí có đăng tin hay không, không ảnh hưởng đến sự thật khách quan).
1) Cáo buộc thứ 1: CDC thay đổi phương pháp xác định nguyên nhân cái chết, khiến số lượng người chết do Covid bị thổi phồng so với thực tế
Nguyên văn cáo buộc như sau: “The CDC and NVSS violated the APA, PRA, and IQA by issuing COVID-19 Alert No. 2 on March 24th, 2020. This alert significantly modified how death certificates were recorded and did so exclusively for COVID-19. This alert ensured COVID-19 was emphasized as the cause of death. This modification was made exclusively for COVID-19 fatalities which makes COVID19 exclusively a cause of death and rarely a contributing factor to death. The 2003 CDC Medical Examiner’s and Coroner’s Handbook on Death Registration and Fetal Death Reporting states that in the presence of pre-existing conditions infectious disease is recorded as the contributing factor to death, not the cause. This modification was medically unnecessary, as existing rules for data collection and recording had been in successful use nationwide for the previous 17 years. Most egregiously, this material modification does not apply to any other infectious disease creating a double-standard exclusively for COVID-19 data collection. As a result, COVID-19 fatality data used to shape public health policy is significantly inflated”
Điều này có nghĩa như sau:
- Trong suốt 17 năm (từ 2003-2019), Mỹ đã sử dụng chỉ 1 phương pháp duy nhất để ghi nhận lý do chết vào giấy chứng tử.
o Đây là Sổ tay (handbook) hướng dẫn chứng tử năm 2003: https://www.cdc.gov/nchs/data/misc/hb_me.pdf
o Khi 1 người vừa mắc 1 căn bệnh truyền nhiễm (nói chung), và vừa có những bệnh nền, thì cái bệnh truyền nhiễm đó chỉ có thể được ghi nhận là “góp phần gây ra cái chết”, chứ KHÔNG PHẢI “nguyên nhân cái chết”.
- Tuy vậy, đến tháng 3/2020, CDC đã ra 1 văn bản yêu cầu thực hiện RIÊNG CHO Covid-19. https://www.cdc.gov/nchs/data/nvss/coronavirus/Alert-2-New-ICD-code-introduced-for-COVID-19-deaths.pdf
o Yêu cầu này bắt buộc phải ghi những người chết liên quan đến Covid-19 phải ghi rằng Covid-19 là LÝ DO chết.
o Thậm chí, CDC viết rằng ngay cả khi chỉ NGHI NGỜ (‘is assumed’), thì cũng ghi là chết do Covid-19 luôn.
- Đơn tố cáo nói rằng việc CDC điều chỉnh cách ghi chứng tử riêng cho Covid-19 là dư thừa, vì cách ghi từ hướng dẫn năm 2003 vốn áp dụng cho tất cả các loại bệnh khác nhau, không có lý do gì phải điều chỉnh hay bổ sung riêng chỉ vì Covid-19 cả.
- Đơn tố cáo cũng nói rằng việc CDC chỉ điều chỉnh riêng cho Covid-19 là một loại “tiêu chuẩn kép” (double-standard), và điều này thổi phồng số lượng người được ghi nhận là chết vì Covid-19 cao hơn thực tế.
Trên thực tế, 2 nghị sĩ bang Oregon không phải những người duy nhất lên tiếng về việc sử dụng tiêu chuẩn kép và thổi phồng số lượng người chết này.
- Một báo cáo dài 25 trang vào cuối năm 2020 của một nhóm nhà nghiên cứu, đã phân tích rất kỹ lưỡng số liệu chính thức của CDC, và cho biết một số thông tin như sau:
o Trong số những người được ghi nhận là chết vì Covid, chỉ có 6% là không có bệnh nền hay rủi ro khác! 94% còn lại đều có ít nhất 1 bệnh nền khác. (ý là nguyên nhân cái chết có thể là do bệnh nền khác, và Covid chỉ là một nguyên nhân góp phần, nhưng đều ghi lý do chết là vì Covid)
o Báo cáo này cho biết rằng đến tháng 8/2020, có 161.392 ca tử vong vì covid, theo hướng dẫn mới của CDC, nhưng khi họ sử dụng hướng dẫn năm 2003, thì con số đó chỉ còn là 9.684 ca. Điều này có nghĩa là con số tử vong do covid theo hướng dẫn 2003 và điều chỉnh 2020 chênh lệch nhau 16 lần!
o Nguồn: ‘COVID-19 Data Collection, Comorbidity & Federal Law: A Historical Retrospective’ https://t.co/nRoW2TGdK7?amp=1
2) Cáo buộc thứ 2: FDA và CDC sử dụng tiêu chuẩn kép khi xét nghiệm PCR. Điều này làm tăng số lượng ca nhiễm so với thực tế, và tạo ra hiệu quả phòng bệnh giả cho vaccine
Nguyên văn cáo buộc: “It has been proven that the current COVID RT-PCR tests, set to a cycle threshold (Ct) of 40 by the FDA and CDC, generate false positive results due to the Ct value being set too high. To further complicate matters, the CDC has elected to set the Ct value to 28 when testing samples from vaccinated Americans. This creates two different standards of measurement. Firstly, the higher threshold of measurement generates false positives resulting in inflated numbers of COVID cases, hospitalizations, and deaths. Secondly, the lower threshold of measurement acts to eliminate false positive results and thereby reduces the number of vaccine “breakthrough” cases. These facts make it virtually impossible for the public to trust the data they are being presented and the public health policies based upon this data.”
- Cáo buộc cho biết đối với người chưa chích vaccine thì FDA hướng dẫn dùng chỉ số vòng lặp (Cycle threshold – Ct) là 40, còn với người đã chích vaccine thì CDC lại yêu cầu chỉ dùng Ct là 28!
- Điều này làm tăng số lượng ca nhiễm so với thực tế, và tạo ra hiệu quả phòng bệnh giả cho vaccine.
Về vấn đề xét nghiệm PCR, thì từ năm 2020, đã có nhiều nhà khoa học lên tiếng về độ chính xác của nó (chứ không phải nó chính xác gần như tuyệt đối như báo chí thường ca ngợi).
- Người đọc có thể đọc về cơ chế của PCR ở đây: https://www.xetnghiemadnchacon.com/ky-thuat-pcr/#:~:text=in%20your%20browser.-,Nguyên%20lý%20kỹ%20thuật%20PCR,thể%20thêm%20nucleotide%20đầu%20tiên.
o PCR vốn là 1 kỹ thuật dùng để nhân bản các đoạn gien lên, giống như 1 cái lò ấp, qua mỗi vòng lặp, số đoạn gien sẽ được nhân đôi.
- Đây là 1 đánh giá độc lập công bố tháng 11/2020, của hơn 20 nhà nghiên cứu, chỉ ra 10 lỗi nghiêm trọng trong thiết kế của PCR, có thể khiến dẫn tới tỉ lệ dương tính giả rất cao: https://www.researchgate.net/publication/346483715_External_peer_review_of_the_RTPCR_test_to_detect_SARS-CoV-2_reveals_10_major_scientific_flaws_at_the_molecular_and_methodological_level_consequences_for_false_positive_results
o Nghiên cứu này (cũng như nhiều nghiên cứu khác) đều nhận định rằng chỉ số vòng lặp (Ct) hợp lý cho xét nghiệm là dưới 35, và nên là 25-30 vòng.
o Trong đó, lỗi số 3 đặc biệt nghiêm trọng, đó là nếu như số vòng lặp Ct > 35, thì tỉ lệ dương tính giả lên tới 97%! (có nghĩa là giả sử 100 người được báo là dương tính, thì chỉ có 3 người thật sự là dương tính)
o Nguyên văn như sau: “if someone is tested by PCR as positive when a threshold of 35 cycles or higher is used (as is the case in most laboratories in Europe & the US), the probability that said person is actually infected is less than 3%, the probability that said result is a false positive is 97%”
o Và đây không phải 1 nghiên cứu duy nhất nói lên điều này. Ví dụ 1 nghiên cứu thực nghiệm khác cũng báo cáo kết quả tương tự về dương tính giả: https://academic.oup.com/cid/article/72/11/e921/5912603
o Một nghiên cứu khác từ giữa năm 2020 của Dr. Sin Hang Lee (Giám đốc phòng thí nghiệm phân tử Milford, chuyên gia hàng đầu về xét nghiệm), cũng cho thấy tỉ lệ sai lạc của PCR là khá cao (30% dương tính giả và 20% âm tính giả) dù dùng số vòng lặp tương đối chuẩn: http://www.int-soc-clin-geriat.com/info/wp-content/uploads/2020/03/Dr.-Lees-paper-on-testing-for-SARS-CoV-2.pdf
- Một vấn đề liên quan, đó chính là với Ct > 35, thì hầu như kết quả thu được chỉ là những đoạn nucleotides chết.
o Điều này được chính Anthony Fauci nói ra, và CDC cũng biết rõ: https://pjmedia.com/news-and-politics/stacey-lennox/2020/11/09/dr-fauci-told-the-truth-about-covid-19-tests-in-july-and-has-been-misleading-the-public-ever-since-n1131938
o Một số fact-check cố bào chữa, và lập lờ chuyện này với những lập luận hết sức lung tung: https://www.reuters.com/article/factcheck-covid-hoax-idUSL1N2PA0JO
o Vấn đề nằm ở chỗ này: người dương tính với Ct > 35 có nghĩa là họ không còn có thể lây bệnh, thì tại sao họ phải cách ly, và vẫn xem họ như người dương tính ở Ct = 25-30? Và thậm chí khi họ đã khỏi bệnh rồi, vẫn có thể còn xác virus, thì sao lại tính họ là dương tính, là người bệnh được??
o Như vậy, cả người đã khỏi bệnh cũng được tính là dương tính (kết quả xét nghiệm thì chỉ ghi dương tính/ âm tính, không ghi Ct, càng không ghi là “đã bệnh nhưng đã khỏi”), thì rõ ràng số liệu đã được thổi phồng lên. Điều này là hết sức rõ ràng.
- Một nghiên cứu độc lập khác cũng chỉ ra rằng chính sách công về số vòng lặp Ct hợp lý chỉ nên tối đa là 30, vì chỉ cần Ct > 25 thôi là người bệnh đã không còn khả năng lây lan: https://academic.oup.com/cid/article/72/11/e921/5912603
- Trên thực tế, có rất nhiều fact-check của báo chí phủ nhận sự sai lạc của PCR khi FDA sử dụng chỉ số vòng lặp lên tới 40, và trích dẫn lời nói từ các “chuyên gia” của các cơ quan y tế của chính phủ Mỹ để chứng minh. Nhưng rõ ràng có 2 vấn đề:
o FDA đang là cơ quan bị cáo buộc, do đó, ý kiến của FDA lẫn các cơ quan liên quan không thể được dùng làm tiêu chuẩn để ‘đánh giá sự thật’.
o Những cái gọi là ‘fact-check’ trên các tờ báo lớn thân vaccine của Mỹ hiện nay thường chỉ trích dẫn lời của ‘chuyên gia’ mà cực kỳ hiếm khi trích dẫn nghiên cứu, tài liệu khoa học!!!
- Người đọc nên xem xét kỹ các vấn đề dựa trên các tài liệu khoa học (như tài liệu mà người viết đã đưa ra về vấn đề của PCR), thay vì những ý kiến cá nhân của các chuyên gia được đăng trên các tờ báo mà không thấy đưa ra bằng chứng, và được viết bởi những nhà báo, chứ không phải nhà khoa học!
- Nhưng thậm chí ngay cả báo New York Times, tức là 1 tờ báo thân vaccine, cũng từng có hẳn 1 bài báo (năm 2020) của 1 nhà báo chuyên về sức khỏe, cũng dẫn nhiều nguồn tin từ các phòng thí nghiệm và các bác sĩ khác nhau, cho biết rằng với số vòng lặp cao (37-40), hầu như 90% người bị xem là dương tính, thật ra gần như là không mang con virus nào cả! Con số dương tính giả lên tới 85-90% ở mức 40 vòng lặp! Các chuyên gia được phỏng vấn cũng cho biết rằng số vòng lặp Ct là 30 là phù hợp nhất. Nguồn: https://www.nytimes.com/2020/08/29/health/coronavirus-testing.html
- Đây là link tài liệu của chính FDA cho thấy FDA đã yêu cầu sử dụng số vòng lặp là 40 trong xét nghiệm PCR: https://www.fda.gov/media/134922/download
Như vậy: với rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: số lượng người dương tính đã bị thổi phồng khi xét nghiệm ở số vòng lặp là 40! Đó có thể là một lý do vì sao rất nhiều người bị cho là dương tính nhưng không hề có triệu chứng gì cả (và cũng không lây lan).
- Một phán quyết của tòa án ở Bồ Đào Nha cũng thừa nhận những cái sai của việc sử dụng test PCR như trên: https://www-dgsi-pt.translate.goog/jtrl.nsf/33182fc732316039802565fa00497eec/79d6ba338dcbe5e28025861f003e7b30?_x_tr_sch=http&_x_tr_sl=pt&_x_tr_tl=en&_x_tr_hl=en-GB (người dùng có thể bấm chuyển sang dịch tiếng Việt nếu cần)
Trong phần Phụ lục 1 – Tiêu chuẩn kép của CDC cuối bài, người viết sẽ trình bày thêm 1 trường hợp mà CDC sử dụng tiêu chuẩn kép trong thống kê số liệu.
3) Cáo buộc thứ 3: FDA đã che giấu thông tin về những giải pháp điều trị Covid an toàn và hiệu quả, trong đó có Vitamin D và Ivermectin; đồng thời can thiệp vào việc hành nghề y khi ngăn chặn việc điều trị sử dụng các loại thuốc này.
Nguyên văn cáo buộc: “The US Food & Drug Administration (FDA) has participated in withholding safe and effective evidence-based treatments for COVID from Americans in need. Both vitamin D and ivermectin have extensive clinical histories of safety following the administration of billions of doses. Per the results of the Belmont Report following the Congressional investigation into the CDC’s role in the Tuskegee Experiment, it was determined that the withholding of safe and effective, evidence-based treatments from people in need was an act of Willful Misconduct on the part of the CDC and all coconspirator organizations, namely the American Medical Association. The FDA has prevented medical professionals from prescribing and administering ivermectin, vitamin D, et al. to people in need under threat of revocation of medical licenses, fines, and even imprisonment. This petition alleges that this is a blatant act of Willful Misconduct”
Trong mục 2 bài 15. CÁC CẢNH BÁO VỀ VACCINE (1), người viết đã có nói qua về Ivermectin, và cho thấy rằng:
- Đến thời điểm tháng 12/2020, đã có đến 56 nghiên cứu trên 7.100 người, trong đó có 11 nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên với 1.452 người, và cho thấy có hiệu quả. Điều nãy đã được nghiên cứu đánh giá độc lập của Andrew Hill xác nhận. (nguồn: https://www.icpcovid.com/sites/default/files/2021-02/Ep%20108-32%20%20Dr%20Andrew%20Hill%20Ivermectin%20Meta%20Analysis.pdf)
- Điều này cũng có nghĩa là FDA (cũng như WHO) đã phát biểu không đúng sự thật khi nói rằng không đủ chứng cứ cho thấy Ivermectin hiệu quả.
- Ngoài ra, website http://www.vigiaccess.org/ của WHO cũng chứng minh rằng Ivermectin là 1 loại thuốc cực kỳ an toàn (số lượng phản ứng phụ thấp hơn Aspirin).
- Một báo cáo của Nhật vào tháng 2/2021, cho thấy Ivermectin đã được sử dụng ở 25 quốc gia (trong đó 15 nước sử dụng toàn quốc, 10 nước sử dụng ở một số khu vực). Điều đáng chú ý là ở những nước nghèo, y tế kém, ít chích vaccine, nhưng tỉ lệ bệnh và chết (theo đầu người) vì Covid-19 lại RẤT THẤP như Bangladesh, Campuchia, Lebanon, Ai Cập, Guatemala, Nicaragua, Nigeria, Panama… (Link báo cáo: http://jja-contents.wdc-jp.com/pdf/JJA74/74-1-open/74-1_44-95.pdf )
Người đọc có thể cập nhật thông tin về các nghiên cứu đã công bố về Ivermectin tại đây: https://c19ivermectin.com/và https://ivmmeta.com/. Lưu ý rằng đây không phải những trang web tự đưa ra số liệu, mà đây là 1 database tập hợp và đăng nguyên vẹn các nghiên cứu đã công bố từ khắp nơi trên thế giới. Tất cả đều có nguồn dẫn, và người đọc có thể bấm vào để đọc nghiên cứu gốc.
- Đến thời điểm hiện tại, đã có tới 126 nghiên cứu bao gồm 64 thử nghiệm, do 627 nhà khoa học tiến hành, với 48.637 bệnh nhân, cho thấy hiệu quả từ 56-86%.
- Trong phần Phụ lục 2 – Một số nước sử dụng Ivermectin cuối bài, người viết sẽ trình bày thêm 1 số số liệu thực tế ở 1 số nước, cho thấy việc sử dụng Ivermectin ở các nước này cho thấy hiệu quả rất cao.
Ngoài Ivermectin, một thứ dược phẩm khác được đề cập, là Vitamin D. Đây đương nhiên là 1 giải pháp rất an toàn khác.
- Theo thống kê của FLCCC, thì số lượng nghiên cứu về Vitamin D trong điều trị Covid-19 đến ngày 24/10/2021 là: 128 nghiên cứu, bởi 1.100 nhà khoa học, với 81 nghiên cứu trên 40.421 bệnh nhân, cho thấy hiệu quả vào khoảng 55%.
- Vitamin D không phải thuốc trị bệnh, mà là vitamin có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, nên 55% đã là con số rất tốt. Ngoài ra, trong việc trị bệnh, người ta thường dùng nhiều thuốc kết hợp chứ không chỉ dùng 1 viên duy nhất.
- Database các nghiên cứu điều trị Covid với vitamin D: https://c19vitamind.com/
- Ngoài ra, đây là 1 database tổng hợp hầu hết các nghiên cứu trên thế giới về các loại thuốc trị covid khác nhau: c19early.com
Cáo buộc của 2 nghị sĩ bang Oregon so sánh việc giấu diếm thông tin về các thuốc trị Covid với vụ thử nghiệm Tuskegee năm 1932-1972, với sự tham gia của 2 tổ chức y tế ở Mỹ là PHS và CDC.
- Trong vụ này, người ta đã che giấu thông tin về bệnh giang mai đối với 399 bệnh nhân da đen, và cho họ uống giả dược thay vì thuốc điều trị! Và dù ban đầu hứa hẹn chỉ thử nghiệm 6 tháng, nó đã kéo dài tới 40 năm!
- Năm 1966, CDC vốn đang tham gia vụ thử nghiệm, đã tuyên bố rằng cần phải tiếp tục hoàn thành “cuộc thí nghiệm”, tức là… đến khi tất cả các bệnh nhân chết hết, và thực hiện khám nghiệm tử thi!
- Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Tuskegee_Syphilis_Study(Link dịch tiếng Việt: https://en-m-wikipedia-org.translate.goog/wiki/Tuskegee_Syphilis_Study?_x_tr_sl=sv&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=en-GB&_x_tr_pto=nui)
Ngoài ra, 2 nghị sĩ cáo buộc FDA không chỉ che giấu thông tin, mà còn ngăn cản các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân, đe dọa tước giấy phép hành nghề thậm chí bỏ tù các bác sĩ.
- Cũng nên nói thêm rằng việc bác sĩ cho bệnh nhân uống thuốc điều trị nằm ngoài tờ giấy mô tả trong hộp thuốc gọi là off-label hay ‘sử dụng ngoài nhãn hiệu’. Đây là 1 hình thức kê toa thuốc phổ biến, và không phạm pháp (chỉ có việc quảng cáo ngoài hướng dẫn sử dụng thì mới là phạm pháp). Theo nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/Sử_dụng_ngoài_nhãn_hiệuthì có khoảng 1/5 loại thuốc trên thị trường có được sử dụng off-label.
- Một ví dụ đơn giản đó là vitamin C, là 1 loại dược phẩm được sử dụng vô cùng rộng rãi, trong vô số trường hợp mà chắc chắn tờ giấy hướng dẫn sử dụng không thể nào liệt kê hết.
- Như vậy, đối với Ivermectin, Vitamin D (và nhiều loại khác), vốn là những thứ rất an toàn, và FDA hoàn toàn không có chứng cứ chứng minh nó gây hại, thì việc FDA ngăn cản (nếu được chứng minh là xác thực) việc sử dụng các thuốc này ‘ngoài nhãn hiệu’ là vô lý, và có thể xem là phạm pháp.
Cáo buộc thứ 3 này có thể nói là cáo buộc NGHIÊM TRỌNG NHẤT.
- Nếu như cáo buộc 1, 2 chỉ gây ra một số thiệt hại về kinh tế, thì việc che giấu và ngăn chặn thuốc điều trị gây thiệt hại rất lớn về nhân mạng!
- Giả sử Ivermectin và Vitamin D (và còn nhiều loại khác) chỉ cần có hiệu quả ở mức 50%, thì nó vốn cũng đã có thể giảm 50% số người chết vì covid, nếu được biết đến và sử dụng rộng rãi! Như vậy, nếu cáo buộc này là đúng, thì FDA (và CDC) sẽ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng trăm ngàn người Mỹ.
- Và chuyện chưa dừng lại ở đó. Bởi vì thông tin của FDA được rất nhiều quốc gia tham khảo/ áp dụng. Cũng như các kênh truyền thông của Mỹ có ảnh hưởng rất lớn trên toàn thế giới. Do đó, ảnh hưởng của vấn đề này trên toàn thế giới là rất, rất lớn.
- Người viết cho rằng Quốc hội Mỹ cũng như các nước cần đánh giá lại vấn đề này một cách độc lập (bởi vì FDA là cơ quan đang bị tố cáo), xem xét kỹ các nghiên cứu đã công bố về Ivermectin (đã dẫn nguồn), cũng như các trường hợp thực tế ở các nước đã sử dụng (xem Phụ lục 2), để có nhận định khách quan về Ivermectin!
Ngoài ra, ở phần Phụ lục 3 – Remdesivir, người viết sẽ nói thêm 1 chút về 1 loại thuốc có giá tiền rất cao nhưng hiệu quả rất thấp, và lại được Mỹ đẩy mạnh sử dụng.
PHỤ LỤC 1 – TIÊU CHUẨN KÉP CỦA CDC
Các cáo buộc của 2 nghị sĩ bang Oregon (với sự ủng hộ từ hơn 50.000 người Mỹ) cho thấy FDA, CDC nhiều lần sử dụng tiêu chuẩn kép trong dịch Covid.
Người viết nhận thấy việc sử dụng tiêu chuẩn kép còn xuất hiện trong 1 vấn đề khác, đó là thống kê số liệu người nhiễm Covid, có sự khác biệt giữa người đã chích và chưa chích vaccine.
- Từ tháng 12/2020-4/2020, CDC vẫn đếm tất cả những trường hợp nhiễm bệnh dù đã chích vaccine (breakthrough cases).
- Nhưng tới tháng 4/2020, CDC đột nhiên ngưng, không đếm số ca nhiễm đã chích vaccine nữa!
- Nguyên văn: “In the coming weeks, CDC will transition from monitoring all reported vaccine breakthrough cases to focus on identifying and investigating only vaccine breakthrough infections that result in hospitalization or death.”. Nguồn: https://stacks.cdc.gov/view/cdc/105217/cdc_105217_DS1.pdf
- Mặc dù các tờ báo Mỹ ra sức giải thích vấn đề này. Nhưng việc thiếu số liệu dẫn đến việc không thể đánh giá được hiệu quả thực sự của việc chích vaccine trong thực tế!
o Ví dụ: giả sử có 1000 người chết vì Covid không chích vaccine, và chỉ có 100 người chết vì Covid đã chích vaccine, người ta sẽ nghĩ vaccine có hiệu quả.
o Nhưng giả sử có 100.000 người bệnh chưa chích vaccine, mà chỉ có 10.000 người bệnh đã chích vaccine, thì tỉ lệ tử vong đối với người chưa chích vaccine là 1%, và tỉ lệ đối với người đã chích vaccine cũng chỉ có 1%. Như vậy, khi đối chiếu tỉ lệ thì sẽ cho ra kết quả phân tích hoàn toàn khác. Mà CDC không thống kê, thì ta không bao giờ có số liệu để đánh giá!
- Người viết đã từng viết về những số liệu này ở các bài trước. Và con số thấy rõ nhất chính là ở bài 17. SỐ LIỆU VỀ HIỆU QUẢ THẬT CỦA VẮC-XIN (4) VÀ NGUY CƠ VIÊM CƠ TIM Ở TRẺ EM DO VACCINE. Trong đó cho thấy rằng 98% sinh viên đại học Duke đã chích vaccine, nhưng dịch vẫn bùng lên. Và khi đối chiếu, thì thấy rằng chỉ có 8/350 sinh viên nhiễm bệnh là chưa chích vaccine! Như vậy, hiệu quả phòng bệnh của vaccine riêng trong trường hợp này là 0%.
o Trên thực tế, trường đại học Duke đã đếm số ca đã chích vaccine nhưng vẫn nhiễm. Nếu là CDC, thì CDC đã không đếm những ca này!
(về xét nghiệm của FDA, xem thêm việc: kit xét nghiệm PCR của Việt Á được báo chí nói rằng được WHO cấp phép, nhưng thực ra văn bản của WHO ghi là “không chấp nhận”!)
PHỤ LỤC 2 – MỘT SỐ NƯỚC SỬ DỤNG IVERMECTIN
Đây là 1 trang web, chuyên cập nhật nguồn thông tin về việc sử dụng Ivermectin ở các nước trên thế giới: https://ivmstatus.com/. Người đọc muốn tìm hiểu sự thật về việc sử dụng Ivermectin, thì nên xem trên trang web này. Tất cả các thông tin đều có trích dẫn nguồn thông tin từ nước sở tại, và có thể dùng Google Translate để dịch ra dễ dàng.
- Trong số những nước phát triển có sử dụng Ivermectin, có Bồ Đào Nha:
o Nguồn (đã dịch từ tiếng Bồ Đào Nha sang tiếng Anh): https://penacovactual-pt.translate.goog/2021/03/07/medicamento-para-piolhos-esta-a-ser-prescrito-contra-a-covid-19/?_x_tr_sl=auto&_x_tr_tl=en&_x_tr_hl=en-GB&_x_tr_pto=nui): cho thấy ở Bồ Đào Nha không cấm, và cho phép sử dụng Ivermectin off-label (ngoài nhãn hiệu) để điều trị Covid từ tháng 3/2021.
o Khi đối chiếu với biểu đồ dịch bệnh, ta thấy rằng trên 95% số người chết ở Bồ Đào Nha là trước tháng 3/2021, và từ tháng 3/2021 đến giờ, số người Bồ Đào Nha chết vì Covid không bao giờ vượt 20 ca/ ngày.
o Sự khác biệt trước và sau tháng 3/2021 là vô cùng ấn tượng!
- Ngoài ra, ở Nhật cũng có Chủ tịch Hiệp hội Y tế Tokyo - ông Haruo Ozaki đã kêu gọi việc áp dụng Ivermectin vào ngày 13/8/2021, khi Nhật đang vật lộn vì dịch Covid.
o Nguồn: https://www-yomiuri-co-jp.translate.goog/choken/kijironko/cknews/20210818-OYT8T50030/?_x_tr_sl=auto&_x_tr_tl=en&_x_tr_hl=en-GB&_x_tr_pto=nui(báo tiếng Nhật được dịch sang tiếng Anh)
o https://rclutz.com/2021/08/19/greenlight-for-ivermectin-in-japan/
o Clip họp báo: https://www.facebook.com/watch/?v=534102467881499
o Điều đặc biệt là chỉ hơn 10 ngày sau lời kêu gọi này, thì số ca Covid ở Nhật giảm một cách chóng vánh (đỉnh dịch ở Nhật là ngày 25/8/2021, sau đó là lao dốc nhanh chóng). Điều này hoàn toàn khác với biểu đồ dịch tại các nước như Mỹ, với đợt dịch gần nhất kéo dài từ tháng 6, và đến thời điểm hiện tại (cuối tháng 10) vẫn ở lưng chừng dịch chứ chưa kết thúc.
o Vậy mà thiều tờ báo thân vaccine lại nhân cơ hội này gán ghép công lao cho vaccine, và nói rằng là nhờ “một chiến dịch tiêm chủng muộn màng nhưng chóng vánh” (VOA).
o Việc kiểm chứng lời nói láo của VOA rất dễ dàng, vì biểu đồ chích vaccine của Nhật tăng lên đều đặn suốt từ tháng 4/2021 đến giờ. Không hề có sự “muộn” hay “chóng vánh” nào ở đây cả.
o Và thời điểm dịch tăng vọt ở Nhật vào tháng 8/2021 cũng là lúc đã có gần 45% dân số Nhật chích vaccine. Và tới cuối tháng 8 (khi dịch tuột dốc nhanh chóng) thì cũng chỉ là 56%. Do đó, việc quy công dập dịch cho vaccine là vô lý. (nên nhớ rằng cả Singapore lẫn Úc đều đã chích vaccine 75-80%, rồi mới vào dịch, và biểu đồ dịch đều leo dốc rất nhanh)
o Hiện tại, người viết chưa tìm được nguồn tiếng Nhật xác thực Ivermectin đã góp công vào việc dập dịch ở Nhật. Tuy nhiên, có khả năng lời kêu gọi của Chủ tịch Hiệp hội y tế Tokyo đã được dân Nhật lắng nghe. Người viết sẽ cập nhật khi có thêm thông tin về vấn đề này.
Người đọc nên lưu ý rằng sau tháng 6/2021 chính là lúc mà Mỹ và phần lớn thế giới vật lộn vì Covid (Delta), nhưng ở các nước dùng Ivermectin rộng rãi mà trang web trên đã liệt kê ra (Bangladesh, Campuchia, Lebanon, Ai Cập, Guatemala, Nigeria, Nicaragua, Panama …) thì trải qua rất hoặc tương đối nhẹ nhàng.
- Ta có thể xem biểu đồ của Ai Cập như sau:
o Gần như không có sự khác biệt do Delta so với năm 2020, và số người chết vì covid năm 2021 không bao giờ vượt 70 người/ ngày.
o Tính theo tỉ lệ người chết vì Covid trên tổng dân số, thì Ai Cập đứng thứ 142, tức là tỉ lệ người chết vì Covid là rất thấp. (nguồn: https://www.worldometers.info/coronavirus/#countries)
- Một ví dụ khác là Bangladesh, đứng thứ 144 về tỉ lệ chết vì Covid.
o Ta nhớ rằng Bangladesh là 1 quốc gia nhỏ (diện tích bằng 1/2 Việt Nam), nhưng cực kỳ đông dân (dân số gấp 1,7 lần Việt Nam), và là nước rất nghèo (GDP đầu người chỉ bằng 1/2 Việt Nam). Và thậm chí là có tới 65% việc chữa bệnh được thực hiện bởi các ‘bác sĩ làng’ không qua đào tạo chính quy (https://en.wikipedia.org/wiki/Bangladesh#Health)
o Vì vậy, việc Bangladesh chỉ đứng thứ 144 về tỉ lệ chết vì Covid là 1 điều vô cùng ấn tượng. Các nước nên học Bangladesh về cách chống dịch Covid, thay vì học Mỹ. Đây là thực tế cuộc sống.
- Người đọc có thể tự kiểm chứng thêm đối với những nước khác.
- Báo chí Mỹ liên tục nói rằng chưa có thuốc trị, và rằng vaccine là cách tốt nhất để chống dịch, trong khi tất cả số liệu từ các nước trên thế giới đều cho thấy điều ngược lại: các nước chích vaccine nhiều thì bệnh rất nhiều, trong khi những nước ít chích vaccine, đặc biệt là có dùng Ivermectin thì lại rất ít bệnh! Người đọc nên suy nghĩ và nhận định kỹ vấn đề này.
PHỤ LỤC 3 - REMDESIVIR, ĐẶT HÀNG, HIỆU QUẢ, VÀ TÀI TRỢ
Trong khi gạt bỏ các liệu pháp hiệu quả mà rẻ tiền (Vitamin D, Kẽm, Ivermectin, HydroxyChloroquine…) thì Mỹ lại đẩy rất mạnh việc sử dụng Remdesivir.
- Theo database tổng hợp https://c19rmd.com/, thì Remdesivir có hiệu quả trung bình rất thấp, khoảng 19%. Nhưng điều đặc biệt là lại có một số nghiên cứu cho thấy Remdesivir không những không hiệu quả, mà còn gây tăng số lượng nhập viện/ tử vong. Điều này cho thấy tác dụng của Remdesivir rất thấp mà tác dụng phụ lại quá cao!
- Trong khi đó, giá Remdesivir lại quá cao, khoảng 2.000-3.000 đô/ liệu trình!
- Vào tháng 10/2020, trước khi có đánh giá rõ ràng về hiệu quả của Remdesivir, thì Ủy ban Châu Âu đã đặt mua 500.000 liệu trình Remdesivir với tổng trị giá lên tới 1,2 tỷ đô la Mỹ: https://www.bmj.com/content/371/bmj.m4749
- Ở Mỹ, FDA cũng duyệt việc dùng Remdesivir từ tháng 10/2020. Và tạp chí Science đã phải có 1 bài báo đặt nghi vấn rất lớn về vấn đề này: https://www.science.org/content/article/very-very-bad-look-remdesivir-first-fda-approved-covid-19-drug
o Bài báo cho biết rằng FDA đã không hề họp tổ chuyên gia để thảo luận về việc thông qua Remdesivir (như đã làm với vaccine, mà người viết đã có nhắc đến trong bài 19. NGUY CƠ DO VACCINE COVID-19 (2) VÀ THẢM HỌA TOÀN CẦU)
o Bài báo cũng chỉ ra rằng Ủy ban Châu Âu đã đặt mua Remdesivir từ trước khi có kết quả thử nghiệm!
o Và sau khi các kết quả có số liệu, thì cho thấy: hiệu quả là cực thấp.
- Và đến tháng 11/2020, thì WHO công khai tuyên bố là KHÔNG NÊN DÙNG (recommend against) Remdesivir trị Covid, sau khi xem hết số liệu từ 4 nghiên cứu của Gilead (hãng sản xuất Remdesivir). https://www.who.int/news-room/feature-stories/detail/who-recommends-against-the-use-of-remdesivir-in-covid-19-patients
- Như vậy, tại sao các nghiên cứu không chứng minh hiệu quả, và thậm chí là nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, mà Mỹ và các nước châu Âu vẫn ‘nhanh nhảu’ đặt mua Remdesivir với những hợp đồng khổng lồ?
o Câu trả lời có thể nằm ở 1 báo cáo độc lập này, cho thấy NIH (cơ quan y tế chính phủ Mỹ) đã tài trợ cho Gilead tới 6,5 tỷ đô-la để nghiên cứu Remdesivir trong suốt 20 năm trời (từ năm 2000-2019): https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2020.07.01.20144576v1
Cập nhật ngày 27/10/2021:
PHỤ LỤC 4 – NGƯỜI SỐNG VÀ NGƯỜI CHẾT VÌ IVERMECTIN
Trong năm 2021, ở Mỹ có những câu chuyện rằng người ta phải kiện bệnh viện ra tòa để giành quyền uống Ivermectin để cứu sống bản thân hoặc người thân (cha mẹ, vợ chồng…) của mình!
Bản tin ngày 22/02/2021 của 1 tờ báo ở New York cho biết:
- Luật sư gia đình của Judith Smentkiewicz, 80 tuổi, đã kiện bệnh viện địa phương, yêu cầu phải cho bà uống Ivermectin để cứu mạng bà khỏi Covid.
- Trước đó, bà đã hôn mê 5 ngày trong máy thở của bệnh viện ngoại ô Millard Fillmore.
- Con trai và con gái bà đã yêu cầu bác sĩ cho bà uống Ivermectin để trị bệnh, nhưng họ chỉ cho uống 1 liều, rồi không chịu cho uống thêm.
- Ngày 08/01/2021, Thẩm phán Henry J. Nowak của Tòa tối cao tiểu bang đã phán rằng bệnh viện phải tiếp tục chữa trị cho bà bằng Ivermectin.
- Sau đó, bà hồi phục rất nhanh và về nhà vào giữa tháng 01.
Bản tin ngày 03/5/2021 của tờ Chicago Tribune cho biết như sau:
- Bệnh nhân Nurije Fype, 68 tuổi, đã phải ở trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) trong suốt 1 tháng và trở nên hôn mê.
- Con gái bà đưa vụ việc ra tòa án hạt DuPage để yêu cầu được cho bà uống Ivermectin.
- Tòa án đã nói trong sửng sốt rằng: “Bệnh viện các anh muốn chuyển viện cho bệnh nhân (vì không chịu cho uống Ivermectin, chứ không phải vì bệnh viện khác chữa tốt hơn) khi người ta đang hôn mê? Tại sao các anh không thử cách này, khi mà bà ấy không thể khỏe lên? Bệnh nhân đã ở trong ICU suốt một tháng, và không có tiến triển, tại sao các anh không thử cách điều trị khác?” và yêu cầu bệnh viện cho bà dùng Ivermectin theo yêu cầu của người thân.
- Một bản tin sau đó cho biết con gái bà đã chia sẻ trên Twitter rằng bà đã khỏe mạnh lại và về nhà: https://www.chicagotribune.com/coronavirus/ct-resurrection-hospital-covid-ivermectin-20210908-3cencoxuiza6jmwb5fjatbchhq-story.html
Một bản tin khác ngày 09/4/2021:
- Một bệnh nhân nam 81 tuổi, ông John W. Swanson phải nằm máy thở trong tình trạng rất nguy kịch.
- Vợ ông đã đưa vụ việc ra tòa, và Tòa tối cao tiểu bang cũng đã yêu cầu bệnh viện Batavia phải cung cấp Ivermectin cho bệnh nhân.
- Luật sư của gia đình cho biết chỉ sau 1 liều duy nhất ngày 01/4, ông đã có thể tự thở được và hồi phục nhanh, nhưng sau đó bệnh viện lại từ chối cho ông uống tiếp.
- Ngày 02/4, Thẩm phán Frederick J. Marshall của Tòa tối cao tiểu bang phán quyết rằng bệnh viện phải cho ông uống thêm 4 liều nữa.
- Đến ngày 09/4 thì tình trạng ông đã ổn định.
Tuy vậy, không phải bệnh nhân nào cũng có may mắn uống Ivermectin và sống sót:
- Jeffrey Smith, 51 tuổi, nhập viện ngày 15/7/2021. Tình trạng xấu đi, bệnh viện gây mê ông đưa vào máy thở từ ngày 01/8.
- Ngày 20/8/2021, vợ ông, bà Julie Smith đã gửi đơn đến tòa án hạt Butler, Ohio nhờ can thiệp để bệnh viện cho ông uống Ivermectin theo chỉ định của bác sĩ gia đình là Dr. Wagshul. Link lá đơn: https://www.documentcloud.org/documents/21051020-j-smith-ivermectin-complaint
- Ngày 23/8, tòa ra lệnh khẩn cấp yêu cầu bệnh viện cho uống Ivermectin theo toa của bác sĩ gia đình của bệnh nhân.
- Sau 3 ngày dùng Ivermectin, tình trạng ông đỡ hơn, mức độ phụ thuộc máy thở giảm từ 100% xuống còn 50%.
- Tuy nhiên, sau đó, bệnh viện ngưng Ivermectin và kháng cáo. Ngày 6/9, tòa phúc thẩm lật ngược phán quyết trước đó, và bệnh viện cũng không cho bệnh nhân uống Ivermectin.
- Ngày 25/9, bệnh nhân Jeffrey Smith chết.
Dĩ nhiên trên đây chỉ là một vài ca (một vài mạng sống), không nói lên tất cả. Tuy nhiên, đã có rất nhiều vụ kiện ở khắp các bang trên nước Mỹ để đòi quyền chữa bệnh và bảo vệ mạng sống cho bản thân hoặc người thân (bằng Ivermectin). Đây quả là một chuyện vô cùng vô lý, nhưng là có thật.
Bài viết có thể sẽ được cập nhật khi có thêm thông tin.
Cảm ơn bác!
ReplyDeleteThank's!
ReplyDelete