[8] CHỨNG MINH VÀ XÂU CHUỖI Ý NGHĨA CỦA ‘VIỆT’: SÁNG, MẶT TRỜI, LỬA, HOẠT ĐỘNG, SỨC SỐNG…


LỜI NÓI ĐẦU:
Ban đầu bài này là một phần của bài ‘Thử giải nghĩa ‘con Rồng cháu Tiên’’. Tuy nhiên, khi các ý tưởng được phát triển, các ý này vượt phạm vi bài viết trên quá nhiều, nên đã được tách thành một bài riêng.
Trong bài này, có các nội dung chính sau:
-        Chứng minh nguồn gốc tiếng Nôm của 2 chữ ÂmDương. Từ đó phục nguyên cổ âm của chữ Dương.
-        Bổ sung luận cứ bằng Giáp cốt văn và Kim văn, chứng minh rằng Việt nghĩa là Dương, là Sáng, là Mặt trời, là Lửa, Sức Nóng… và xâu chuỗi toàn bộ ý nghĩa của ‘Việt’.
-        Chứng minh rằng nhà Thương là Việt, Khổng Tử là con cháu nhà Thương nên cũng là người Việt, tên nước Lỗ cũng là Lạc (Việt).
-        Và một số ý khác về trống đồng, Hỏa giáo…

Nội dung bài viết gồm các phần:
PHẦN 1
PHẦN 2

1. Nguồn gốc tiếng Nôm của Âm Dương 

a) Giải nghĩa tiếng Nôm của Âm Dương

Vì ủng hộ giả thuyết (đối với người viết thì đó là sự thật, nhưng vì chưa được công nhận rộng rãi, nên vẫn gọi đó là giả thuyết) rằng người Việt là chủ nhân đích thực của nền văn minh Trung Nguyên cổ đại, và là tác giả của Hà Đồ, Lạc Thư, Bát Quái, nên trong phần này người viết sẽ trình bày cái gốc Nôm của 2 chữ Âm Dương, nhằm góp thêm bằng chứng cho vấn đề này.
Về mặt triết học, ‘Âm Dương’ (Yin and Yang) ngày nay có rất nhiều nghĩa. Thí dụ như người ta nói Dương là mặt trời, cứng, mạnh, nam, hướng lên trên… Âm là mặt trăng, mềm, yếu, nữ, hướng xuống dưới…[1] Trong phần này sẽ lý giải cái gốc của 2 chữ này, để thấy rõ 2 chữ này là từ tiếng Nôm mà ra. 
Tự điển Thiều Chửu giải nghĩa 2 chữ này như sau:
-        Dương:
o   Phần dương, khí dương. Trái lại với chữ âm .
o   Mặt trời.
o   Chiều nước về phía bắc cũng gọi là dương. Như Hán dương 漢陽  phía bắc sông Hán.
-        Âm:
o   Số âm, phần âm, trái lại với chữ dương .
o   Chỗ rợp, chỗ nào không có bóng mặt trời soi tới gọi là âm.
o   Chiều sông phía nam gọi là âm. Như giang âm 江陰  chiều sông phía nam, Hoài âm 淮陰  phía nam sông Hoài, v.v.
Các ý nghĩa ‘phần dương’, ‘phần âm’, ‘khí dương’, ‘khí âm’ là những nghĩa trừu tượng, có sau. Còn các nghĩa ‘mặt trời’, ‘chỗ rợp’, ‘phía Nam/ Bắc sông/ núi’ là những nghĩa rất cụ thể, chắc chắn là có trước nghĩa trừu tượng. Đây là manh mối để giải nghĩa 2 chữ ÂmDương này.
Tại sao Dương là phía Bắc của sông, nhưng lại là phía Nam của núi? Còn Âm thì ngược lại, là phía Nam của sông, và phía Bắc của núi? Ý nghĩa Dương – mặt trời và Âm – chỗ rợp giúp lý giải vấn đề này.
-        Lý do của điều này liên quan đến cả kiến thức địa lý lẫn kiến thức thiên văn: vùng đất Trung Nguyên ngày xưa nằm ở Bắc bán cầu. Do đó phía Nam thường có nhiều ánh sáng hơn phía Bắc!
-        Điều này đặc biệt đúng nếu xem vùng Hà Nam là nơi phát tích nền văn minh Trung Nguyên. Hà Nam có vĩ độ vào khoảng 31o-36o vĩ Bắc. Vì ở vị trí cao hơn vĩ độ 23,5o Bắc, nên khu vực này quanh năm (kể cả mùa hè) mặt trời luôn chếch về hướng Nam, bất kể mùa nào.
-        Như vậy, khi nhìn một quả núi, thì mặt phía Nam có nhiều ánh sáng hơn, cây cỏ sẽ phát triển tốt hơn, mặt phía Bắc ít ánh sáng, thì sẽ âm u hơn, và cây cỏ không phát triển bằng.
-        Ngược lại, đối với dòng sông, thì phía Bắc sông thì luôn có nhiều ánh sáng, vì chắc chắn là không bị núi che chắn. Còn ở phía Nam con sông thì có khả năng bị núi ở phía Nam bờ sông (nếu có) che bớt ánh sáng.. Xem hình minh họa bên dưới sẽ dễ hiểu vấn đề này.
Hình minh họa, phía Bắc sông là đất Dương, phía Nam sông là đất Âm.
-        Vùng đất Lạc Dương chính là vì nằm ở phía Bắc sông Lạc, mà có tên gọi như vậy. [2]
Đến đây, người viết tin rằng sau khi giải nghĩa được lý do tên gọi ‘Âm’ ‘Dương’, ta có thể khẳng định được nguồn gốc tiếng Nôm của ‘Âm’ và ‘Dương’:
-        Dương (hay Dương) chính là ‘SÁNG’, cả âm lẫn nghĩa.
o   Mối liên hệ ‘ươ’ ~ ‘a’ là dễ thấy, tương tự như ‘nước’ và ‘nác’. Ngày nay giọng Bắc Kinh vẫn đọc Dương là ‘Dang’, Latin hóa là ‘Yang’.
o   Còn ‘D’ và ‘S’ thì tương tự trường hợp ‘sông’ và ‘giang’.
o   Chữ ‘Sáng’ cũng còn có một âm Nôm nữa, đó là ‘Rạng’ (‘rạng rỡ’ = ‘sáng rỡ’). Âm ‘Rạng’ này rất gần với Dang/Dương (đọc theo giọng Bắc), và chính là cổ âm của cả Sáng lẫn Dang/ Dương. Wiktionary chữ Dương cho biết rằng cổ âm của Dương*lang (dựa trên nguồn của Baxter-Sagart và Trịnh Trương Thượng Phương) [3]. Thực ra chính là Rang/Rạng, mà vì âm r khó đọc biến thành l, trường hợp này rất thường gặp (ví dụ như rồng ~ long, rừng ~ lâm/lin…).
o   (Ở phần tiếp theo bên dưới, người viết sẽ tiến hành phục nguyên cổ âm của chữ Dương và chứng minh thêm mối liên hệ giữa các âm này.)
o   Mối liên hệ giữa các âm Sáng ~ Rạng ~ Dương(Dang) này đặc biệt giống với mối liên hệ của các âm Sông ~ Rồng ~ Dòng (Sông) (mà người viết đã trình bày ở bài viết ‘Thử giải nghĩa ‘con Rồng cháu Tiên’ [4]).
o   Chữ Dương cũng có 1 nghĩa, Thuyết văn ghi là Khai, tức là “mở ra”. Tiếng Nôm chắc chắn là ‘dang’ (ra) hay ‘dạng’ (ra). Chỉ có tiếng Việt mới hiểu được như vậy, chứ người Hồ làm sau hiểu được Yang là Kai?
o   Và tại sao Dương cũng có nghĩa là trời? Trong tiếng Tây Nguyên ngày nay còn âm Giàng, nghĩa là Trời.
o   Như vậy, chữ Dương có nguồn gốc tiếng Nôm từ các âm Sáng/Rạng/Dạng/Dang/Giàng (theo nguyên tắc, cổ âm vần ‘iang’sẽ thành ra 2 vần tương đương là ‘ang’ và ‘ương’). Người Việt phân biệt được các âm này, nhưng người Hồ (khi bắt đầu xâm nhập Trung Nguyên vào thời Chu) không phân biệt được các âm này, cho nên chỉ viết 1 chữ và gán cho tất cả nghĩa đó.
-        Âm (hay Âm) là ‘Âm U’, là ‘U Ám’, nghĩa là TỐI.
o   Lưu ý là chữ Âm không có nghĩa ‘đóng lại’ ngược với ‘dang ra’ (khai) của chữ Dương. Đó là vì trong tiếng Nôm thì tiếng ‘Âm’ không có gần với âm nào nghĩa là ‘đóng’ cả. Điều này cho thấy Âm/ Dương có nguồn gốc tiếng Nôm.
Như vậy, cặp đối lập ‘SÁNG’ và ‘TỐI’ trong tiếng Nôm đã trở thành ‘Dương’ và ‘Âm’, và trở thành một cặp phạm trù triết học thu hút hàng ngàn người qua hàng ngàn năm.
Để củng cố thêm chứng cứ cho lý giải này, ta có thể sử dụng tự điển. Thuyết văn giải tự ghi 2 chữ này như sau: 
-        Dương: Cao Minh(tạm tịch: Dương là cao, Sáng) [5]
-        Âm: Ám也。thủychi nam南、sơnchi bắc(tạm dịch: Âm là ‘tối’, phía nam của nước, phía bắc của) [6]
Ngay cả tượng hình của 2 chữ cũng cho thấy điều này.
-        Chữ Dương gồm có mặt trời ở trên cao, và phía dưới có các tia, để biểu ý là SÁNG.
o   Thái Dương nghĩa đen là Sáng Nhất, sáng nhất thì không gì bằng Mặt Trời. Vì vậy Thái Dương nghĩa là Mặt Trời.
-        Chữ Âm thì nhìn giống như một ngọn núi phủ bóngxuống nền đất. (‘Âm’ còn có nghĩa là ‘bóng rợp’.)
o   Thái Âm lại có nghĩa là mặt trăng. Có khả năng Thánh nhân xưa đã biết ánh trăng chính là ánh sáng phản chiếu của Mặt trời vậy!
Từ ý nghĩa cổ xưa đơn giản như vậy, Sáng và Tối đã trở thành Dương và Âm, rồi dần mở rộng thành những ý tưởng triết học. Ví dụ (xin lưu ý rằng chỉ là ví dụ) như:
-        Dương thì thành ‘dâng’, dâng lên là dương, hạ xuống là âm.
-        Mặt trời ‘dâng’ lên ở hướng ‘đông’ (có khả năng chữ Đông chính là từ ý này; mặt trời dâng lên trên ngọn cây), nên hướng Đông là dương, hướng Tây là âm.
-        Hướng Nam thì sáng, nên là dương, hướng Bắc ngược lại thì là âm.
-        Dương, dâng lên thì cao, cao là dương (sáng), thấp là âm (tối).
-        Dương lên gần mặt trời thì nóng, thấp xuống thì lạnh, nên dương nóng mà âm lạnh.
-        Dương thì thành ‘vươn’, vươn ra là dương, vậy thì thu lại là âm.
-       
Nguồn gốc tiếng Nôm của 2 chữ Âm Dương tái khẳng định rằng nền văn minh Trung Nguyên cổ đại là thuộc về Bách Việt.
Trong các phần sau sẽ tiếp tục chứng minh Dương = Rạng/ Sáng/ Mặt trời/ Lửa chính là ý nghĩa của từ ‘Việt’.

b) Phục nguyên cổ âm của chữ Dương

Trong các phần sau người viết sẽ trình bày chữ Giáp cốt văn và Kim văn thời cổ để chứng minh tên của nhà Thương thời cổ thể hiện ý nghĩa là ‘Sáng’. Ở đây sẽ sử dụng tên của vua Thang sáng lập nhà Thương để phục nguyên cổ âm của chữ Dương.
-        Wiktionary chữ Dương cho biết rằng cổ âm của Dương là *lang (dựa trên nguồn của Baxter-Sagart và Trịnh Trương Thượng Phương). [3]
o   Cách phục nguyên âm của chữ Dương*lang của 2 tác giả trên tương đối hợp lý. Tuy nhiên, chính xác thì đó phải là âm *rang, bởi vì từ Rangmới biến ra Dangtrong tiếng Hoa và và âm r khó đọc bị biến thành l (rất thường gặp, ví dụ rồng ~ long, rừng ~ lâm/lin…), nên mới thành *lang.
o   Và âm *rangnày rõ ràng chính là âm Rạng/Sáng của tiếng Nôm.
o   Nhưng muốn chính xác hơn nữa thì phải là *riang, vì âm ‘iang’ mới biến thành ‘ang’ và ‘ương’ (cho nên mới có Thang ~ Thương, Dang ~ Dương, Lạng ~ Lượng, Tràng ~ Trường…).
o   Còn có 1 chữ Dương nữa với bộ Hỏa, viết là Dương hay Dương (đây là loại chữ hình thanh, nên viết bằng chữ Dương nào cũng như nhau), tự điển ngày nay giải nghĩa là ‘nấu chảy’. Tuy nhiên, Thuyết văn giải nghĩa chữ này là CháTáo, có nghĩa là ‘nướng khô’ (đúng văn phạm tiếng Việt). Như vậy, chữ Dương này rõ ràng chính là chữ Nôm cổ ‘rán’, tức là ‘nướng’, mà người Hoa đã quên mất cái nghĩa Nôm cổ của nó, nhưng người Việt (đặc biệt là ở miền Bắc) vẫn còn dùng đến giờ..
-        Như vậy, chỉ cần dùng kết quả của Baxter-Sagart và Trịnh Trương Thượng Phương, là đủ để phục nguyên cổ âm của chữ Dương *riang (hay *rang), đủ để có thể chứng minh nguồn gốc của chữ Dương là Rạng/Sáng trong tiếng Nôm.
Tuy nhiên, người viết xin mở rộng thêm với chữ Thang, là tên vua Thành Thang sáng lập nhà Thương, bởi vì nhà Thương là triều đại của người Việt như sẽ chứng minh ở các phần tiếp theo (bằng Giáp cốt văn).
-        Wiktionary chữ Thang cho biết âm của Thang là *lang hay *rang. [7] Âm Thanglại khác quá xa âm Lang/Rang, thì làm sao có cổ âm là *lang hay *rang được?
o   Theo Thuyết văn, chữ Thangviết theo bộ Thủy, đọc theo âm của chữ Dương/Dang (从水 昜聲). [8] (như vậy là loại chữ hình thanh)
o   Âm đọc theo chữ Dương/Dang ghi trong Thuyết văn là âm thời Hán. Sau này Thuyết văn được phục nguyên, có bổ sung âm Th-lang (Thổ + Lang = Th-lang). [8]
o   Th-lang thì tất nhiên là tương đương Th-rang.
-        Như vậy, với những yếu tố trên, và với cái gốc Nôm của chữ Dương là ‘Sáng’, người viết đã có thể phục nguyên được âm gốc của chữ Dương/Dang và ThangThriang.
o   Âm này đầy đủ và chính xác hơn (có lẽ là cổ hơn) âm *rang. (Ngay tiếng Hoa ngày nay đọc chữ là Tang, thì cổ âm phục nguyên ít ra cũng phải là T-rang)
o   Khi đọc Thrang mà bỏ t/th còn ‘Rạng’ sẽ biến âm ra ‘Sáng’, và khi đọc bỏ r/l thì sẽ còn ‘Thang’ hay ‘Tang’. Còn âm cổ ‘i-ang’ thì thường biến thành ‘ang’ và ‘ương’.
o   Như vậy, ta có mối liên hệ giữa các âm: Thang ~ Rạng ~ Dang ~ Sáng và Thương ~ Dương, từ cổ âm Thriang mà ra.
o   Âm Thriangnày có lẽ quá cổ, các chữ hiện nay hoặc chỉ theo nhóm phụ âm Th/T hoặc nhóm phụ âm r/d/s.
-        Điều này tương tự âm cổ của Trăng/Tháng là Tlăng/ Blăng, hay trong một bài viết trước, người viết cũng đã trình bày cổ âm của Chàng và Lang là Chlang/Tlang. ‘Thằn lằn’, ‘thuồng luồng’ và trăn, rắn, rồng cũng có thể chính là trường hợp này.
-        Tương tự, ta có cổ âm của Sông là *krong: [9]
o   Krong đọc lướt ‘r’ thì thành Kong (như trong tên của sông Me-Kong), hay Công, là cổ âm của chữ Giang (nghĩa là sông).
o   Krong đọc bỏ ‘k’ thì còn rông, biến thành rồng, giòng, dòng và sông.
(Ai có nghiên cứu về cổ âm tiếng Việt thời Việt-Bồ-La trở về trước sẽ dễ hiểu vấn đề này.)
(Bàn thêm:
-        Ngôn ngữ phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ ít biến ra nhiều, từ một âm biến ra nhiều âm, nhiều nghĩa. Rất có khả năng ngày xưa chỉ dùng 1 cổ âm THRIANG (nghĩa là SÁNG) để gọi chung cho cả mặt trời lẫn mặt trăng, rồi sau thì ngôn ngữ phát triển mới biến ra âm Rạng/ Dang/Yang (tiếng Latin là Sol, tiếng Anh là Sun ~ Sáng) để chỉ mặt trời, và âm Trăng/Tháng để chỉ mặt trăng. (Nếu điều này đúng, thì ta thấy rằng chữ Minh nghĩa là Sáng, viết bằng 2 chữ Sáng (Sun) và Sáng (Tháng))
o   Chữ (Rướ), là sáng Rực/Rỡ tiếng Nôm, ngày nay âm Hán Việt đọc là Nhật, chỉ mặt trời. Có khả năng âm này liên quan đến ‘Ra’ – thần Mặt trời ở Ai Cập cổ. 
o   Có khả năng âm ‘Thriang’ khi đọc bỏ r là Thi-ang, biến thành Thi-êng rồi rút ngắn thành Thiên (cũng có nghĩa là Trời).
o   Âm Dương/Dang/Rạng thì biến thành âm Giàng(cũng là Trời) ngày nay còn thấy trong ngôn ngữ của một số dân tộc ở Tây Nguyên.)
(Ghi chú:
-        Cũng có một khả năng khác (khó xảy ra hơn), đó là chữ Thang là cách viết âm kép Thủy + Dang = Thang (cũng như Thủy + Lang = Thlang, vì Dương = Dang/ Rang/ Lang).
-        Trong trường hợp này thì chỉ có chữ Thang là âm Thriang vì ghép thêm bộ Thủy, còn chữ Dươnglà âm riang.
-        Trong kinh nghiệm của người viết thì thông thường chữ trong Thuyết văn chỉ đọc theo âm của chữ sau, và bộ đầu chỉ nghĩa chứ không chỉ âm. Bên cạnh đó, từ 1 cổ âm Thriang chung biến ra các âm mang nghĩa mặt trời và mặt trăng là phù hợp, cho nên cách phục nguyên ở trên là hợp lý hơn.
-        Nhìn chung, dù chữ Dươngcó cổ âm là Thriang hay chỉ là riang, thì cũng vẫn liên quan đến âm Rạng/Sángcủa tiếng Nôm, cho nên không ảnh hưởng đến luận điểm chính của bài viết này.)

2. ‘Việt’ có nghĩa là ‘Ánh Sáng của Mặt trời, Mặt trăng và Lửa/ Sức nóng
Trong bài viết ‘Chữ Nôm cổ xưa và ý nghĩa của Việt’, tác giả Nhạn Nam Phi đã đưa ra rất nhiều luận cứ chứng minh rằng ý nghĩa chính của từ ‘Việt’ là ‘ánh sáng quang minh của Mặt trời và Mặt trăng’, có thể tạm chia làm 2 loại: [10]
-        Vật chứng về mặt ngôn ngữ chính là sự xuất hiện thường xuyên của các chữ Mặt trời , Mặt trăng , dương (sáng), chiếu… trong tên gọi của các nước thời Xuân thu – Chiến quốc. Các tên gọi này thể hiện ý ‘Sáng’.
-        Vật chứng vật chất cụ thể chính là các Trống Đồng được tìm thấy có hình mặt trời ở vị trí trung tâm với các tia sáng rực rỡ.
Trống đồng với biểu tượng mặt trời ở giữa. Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Trống_đồng_Đông_Sơn.
Trong bài ‘Chữ Nôm cổ xưa và ý nghĩa của Việt’, tác giả Nhạn Nam Phi đã làm rõ được Việt Mặt trời (cũng là Dương trong Âm Dương): [10]
-        …Người Triều Châu đọc Nhật là “Diệt/ diềt” và người Quảng Đông đọc Nguyệt là “Duyệt”, tiếng Việt ngày nay thì là “Nhật-Nguyệt”. Điều này cho thấy thời “tiếng Việt nguyên Thủy” thì dù là mặt trời hay là mặt trăng, miễn là “ngôi sao – chiếu sáng” đều có chung ý nghĩa là soi sáng, là “Diệt/Việt”, là “Viêm-nhiệt”, là sức nóng và tỏa sáng, là ánh sáng quang minh… Và ngay cả ánh sáng của quang minh được soi chiếu bởi một âm là mặt trăng và một dương là mặt trời đều có tên chung cùng phát âm giống nhau là “Việt/Diềt”.
-        Việt = Việt. Việt viết bằng chữ “Dương”, cũng là chữ Dịch Việt, chỉ thêm vào bên trái bộ Mộc. Nước “Dương –Việt” là nước “Việt”, thêm vào thành ra là “Dương” “Việt” để phân biệt với những nước Việt khác mà thôi. “Dương Việt” vùng nầy phát âm như “yuôn”, “duyồn” gần với âm của tiếng Khmer. Sau này còn gọi là “Yuồn” Việt. Vì chữ Hán Việt đã quên chữ “Việt” này mà đọc là “Dương” vì bắt chước âm “yuôn” nên phải thêm vào “Việt” thành ra “Yuôn Việt tức là Dương Việt”. Âm “Yuôn” Việt này là Nôm có trước, lâu quá đến đỗi người ta đã quên và chỉ nhớ là “Dương”.
-        Việt = Việt, thể hiện bằng chữ “Dương, chữ này ngày nay vẫn dùng để chỉ mặt trời như chữ “Nhật”. Có vua tên là “An Dương Vương” không? Vô lý! Thật ra là “An Việt Vương”, chỉ là do người đời sau bị ngộ nhận do quên mà đọc sai theo âm mới là “Dương”, âm cũ là “Việt”. Chữ Nôm có trước quá lâu và người ta đã quên.
Và chữ Dịch cũng là Diệt/ Việt: [10]
o   Việt: chữ Nôm đọc là “Diệt/ diềtở Quảng Đông. Hán Việt và Việt đọc là “Dịch”, Bắc Kinh phát âm là “Yi”, Triều Châu phát âm là “éck”. Quảng Đông phát âm là “diềt” tương đương với “Diệt” là “Việt”. Chỉ có âm Quảng Đông là còn đọc chữ nầy gần với âm “Việt” nhất (tiếng Quảng Đông đọc chữ “Việt” này là: “Diềtdiệk” hoàn toàn như người Triều Châu đọc chữ “Việt” (nhật) này là; DiềtDiệk). “Việt” đây là chữ dịch chính là chữ tượng hình vẽ mặt trời hình tròn >O< với các tia sáng chung quanh được mỹ thuật hóa và vuông hóa thành chữ “nhật” được đặt ở phía trên, và các tia sáng chung quanh được gôm lại biến thành chữ “Vật” để ở phía dưới thành ra “Việt”. Chữ Việt này với chữ Việt cổ xưa nhất là vẽ hình mặt trời >O< có tia sáng phát ra tứ phía là chung một chữ mà thôi. Thật ra Kinh Dịch là đọc trại âm từ chữ Kinh Việt: Kinh của người Việt thì mới gọi là Kinh Việt (/ Mặt trời + /tia sáng) = “Việt/”.
 (2 chữ Dịch và Dương giống nhau đến 90% (chỉ khác 1 nét ngang), và đều thể hiện ý ‘Sáng’ của mặt trời, thì cùng/ gần âm và cùng/ gần ý nghĩa là hợp lý.)
Và đây có lẽ là đoạn quan trọng nhất, thể hiện ý nghĩa của Việt là Mặt trời, là Sáng, và sức nóng: [10]
-        …chữ Nhật ngày nay. Phát âm Hán Việt đọc là “Nhật”. Phát âm Bắc kinh-Hoa ngữ đọc như là “Rướ”.
o   Thật ra là được biến âm từ chữ Nôm “Rực / rỡ-hay (Diệt)” và thường dùng Anh văn/ English để phiên âm là “ri ”. Phát âm Mân Việt-Triều Châu thì đọc là “Diềt”.
-        Diềt” hay là “Rực” là Nôm ngày xưa của Bách Việt, và chỉ có người Việt có phát âm “Diềt” nầy.
-        Tôi xin trình bày rõ ở đây và xin phục nguyên âm đọc cổ xưa và có thể gọi là Nôm hoặc là Nôm cổ đại, đọc là Diềt/(Việt). (Việt)/Diềt là mặt trời, và cũng là “Việt” mà có nhiều cách viết khác là “Việt” và “Việt” v... v…
-        (Điều này giải thích vì sao có quá nhiều trống đồng có hình mặt trời ở chính giữa: đó là linh vật của người Việt cổ đại).
-        Diềt=Việt== là mặt trời, là nóng + sáng, là Quang + Minh của cổ Việt tộc, tức là tiền Việt mà người đời nay hay gọi là người gốc “Australoid”. Phát âm “Việt/diềt” tương đương âm “Vic” của “victory” bên tiếng Anh/ English, và có quá nhiều biến âm đều có gốc âm là “Việt”.
Sau nầy “Việt/ diềt
” còn có rất nhiều chữ “Việt” khác tùy theo các phân chi và các vùng của tộc Bách Việt. Tiếng Việt ngày nay đọc là “Nhật”, rất gần với âm “Diềt” của người Mân Việt-Triều Châu hiện nay.
-        Chữ Nôm với âm Nôm có trước là “Diềt”, chứ không phải là âm “Nhật” của Hán Việt.
Và đây là những đoạn thể hiện ý nghĩa ‘Lửa’ của Việt: [10]
-        *Việt : Chữ Nôm đọc là “Duyệt” ở Quảng Đông. Ngày nay Hán Việt và Việt đọc là “Việt”, âm Bắc kinh đọc là “Yué” (ghi chú: bên Triều Châu dùng chữ “Việt ” thay chữ “Việt ” nầy). Cách viết chữ “Việt” nầy rất giống chữ “dịch”. chữ “Việt” nầy là “Hướng ” về mặt trời Chiếu sáng - với chữ “thể ”: là “Bẻ” để “biểu hiện ý” của âm “E” là “Yue” là “Việt”_ bản thân của chữ “thể ” trong cổ văn thì đó là chữ Nôm nghĩa là “Cháy ”, chứ “Cháy” là “Mộc ” đang phát cháy bằng mấy nét phía trên là ngọn lửa. Tôi là người Mân Việt nên hiểu rõ chữ “Cháy ” nầy,(“Cháy ” còn 1 phát âm khác là “Bẻ ” để nói nghĩa khác, và “bẻ” hay “Bén” cũng lại quay về ấm Bén, cháy bén…)…cháy - sáng nguyên 1 vòng cầu tức là “Cầu vòng” mà ngày nay được viết bằng “Thể Hồng- ” tức là “Cầu vòng”… nhiều người cứ tưỡng rằng Việt với bên trong chữ Hướng là “Mễ ” là gạo…, không phải vậy đâu: Bởi vì nghĩa cuả “Việt” là “Nhật- Nguyệt” là Quang Minh-Soi sáng… như Trống đồng của Cổ Bách Việt tộc đã lưu dấu trong lịch sử).
-        *Việt = “Việt ” được viết bằng 2 chữ hoả chung ; hình “Hoả ” chữ Viêm “” đại diện cho lửa mặt trời. Bây giờ bị đọc là “Viêm ” xưa là “Việt ”. Ngày xưa để lại tên “Viêm Đế” mà thật ra thì phải gọi là “Việt ĐẾ”, mà người ta không biết nên gọi là “Viêm Đế”. Hai chữ yan và yan trong tiếng Bắc Kinh phát âm giống nhau và đều là nói về “Trung tâm hỏa -Mặt trời”.
-        *Việt = “Việt ”, chữ “yến” là Hỏa ở trung tâm, các tia sáng tỏa từ 8 phương với chữ có hình mặt trời được đại diện bằng “Khẩu ” ở chính giữa, và 4 chấm phía dưới là 4 nét của chữ Hỏa .Tự điển online MDBG-Chinese English Dictionary ngày nay còn biết nguồn gốc và giải thích chiết tự của chữ “Việt ” nầy là “Trung tâm hỏa: 中心火” chứ không phải là chim Én, “Yến ” như cách hiểu bình thường của nhiều người. Việt nầy biến âm thành Yan, yen, Yến.
Tóm lại, với rất nhiều luận cứ thuyết phục về mặt ngôn ngữ, có đối chiếu với phát âm giọng Việt, Quảng Đông, Triều Châu và Quan Thoại… tác giả Nhạn Nam Phi đã lý giải được các ý nghĩa chính của từ ‘Việt’, đó là:
-        Mặt trời/ Mặt trăng
-        Sáng (cũng chính là Dang/ Dương về cả nghĩa lẫn âm thanh)
-        Lửa/ sức nóng
Các ý nghĩa này thật ra tuy 3 mà là 1. Mặt trời vừa là lửa, vừa sáng, vừa nóng.
Từ nghĩa chính này, lại phát sinh ra nghĩa phụ là ‘Chiếu’, mà tác giả Nhạn Nam Phi đã có viết như sau: [10]
-        “Nước Triệu  âm xưa là “chiếu”, có chữ Nguyệt nằm bên phải, có nghĩa là chiếu sáng bởi ánh trăng, có kinh đô là “Tấn Dương”(Tấn là Tiến, Dương là Việt như đã trình bày.”
(Ý kiến của người viết: Trong chữ Hán còn có chữ Triều, có nghĩa là ‘sớm mai’ hay ‘sáng’. Chữ Triều này viết bằng chữ Nguyệt, nếu chữ Nguyệt đọc theo Nôm là ‘Sáng’ như đã nói như giả thuyết, thì chữ Triều ngày cũng đọc là ‘Sáng’, và nghĩa là ‘Sáng’ luôn. Mà ta cũng có chữ Triều/Trào viết bằng bộ thủy, có nghĩa là nước ‘thủy triều’. Nếu chữ Nguyệt mà đọc là ‘Trăng’, thì có khả năng chữ Triều đó xưa chính là ‘Tràn’, nước tràn chính là thủy ‘triều’! (Mà ‘tràn’ hay ‘trào’ cũng lại là ‘dâng’, lại gần âm và nghĩa với ‘dương’, ta lại thấy rằng trong ngôn ngữ cổ khả năng mặt trăng và mặt trời đồng âm ‘sáng’ là rất cao)
-        “Việt = Việt, thể hiện bằng Việt này là vùng ven biển Đông, tên Việt Nam, Mân Việt, Ngô Việt, Âu Việt, Đông Việt, Ư Việt, Vu Việt, Việt Thường, v.v… “Bách Việt” là dùng chữViệt” này. Chữ Việt này giữ phát âm “Việt” nhưng khác với tất cả những chữ Việt khác, và mang ý nghiã là “Vượt + vũ khí trong tay là cái Rìu Việt”. Nhưng chữ Việt này vẫn là mang ý nghĩa “chiếu”, chiếu sáng, và hoàn toàn phù hợp với chữ Nôm có trước. Bô ̣“tẩu” là chữ “chạy” ghép với cái “qua” là cái “Rìu”, thành ra âm “Chiếu”. Người Việt ngày xưa gọi vua là “chiếu” hay “chúa” . Chính vì âm “chiếu” mà người Triều châu đọc “iếu” và thành “oát” ngày nay. Và người Dao lại đọc thành Yìu, còn lên tới Sơn Đông và Bắc kinh đọc thành “Dù/ gần giống như “yuồn” (Hửu)” [10]
(Ý kiến của người viết: Cách lý giải chữ Việt ra âm ‘Chiếu’ này rất độc đáo, và người viết thấy rằng có thể áp dụng cho cả chữ Việt này. Theo tác giả Nhạn Nam Phi, chữ Việt này không phải viết bằng chữ Mễ như người ta hiểu sai, mà là chữ Thải và thực ra phải đọc Nôm là Cháy hay Bén (cháy bén), tượng hình cái cây đang bốc cháy. Như vậy, chữ Việt trên là Cháy, dưới cũng là hình cái Rìu, Cháy+Rìu = Chiếu! Hoặc cũng có thể giải nghĩa chữ Khuy nghĩa là Thiếu, Cháy+Thiếu = Chiếu)
Ngay cả chữ Triệu Thuyết văn cũng ghi là 从走肖聲, tức là theo âm của Tiêu(gần với Chiếu), hoặc chữ Tẩu đừng đọc theo âm sau này là Tẩu, mà hãy đọc âm Nôm là Chạy, thì cũng ta có Chạy+Tiêu=Chiếu!)
Sau thời Tam Quốc, thì kề bên (khu vực Vân Nam và Bắc Việt ngày nay) bắt đầu nổi lên nước Nam Chiếu [11], chống lại sự thống trị của nhà Tùy, Đường (đã bị người Hồ xâm nhập). Tại sao lại có nước Nam Việt/Chiếu của họ Triệu/Chiếu (Đà), rồi sau đó lại có nước Nam Chiếu kề bên? Quá là trùng hợp. Tác giả Nguyễn Văn Huy cho rằng đó là người Điền Việt lánh nạn xuống phương Nam chạy và chống giặc Hồ, rồi sau này một phần cũng di cư qua Giao Chỉ và giành độc lập thành công, trở thành nước Ngô rồi Đại Cồ Việt [12]. Đây là một mấu chốt quan trọng vì lịch sử Việt Nam trước thời Ngô Quyền khá mơ hồ, mà Nam Chiếu lại nằm đúng thời kỳ này. Người viết cho rằng cần phải nghiên cứu thêm vấn đề này thêm trong tương lai.
Trong tiếng Việt, động từ ‘Chiếu’ luôn đi với ‘Sáng’, là ‘Chiếu Sáng’ (đến thế kỷ 20 mới có cụm từ ‘chiếu bóng’). Trong tiếng Anh, có chữ ‘Shine’ có nghĩa là ‘chiếu’, đọc là /sai(n)/, nếu đọc nhanh thì nghe gần như ‘san’, tức là khá giống ‘Sáng’.

3. Bổ sung luận cứ cho ý nghĩa ‘Sáng’ của ‘Việt’, về mặt nhân chủng

a) Tên người Dao/ Dìu Miền liên quan đến ‘Sáng’

Ở miền Bắc Việt Nam, Lào, Thái, Myanmar và Trung Quốc  ngày nay có một dân tộc gọi là người Dao hay Dìu Miền. [13]
Cũng trong bài chữ ‘Chữ Nôm cổ xưa và ý nghĩa của Việt’, tác giả Nhạn Nam Phi cho rằng ‘Dao’ cũng chính là Việt: [10]
-        * Việt = Việt,thể hiện bằng chữ “Dao ”, âm chính của người thời nay được đọc bởi chính người Dao thì đọc là “Dìu ”, Diêu, Diều, yiu gần với âm “diệt” mà đọc theo dấu “huyền” cho nhiều là thành “Diều ”. Chữ Việt / Dao/ dìu nầy có bộ “nguyệt” phía trên, bên góc phải. Đây cũng là chữ Nôm có trước, ngày xưa đọc “Dìu” hay “Diềt” .
-        Người Dao hay chính xác gọi theo người Dao hiện nay tự xưng hô mình là người “Yíu Mien”, ”Dìu mien/ diềt mien”, thật ra là giống nhau với “Việt Mân”, hay là Mân Việt như người Triều Châu và Phước Kiến. Ngôn ngữ của người “Dao Việt” hiện nay là sự pha trộn bởi tiếng Triều Châu, Quảng Đông, Thái, Việt, Lào. (Tôi có nhiều tiếp xúc với người Dao từ xưa và nay, nên nhận rõ điều này.)
Tác giả Nhạn Nam Phi cho rằng ‘Miền’ trong tên tự gọi của người Dao là ‘Mân’, trong chữ Mân Việt, nhưng không thấy giải thích Miền/Mân là gì.
Chữ Mân này ngày nay tự điển chỉ ghi nghĩa là họ Mân, Mân Việt (một dân tộc Việt sống chủ yếu ở vùng Đông Nam Trung Quốc, trong đó có người Phúc Kiến và Triều Châu), như vậy là không rõ nghĩa gốc của ‘Mân’ là gì.
Người viết cho rằng có khả năng Mân/Miên thực ra chỉ là cách đọc khác của Minh, cũng có nghĩa là Sáng (phù hợp, vì là Việt, mà Việt là Sáng). (ở phần trên đã có trích dẫn wiktionary cho thấy Minh còn có cổ âm là /mˠiæŋ/, tức là ‘Mieng’) Còn chữ Mânviết bằng bộ Trùngtrong đó, có thể lại là một kiểu viết xấu của người Hán đối với các dân tộc ít người, giống kiểu viết về người Choang vậy. Trong trường hợp này thì ta nên xét kỹ về âm và nghĩa, không nên quá đặt nặng vào mặt chữ.

b) Tên người Tráng/ Choang liên quan đến ‘Sáng’

Ở Trung Quốc ngày nay có một dân tộc gọi là người Tráng hay người Choang.
Theo wikipedia tiếng Việt về người Tráng thì họ là một dân tộc khá đông người (đến 18 triệu người tức là bằng một quốc gia nhỏ), sống chủ yếu ở tỉnh Quảng Tây (tên đầy đủ là Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây). Người Bố Y ở Trung Quốc, người Nùng và người Tày ở Việt Nam cũng chính là người Choang, có sự phân chia chẳng qua do yếu tố chính trị và vị trí địa lý. [14]
Điều có thể khẳng định, đó là người Choang là 1 tộc thuộc Bách Việt, xét theo vị trí địa lý sinh sống và văn hóa. Đây là điều gần như không có ai bàn cãi, và các nghiên cứu di truyền học cũng cho thấy điều này. Một bằng chứng cụ thể là người Choang cũng có trống đồng, và biểu tượng tôn giáo tối cao của họ là Bu Luotuo (Bố Lạc Đà) có hình giống hệt mặt trống đồng mà người Việt Nam thường biết. [15] [16]
 Biểu tượng tối cao của người Choang. Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Người_Tráng#Tín_ngưỡng.

Trống đồng của người Choang. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Zhuang_customs_and_culture#Stories.
Ngày nay người Choang vẫn còn giữ nhiều câu chuyện cổ và các điệu múa trống đồng. Theo wikipedia, người Choang có câu chuyện cổ kể rằng nguồn gốc trống đồng như những ngôi sao, và ngôi sao cũng là biểu tượng chính giữa của trống đồng. [15] Có lẽ giới nghiên cứu người Việt cũng nên tham khảo thêm ý kiến của người Choang về vấn đề này khi nghiên cứu trống đồng.
Về mặt từ ngữ, ngày nay Trung Quốc gọi người Choang là Zhuang, viết bằng chữ Tráng (mạnh mẽ). Tuy nhiên, đây chỉ là 1 danh từ được đặt ra vào thế kỷ 20, để thay thế cho các chữ Đồng (có bộ Khuyển nghĩa là chó) và Đồng (nghĩa là ‘con nít’), bị cho là có tính bôi xấu. [14]
Trên thực tế, âm Zhuang của người Hán là đọc lại từ tiếng người Choang tự gọi mình là Cuengh (phiên âm bằng chữ Latin), tức là gần giống âm Choeng, nên người Việt gọi là Choang, và Thái gọi là Chuang. [14]
Như vậy, người viết tin rằng trường hợp này gần giống trường hợp chữ ‘Lạc’ (nghĩa là ‘nước’) đã phân tích (trong bài ‘Thử giải nghĩa ‘con Rồng cháu Tiên’’), đó là những chữ người Hán dùng để chỉ người Choang đều là chữ ký âm, để truyền đạt âm đọc của 1 tên gọi riêng, chứ không nói lên ý nghĩa của cái tên đó.
Theo người viết, vì người Choang là một trong Bách Việt, thì âm Choang có lẽ phải được giải thích theo tiếng Nôm.
-        Trong tiếng Việt ngày nay còn cách dùng chữ ‘sáng choang’, ‘chói chang’ (= chói sáng)…
-        Cho nên âm Choang (hay ‘Chang’) có lẽ cũng chính là ‘Sáng’.
-        Ở phần dưới khi phân tích các chữ mang nghĩa ‘Sáng’, sẽ thấy xuất hiện những chữ có âm ‘Choang’. Điều này sẽ giúp củng cố giả thuyết này.
Trong tộc Choang, có 1 nhân vật nổi tiếng ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, đó là Nùng Trí Cao (hay Nông Trí Cao). Vào thời Lý Thái Tông, Nùng Trí Cao nổi dậy ở đất Cao Bằng, mong muốn gây dựng một đất nước của người Choang, đặt tên là Đại Lịch . [17]
-        Chữ Lịch này chính là trong chữ ‘lịch sử’, ‘lịch pháp’.
-        Chữ Lịch trong đó có chữ Nhật – mặt trời và chữ 2 Hòa – lúa. Đây là chữ rất thú vị, cho thấy rằng việc làm lịch là dựa trên cơ sở quan sát thiên văn, và do nhu cầu của trồng trọt mà ra. (Điều này cho thấy nền văn minh Trung Nguyên cổ vốn là văn minh trồng trọt, khác với du mục Hung Nô phương Bắc)
-        Như đã nói về ý nghĩa của Việt là ánh sáng quang minh của Mặt trăng/ Mặt trời, việc Nùng Trí Cao đặt tên nước là Lịch có Mặt trời trong đó thể hiện tiềm thức này.

4. Bổ sung luận cứ cho ý nghĩa ‘Sáng’ của ‘Việt’, về mặt ngôn ngữ

a) Chữ Minh nghĩa là Sáng

Ở trên đã có trích dẫn Thuyết văn giải nghĩa DươngMinh (tức là Sáng):
Tại sao Dương/Sáng lại là Minh? 2 chữ này âm khác nhau như vậy, thì âm ‘Dương’ từ đâu ra? – Người viết xin đặt giả thuyết: chữ Minh ngày xưa âm Nôm đọc là Tháng/ Sáng!
-        Theo wiktionary, chữ Minh âm cổ phục nguyên (Old Chinese) là /*mraŋ/. Vì m~b, r~l, nên âm *mrang này tương đương với âm blang, blăng, cũng chính là cổ âm của tlăng, trăng, tháng! Đến âm Trung đại (Middle English) thì ghi là /mˠiæŋ/ tức là mi-ang! Rồi từ âm mi-ang này mới dần biến thành Mang/Mênh và thành âm Minh ngày nay! [18]
-        Lưu ý rằng tiếng Hoa lướt mất âm ‘r’, nên *mrang đọc thành mang, mênh, rồi thành Minh. Nhưng ta hoàn toàn có thể cho rằng có 1 phương ngữ khác ở phương Nam đã đọc *mrang lướt âm m thành ‘rang’, tức là Rạng/Dang/Sáng! Điều này phù hợp cả về âm lẫn nghĩa.
o   Ta lại có chữ, âm Hán Việt ngày nay đọc là Danh, âm Quan Thoại là Ming. Trong khi đó, Thuyết văn chữ Danh còn ghi thêm âm là VũTinh thiết, tức là Vinh! Điều này chứng tỏ Danh ~ Vinh ~ Minh. [19]
o   Như vậy, hoàn toàn có khả năng chữ Minh từng có âm là Dang/ Rạng/ Sáng.
-        Ngoài ra, chữ Minh thường được giải thích là loại chữ biểu ý, lấy mặt trời và mặt trăng biểu ý ‘sáng’. Nhưng loại chữ như vậy thường làm thành 1 chữ riêng không thuộc bộ nào trong những chữ ghép thành nó. Trong khi đó, chữ Minh lại được xếp vào bộ Nhật. Điều đó cho thấy chữ này cũng có khả năng là loại chữ hình thanh, tức là âm đọc theo chữ Nguyệt:
o   Chữ ngày nay đọc là Nguyệt. Nhưng chưa chắc ngày xưa đã đọc là ‘Nguyệt’, mà hoàn toàn có thể đọc là ‘Trăng’hay ‘Tháng’ (nhắc lại khám phá của tác giả Nhạn Nam Phi: tiếng Nôm có trước, và chữ Hán xưa vốn là chữ Nôm, đọc theo âm Nôm trước khi bị đổi thành âm Hán-Việt sau một thời gian dài). Âm ‘Tháng’ và ‘Sáng’ đổi cho nhau nên chữ Minh đã đọc là Tháng/ Sáng!
o   Âm ‘Th’ và ‘S’ này giống trường hợp chữ Thang (vua Thang) đã trình bày ở trên (ngày nay cũng còn âm là ‘Sang’). 

b) Một số chữ tượng hình giáp cốt mang nghĩa ‘Sáng’

Trong phần này sẽ tiến hành phân tích các chữ cổ, để hiểu cách người xưa biểu ý ‘Sáng’ như thế nào.
(Ghi chú một số loại chữ trong tự điển từ nguyên online Hanziyuan.net:
-        Oracle character là Giáp cốt văn. ‘Giáp cốt văn’ nghĩa là chữ khắc trên xương (hay mai rùa), còn ‘Oracle’ là vì thường dùng trong bói toán, chiêm bốc. Loại chữ này có vào thời nhà Thương (bắt đầu xuất hiện cụ thể khi nào thì chưa rõ). [20]
-        Bronze character là Kim văn. ‘Kim văn’ là chữ khắc trên đồ kim loại, thường là các đỉnh bằng đồng (bronze), nên cũng gọi là ‘Chung đỉnh văn’. Loại chữ này dựa trên Giáp cốt văn, xuất hiện từ cuối nhà Thương và phát triển mạnh vào đầu thời Chu. [21]
-        Seal character là Chữ triện. Loại chữ này phát triển từ Kim văn từ thời Chiến quốc (được cho là bắt đầu từ nước Tần), và được dùng rộng rãi vào thời nhà Hán. Dạng chữ này có thể tìm thấy trong sách Thuyết văn giải tự. [22]
-        Liushutong character là các dạng chữ cổ được ghi chép lại trong sách LụcThưThốngcủa Dương Hoàn thời nhà Nguyên.) [23]
Chữ Minh:
Trong Thuyết văn giải tự, viết chữ Minh là [24], đây là một tự dạng khác của chữ Minh thường gặp. Wiktionary chữ Minh cho biết chữ Minh này xuất hiện từ thời chữ Giáp cốt văn (tức là rất cổ, thời nhà Thương), được Thuyết văn dùng làm dạng chính. (Ngoài ra còn chữ Minh viết bằng chữ Nhật - và Điền -𤰾là dạng chữ cũng có từ thời Giáp cốt văn, các chữ này đồng âm đồng nghĩa, chỉ viết khác chút đỉnh.) [25] Người viết xin chọn lọc 1 số chữ tượng hình của chữ Minh, để làm rõ cách biểu ý ‘Sáng’ của người  xưa [26]. Người  đọc có thể tham khảo thêm các dạng tự khác từ trang web https://hanziyuan.net/#.
Chữ Minh cổ. (nguồn: https://hanziyuan.net/#)
Chữ Quýnh:
Như vậy, chữ Quýnh tương đương và đã được dùng thay cho chữ Nhật – mặt trời, để thể hiện ý là ‘Sáng’. Chữ Quýnhnày Thuyết văn ghi nghĩa là: 窻牖麗廔闓明, [27] có nghĩa là ‘cửa sổ mở ra sáng’. Tự điển từ nguyên online chữ Quýnh cho thấy dạng cổ chữ này thực sự giống hình mặt trời. [28]
Chữ Quýnh cổ. (nguồn: https://hanziyuan.net/#)
Chữ Quýnh:
Tự điển Hán Việt lại cho biết chữ Quýnh này là một dạng viết khác của chữ Quýnh, có nghĩa là ‘sáng sủa’. Tự điển từ nguyên online của chữ Quýnh cho biết chữ này viết từ chữ Khẩu (nghĩa là cửa) và chữ Huyệt (cái lỗ, hang) ở trên. Chữ này thì lại thể hiện mặt trời (hình vuông ở dưới) chiếu qua ô cửa (hình chữ Huyệt ở trên)! [29] Có vẻ như 2 chữ Quýnh và Quýnh đã bị sử dụng lẫn lộn, nhưng nhìn chung cả 2 đều liên quan đến ý là SÁNG. Nhìn hình chữ giáp cốt Quýnh bên dưới, ta thấy rằng thực ra trong dạng chữ cổ của Quýnh thì chữ Khẩuở dưới thực ra chính là mặt trời, tức là chữ Quýnh , bằng hình vuông để biểu ý là ‘Sáng’.
Chữ Quýnh cổ. (nguồn: https://hanziyuan.net/#)
Chữ Song:
Ngày nay, ta cũng có chữ Song, cũng nghĩa là ‘cửa sổ’, cũng viết bằng chữ Huyệt ở trên (tượng trưng khung cửa) bao quanh một cái vòng tròn nhỏ ở dưới (tượng trưng mặt trời). Tự điển từ nguyên online chữ Song chỉ có tự dạng chữ triện, mà không rõ chữ giáp cốt và kim văn của chữ Song như thế nào. [30] Nhưng có lẽ ta có thể đoán được rằng chữ giáp cốt của Song chính là chữ Quýnh hay Quýnh , bởi lẽ cũng có chữ Huyệt ở trên, và biểu tượng tròn/sáng ở dưới.
Chữ Song cổ. (nguồn: https://hanziyuan.net/#)
Chữ Huỳnh:
Ngoài ra, còn có 1 chữ Quýnh nữa viết bằng bộ hỏa, đọc là Huỳnh. Tự điển tự nguyên chữ Huỳnh này cho biết chữ Huỳnh ngày nay viết bằng Hỏa+  Quynh, nhưng ngày xưa hơn viết bằng Hỏa + Quýnh, tức là Huỳnh. [31] Chữ Huỳnh hay cũng có nghĩa là ‘Sáng’. Việc ghép thêm bộ Hỏa dường như không cần thiết, có vẻ như người Hồ khi bắt đầu học tiếng Việt đã ghép thêm vô cho dễ nhớ nghĩa.
Chữ Huỳnh cổ. (nguồn: https://hanziyuan.net/#)
Ta thấy rằng các chữ Quýnh , Quýnh, Song, Huỳnh này đều thể hiện là khung cửa có mặt trời chiếu qua, thể hiện ý ‘Sáng’.
Âm ‘Quýnh’ cũng là ‘Quang’~ ánh Sáng. Quýnh đọc thành ‘Kuýnh’ thì thành ‘Ki-ong’ hay ‘Công’. Còn nếu Quýnh đọc thành ‘Vinh’ thì lại trở thành ‘Minh’. Chữ Song thì ngoài âm ‘Công’ lại có âm là ‘Chuang’, tức là ‘ChSoang’. Có lẽ đó chính là tiếng Nôm ‘Sáng’. (chỗ này củng cố giả thuyết tên gọi của người Choang là ý ‘Sáng’)
Cửa sổ là cái cửa sáng, mở ra để cho sáng! ‘Sổ’ trong ‘cửa sổ’ nghĩa là gì, là ‘mở ra’ (xổ), hay là ‘sủa’ trong ‘sáng sủa’ chăng?
Trong tiếng Việt lại có cách dùng là mở ‘toang’ ra, cũng là giang/dang (dương) ra, mà đã mở ‘toang’ ra thì dĩ nhiên là ‘sáng’.
Chữ Lượng:
Chữ Lượng: tự điển giải nghĩa Minh Lượng nghĩa là ‘sáng láng’.
-        Minh là Sáng, Lượng/Lạng là Láng (âm Li-ang). Vậy Minh Lượng Sáng Láng theo đúng trật tự ngữ pháp tiếng Nôm!
-        Tại sao lại có cách dùng từ ‘sáng láng’? Có lẽ vì Sáng ~ Trắng/Trăng xưa có âm Tlang, nên người ta dùng cách ghép ‘Sáng Láng’ chăng?
-        Chữ Lượng này nửa phía trên viết theo chữ Cao, ý là Cao thì Sáng’.
-        (Chữ Lượng này chính là tên của Gia Cát Lượng thời Tam quốc. Gia Cát Lượng lấy hiệu Khổng Minh. [32] Lượng và Minh đều là Sáng. Trong phần phụ lục có bàn thêm về Gia Cát Lượng.)
Chữ Cao:
Xem hình cổ văn chữ Cao, ta thấy rõ rằng chữ Cao hàm ý ‘Cao thì Sáng’ trong đó, vì vẽ hình một cái đài cao có mặt trời chiếu qua khung cửa tương tự như những chữ ta đã phân tích ở trên.
-        Ở phần trên đã có trích dẫn Thuyết văn giải nghĩa chữ Dương nghĩa là Cao Minh, điều này càng cho thấy là Cao và Sáng có liên quan đến nhau. Hễ lên cao thì gần mặt trời, và gần mặt trời thì sáng
Chữ Cao cổ. (nguồn: https://hanziyuan.net/#)
Một vài chữ khác:
Chữ Thông: chữ này cũng có nghĩa là ‘Sáng’, hay ‘Suốt’. Thông Minh nghĩa là Sáng Suốt. Tiếng Việt còn dùng từ ‘sáng trí’, chính là ý này.
-        Chữ này viết bằng bộ Nhĩ + chữ Thông .
-        Mã chữ Thông này rõ ràng viết bằng bộ Tâm + chữ Song là cái cửa sổ, là một dạng ngắn gọn của chữ Song mà ta đã tìm hiểu ở trên.
Chữ Bạch có nghĩa là Trắng, và cũng có nghĩa là (Trời) Sáng. Tại sao lại như vậy? Đơn giản là vì ‘Trắng’ và ‘Sáng’ (và Trăng/Tháng) gần như đồng âm và đồng nghĩa trong tiếng Nôm.
-        Nghĩa là ‘trắng’ mà lại dùng thành (trời) ‘sáng’, sự nhầm lẫn này tương tự như chữ Minh (nghĩa là sáng, mà lại dùng như sang(ngày))!
-        Điều này cho thấy tiếng Hoa bắt nguồn từ tiếng Nôm, nhưng đã bị đơn giản hóa và dùng nhầm lẫn bởi người Hồ (và bắt đầu thấy được từ thời nhà Chu).
c) Tên nhà Thương (Thang/ Shang) cũng có nghĩa là ‘Sáng’
Nhà Thươnglà triều đại tiếp sau nhà Hạvà trước nhà Chu. [33] Đây là triều đại của người Việt mà bây giờ người ta tưởng nhầm rằng là triều đại của người Hán chỉ vì lãnh thổ nhà Chu nằm trên đất Trung Nguyên, thuộc lãnh thổ nước Tàu ngày nay. Vấn đề nằm ở chỗ thời nhà Thương (trên 3.600 năm trước), thì vùng Trung Nguyên toàn là người Bách Việt, người Hồ còn thả ngựa chăn dê ở đồng cỏ Siberia phương Bắc, có lẽ còn chưa đặt chân đến đây hoặc chỉ có một số rất ít.
-        Ông vua Thành Thang sáng lập nhà Thương là ông vua họ Tử/Chử (liên hệ với sự tích Chử Đồng Tử), tên Lí/ Lộc, có khả năng là con Út nên gọi là Thiên Ất/ Đại Ất (tác giả Nhạn Nam Phi cho rằng Giáp/ Ất là Cả/ Út trong tiếng Nôm). [34]
-        Vua cuối cùng của nhà Thương là Trụ Vương tên thật là Tử Thụ/ Chử Thụ, xưa gọi là Đế Tân, theo cấu trúc ngôn ngữ Việt (chính trước phụ sau), chỉ sau này tiếng Trung Quốc bị biến đổi, mới trở thành ‘Trụ vương’ ngày nay mà thôi. [35]
-        Thành Thang đặt kinh đô nhà Thương ở đất Bạc, sau này dời qua đất Ân (khu mộ nhà Thương ở đất Ân ngày nay gọi là Ân Khư) ở An Dương (đều thuộc tỉnh Hà Nam). [33] [36]
Trong bài viết ‘Bách Việt sử: Những lớp bụi mờ của lịch sử’, tác giả Nhạn Nam Phi đã chứng minh bằng dấu vết của ngôn ngữ rằng nước Văn Lang cực kỳ rộng lớn, bao gồm cả Thương lẫn Sở và cả Dạ-Lang, Lang-Sang... [37]
-        Văn-Lang là tên gọi quốc gia của người Việt ở Việt Nam trong cổ sử.
Liên hệ mật thiết với cây Tân-Lang là cây Cau, “Van – Tân – Lang” rút gọn là Van-Lang, là “
Vạn - Lang” (Vạn cây Cau) rồi đọc thành ngắn gọn, thì trở thành Văn-Lang! -Mộc  ghép với chữ Lang  là thành chữ Lang  của cây tân  - Lang . Trầu_Cau lại là “Sơ  _ Tân  - Lang ” mà phát âm nhanh rút gọn lại là “Sang” (疋檳榔 = 疋木木=) Hay “Shan”, Lang có nghiã Tân Lang là Cây Cau như ở nước Sở ? Hay nghĩa Lang-sang là nhiều Voi ?
-        "Vạn-Tân-Lang"  thì đúng nghĩa ở nơi nhiều cây Cau, “Van-Lan-Sang” - “Vạn-Tượng” thì đúng nghĩa ở nơi nhiều Voi. Nhưng, ... càng lên cao về hướng Bắc thì không còn có cây Cau mà cũng không có Voi ; vậy mà có nước Sở tên là *Shan , và Triều Thương cũng tên là Shan 
-        Đó cho thấy bằng chứng Văn-Lang là 1 đại quốc có nguồn gốc từ phương nam tiến lên bắc.
-        Văn-Lang bắc tiến từ phía nam đi lên, đến vùng Vân Nam, Quý châu, Tứ xuyên, và 1 phần của Hồ Nam, Hồ Bắc thì tiếng địa phương gọi là "Dạ-Lang". Bởi vậy trong cổ sử có nước Dạ-Lang 夜郎 ở vùng nầy. Mà hiện giờ dân tộc Bố-Y có ngôn ngữ nửa giống như tiếng Bắc kinh và phân nửa giống tiếng Việt là đại diện tiêu biểu của "người Dạ-Lang".
-        Văn-Langtiến đến 1 Phần của 湖南 Hồ Nam、湖北Hồ Bắc、重Trùng Khánh、河南 Hà Nam、安徽An Huy、江Giang Tô、江西Giang Tây v v... thì tiếng địa phương gọi là Shan rồi bị đổi ra gọi là Sở, có lẽ
cách đọc phải thay đổi vì có 1 “Shan” khác thường được tiếng Việt gọi là
Triều “Thương” và viết là 
 Shan đã bị mất vào tay nhà Chu nên húy kỵ chăng?
-        (chỉ xin trích vài đoạn, độc giả nên đọc thêm bài viết ‘Bách Việt sử: Những lớp bụi mờ của lịch sử, đây là bài rất hay và có ý nghĩa lớn đối với lịch sử Việt tộc trải dài từ Bắc xuống Nam, qua hàng ngàn năm)
Tuy nhiên, ta thấy rằng mặc dù đã khám phá được Sở, Thương là Văn-Lang, tác giả Nhạn Nam Phi cũng tự thắc mắc rằng: ‘Lang có nghĩa Tân Lang là Cây Cau như ở nước Sở?, hay nghĩa Lang – sang là nhiều Voi? Văn – Lang ở Việt Nam nghĩa là “Vạn Tượng” hay “Vạn Tân Lang” ???’
Theo người viết, thì không phải ‘voi’ (tượng), cũng chẳng phải ‘cau’ (tân-lang), mà thực ra là ‘Sáng’ (các ý nghĩa về ‘voi’, ‘cau’ nếu có thì chỉ là những nghĩa đã bị hiểu lầm theo thời gian). Người viết sẽ chứng minh luận điểm này bằng việc giải nghĩa một số chữ liên quan đến nhà Thương.
Tượng hình chữ Thương có ý Sáng trong đó.
-        Tương tự như những chữ trên, ta sẽ tra Tự điển từ nguyên online chữ Thương, [38] để xem Giáp cốt văn và Kim văn viết chữ Thương như thế nào.
Chữ Thương cổ. (nguồn: https://hanziyuan.net/#)
-        Nửa phía trên có nhiều hình dạng, khó mà biết là chữ gì (có thể là chữ Vương, nghĩa là vua hay thịnh vượng). Còn nửa phía dưới, ta có thể thấy rõ đó chính là chữ Quýnh mà ta đã phân tích kỹ ở trên, thể hiện ý ‘Sáng’ với mặt trời chiếu qua khung cửa.
-        Phóng to 2 chữ Thương và Quýnh ngày nay lên ta cũng rõ được điều này.
-        Ngoài ra, ta cũng thấy có những chữ Thương cổ viết khá giống chữ Cao.
-        Như vậy: người viết cho rằng về mặt tượng hình, đã chứng minh được chữ Thương có ý nghĩa liên quan đến ‘Sáng’.
Về ý nghĩa, Thương cũng có 1 nghĩa liên quan đến Sáng:
-        Tự điển Thiều Chửu còn cho biết 1 nghĩa có liên quan của chữ Thương đó là: ‘Sao thương, tức là sao hôm’. [39]
-        Sao Hôm và sao Mai là 2 cái tên dân gian, ngày nay Thiên văn gọi là sao Kim, tiếng Anh là Venus. Đây là ngôi sao sángnhất trên bầu trời, có thể nhìn bằng mắt thường, xuất hiện lúc bình minh gọi là sao Mai, hoàng hôn gọi là sao Hôm. [40]
-        Trong chiêm tinh phương Đông, đây còn gọi là sao Thái Bạch (Kim tinh). Bạch là Trắng, mà cũng là Sáng như đã phân tích ở trên. Cho nên Thái Bạch = Sáng Nhất, rất phù hợp để gọi tên sao này. [40]
-        Trong tiếng Latin, tên sao này gọi là Lucifer, xuất phát từ tên tiếng Hy Lạp nghĩa là ‘người mang buổi sáng tới’ tức ‘dawn-bringer’ (gốc chữ lux- nghĩa là ánh sáng, ngày nay lux được dùng làm đơn vị đo độ rọi ánh sáng), hay còn gọi là morning star (tương đương ‘sao mai’). (Chỉ từ thời Phục Hưng, đặc biệt là với loạt thơ tưởng tượng Divine Comedy của Dante, người ta mới gán nghĩa Lucifer thành Satan và Ác quỷ. Đây là 1 sự sai lầm của thần học.) [41]
-        Như vậy, sao Thương là sao Kim, mà từ Đông sang Tây đều gọi sao Kim là Sáng, vì là sao sáng nhất bầu trời. Điều này càng chứng minh ý nghĩa Sáng của chữ Thương.
Thương lại còn 1 nghĩa là ‘Sang’:
-        Tự điển Thiều Chửu còn cho biết 1 nghĩa có liên quan của chữ Thương đó là: Buôn. Như thương nhân 商人  người buôn, thương gia 商家  nhà buôn, v.v.[39]
-        Như vậy, Thương có nghĩa là buôn, là bán. Hoạt động ‘bán’ một cái gì đó còn một chữ nữa, đó là ‘sang’ (nhượng). Như vậy người Hoa đã nhầm giữa ‘Sáng’ và ‘Sang’, cho nên gắn cả 2 nghĩa này cho chữ Thương.
Bên cạnh đó, tên vua Thành Thang sáng lập nhà Thương và 1 ông tổ vua Thang cũng liên quan đến ý này:
-        Ở phần trên, người  viết đã có trích dẫn Thuyết văn giải tự, cho thấy, chữ Thang (tên của vua Thang) là loại chữ hình thanh, đọc theo âm của chữ Dương/Dang (Sáng).
o   Chữ Thang đọc theo âm chữ Dương/Dang, nhưng có thêm bộ Thủy. Ngày nay chữ này mang nghĩa là ‘nước nóng’, hay ‘thuốc thang’. Nhưng xét về chữ và âm, có khả năng ngày xưa đó chính là chữ Nôm Sáng/Sánh trong sóng sáng/sóng sánh, ý là mặt nước phản chiếu ánh sáng loang loáng. (Hay cũng có thể là Thưng hay Chưng (cất) chăng?)
o   Ông vua Thang, cũng là ông ‘vua sáng’, có thể nào đó là cách gọi Nôm xa xưa của từ ‘minh quân’ sau này?
-        Ông tổ vua Thang có 1 người gọi là Chiêu Minh. Chữ Minh nghĩa là sáng. Chữ Chiêu viết bằng bộ Nhật, mà lại có nghĩa là sáng sủa, rõ rệt, rõ ràng chính là tiếng Nôm – Chiếu (sáng). Như vậy tên ông Chiêu Minh chính là ‘Chiếu Sáng’. [42]
-        (Chữ Chiêu Minh khiến người viết nhớ lại là ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 có một tôn giáo được thành lập, gọi là đạo Cao Đài, Tòa thánh chính đặt ở tỉnh Tây Ninh. Người được xem là anh cả của đạo là ông Ngô Văn Chiêu, ông lấy tên đạo là Minh Chiêu. Vì chỉ chuyên tâm tu tập, ông hình thành chi phái Cao Đài Chiếu Minh [43]. Chữ Chiếu này có thêm bộ Hỏa, nghĩa là ‘chiếu sáng’, ‘soi sáng’. Việc ghép thêm bộ Hỏa cho chữ Chiêu昭 để thành chữ Chiếu này có vẻ như cũng thừa, giống trường hợp chữ Huỳnh)
Tóm lại: tên nhà Thương có nghĩa là Sáng, cả âm lẫn nghĩa.
Như tác giả Nhạn Nam Phi đã chỉ ra, nhà Thương là một phần của Văn-Lang, tức là thuộc Bách Việt (nhắc lại: lúc này người Hồ còn sống ở đồng cỏ Siberia phương Bắc). Việt nghĩa là sáng, Thương cũng nghĩa là sáng, như vậy là phù hợp (hơn là ‘voi’ hay ‘cau’).

d) Văn-Lang là Dạ Lang, là Lang Sang, Liệt San, Sở, Thương…

Như vậy, đến đây ta có thể thấy rõ rằng âm Lang của Văn-Lang, Dạ Lang, Lang Sang, Liệt San… thực ra đều quy về cổ âm *rang (t-rang/ chrang/ drang…)tức cũng là Rạng ~ Sáng.
Chữ Tượng (voi) và Tân-Lang (cau) có lẽ đã bị nhầm, vì đồng âm với ‘Sáng’ (nhưng khác nghĩa).
-        Chữ Tượng (con voi) thì gần với Thương, và giọng Quan thoại đọc là Xi-àng, tức là gần với âm ‘Sáng’. Con voi tuy là loài vật to lớn hùng tráng, nhưng dĩ nhiên là không thể nào so sánh với sự vĩ đại của Mặt trời được.
o   Dựa trên chữ Tượng (con voi) đó, lại có chữ Tượng, nghĩa là ‘hình tượng’ và ‘giống’. Tại sao Tượng vừa có nghĩa là ‘hình tượng’ vừa có nghĩa là ‘giống’?
§  Đó là vì (Hình) Tượng = (Hình) Dạng/Dáng
§  Dáng ~ Giáng ~ Giống
-        Còn chữ Tân Lang (cây cau) thì cả Tân lẫn Lang đều vô nghĩa, cho nên đây chắc chắn là chữ ký âm. Tân-Lang ~ Tlang ~ Trang ~ Trăng/ Sáng/Chàng… Cây cau (lá trầu) là 1 nét văn hóa của người Việt, nhưng cũng chỉ là 1 trong vô vàn nét văn hóa khác, không có ý nghĩa thực sự to lớn, càng không thể so với Ánh sáng Mặt trời.
-        Tại sao lại gọi cây Cau là cây Tân-Lang? Khó khẳng định, nhưng có 1 giả thuyết rằng cây Cau = Cu, vì có hình dạng thẳng dài giống bộ phận sinh dục đàn ông, nên cũng có cách dùng từ Tân Lang là ‘chàng rể’. Tuy nhiên, theo người viết, thì có khả năng cây Cau = cây Cao (cây Cau có thể cao đến 20m, tức là bằng tòa nhà 5-6 tầng). Mà như ta đã biết, Cao có hàm ý Sáng trong đó (cao thì sáng), cho nên cây Cau/Cao lại gọi là cây Sang/Tlang.
o   Như vậy, ‘Lang-Sang’ là nhiều voi, hay thực ra là ‘Sáng Láng’ chăng?
-        Tác giả Nhạn Nam Phi đã đề cập đến các nước Việt cổ: Văn-Lang, Lang-Sang, Dạ-Lang, Shan/Sở , và Shan , và cho rằng Liệt-San là phiên âm của Lang-Sang, tức là Lan(g).
o   Tuy nhiên, chữ Liệt-San vẫn có nghĩa liên quan, vì Liệt nghĩa là ánh sáng/ sức nóng của lửa. Và Liệt cũng là Riệt/Diệt ~ Việt!
o   Chỉ có 1 ý ‘Sáng’ là có thể bao trùm tất cả những chữ Văn-Lang, Lang-Sang, Dạ-Lang, Shan/Sở , và Shan , Liệt-san.(các nghĩa ‘voi’ và ‘cau’ không làm được điều này)
-        Còn đối với tên của nhà Hạ, nghĩa là mùa hè, là mùa Mặt trời nóng/sáng nhất. Do đó, khả năng cao cũng là triều đại của Bách Việt với văn minh nông nghiệp. Hình chữ Hạ cổ có vẻ như có chữ Nhật (mặt trời) và Trung (chính giữa). Dĩ nhiên đây chỉ là giả thuyết, chưa có bằng chứng rõ rệt vì thời nhà Hạ quá xa xưa. [44]
Chữ Hạcổ. (nguồn: https://hanziyuan.net/#)

5. Xâu chuỗi và làm rõ ý nghĩa của ‘Việt’
Trong bài ‘Chữ Nôm cổ xưa và ý nghĩa của Việt’, tác giả Nhạn Nam Phi đã chỉ ra được các nghĩa của ‘Việt’, trong đó có các nghĩa chính như sau: [10]
-        Việt là Rực/Nhật, là Dương – Mặt trời, là biểu tượng trung tâm của trống đồng.
-        Việt là Dịch trong ‘Kinh Dịch’.
-        Việt là Viêm, là Lửa (và sức nóng: Viêm-Nhiệt). (Nhận xét: cũng có khả năng Viêm-Nhiệt (thiết) = Việt)
-        Việt là Việt, cũng biểu ý Cháy sáng. (Nhận xét: Việt~Riệt/Liệt, nghĩa là cháy mạnh)

a) Chữ tượng hình cổ của Việt

Trong Lục thư thống, có ghi lại hình chữ Việtcổ như sau: [45]
Chữ Việtcổ. (nguồn: https://hanziyuan.net/#)
Có thể thấy rằng nửa phía trên của chữ này cũng biểu hiện ý ‘Sáng’ chiếu qua khung cửa hoặc là một cục lửa sáng, gần giống những chữ Quýnh hay Quýnh đã trình bày ở trên.
Chữ Việt cuối cùng cũng có cấu trúc đặc biệt giống với chữ Dương (Sáng).
Hình chữ Dương và Việt cổ. Nguồn: https://hanziyuan.net/#.

b) Việt còn nghĩa là ‘hoạt’ (động), ‘chuyển’ động

Việt còn có nghĩa là hoạt động, tức là vận động, chuyển động.
-        Điều này được thể hiện rõ qua chữ Việt bộ Tẩu, nghĩa là bước/ đi.
-        Chữ Việt còn có âm là Hoạt. Lý do là Việt ~ Quyệt ~ Huyệt ~ Hoạt. (tiếng Triều Châu biến âm câm, thành ra ‘Oát’)
-        Chính vì Việt và Hoạt là gần âm (có thể xem là 2 phương ngữ tương đương), nên ta có chữ Việt và chữ Qualà cái búa, cái rìu (chữ Qua ngày nay có nghĩa là ‘cái mác’, nhưng thật ra chữ Giáp cốt vẽ cái rìu cán dài). (Tương đương âm v ~ qu ~ hw còn có thể được tìm thấy như vẽ~họa, viên-quan-hoàn, vượt~qua, viêm~hỏa, vàng-hoàng…)
-        Hoạt động của sự sống thì gọi là SinhHoạt.
Chữ Dịch trong ‘Kinh Dịch’ có nghĩa là biến đổi, mà thực ra cũng là ‘di dịch’, ‘chuyển động’…
-        Chữ Dịch âm Quan thoại đọc là Di (Yi), cho nên phiên âm tiếng Anh của Kinh Dịch là Yi-King. [46]
-        Âm ‘di’ và ‘đi’ tương đương nhau.
Âm Chuyểnliên quan đến ‘Việt’: Việt ~ Duyềt ~ Chuyền ~ Chuyển. (mà Chuyển ~ Choảng ~ Sáng: đi 1 vòng lại liên quan đến nghĩa Sáng!)
Do đó ta có Việt = Dịch = Chuyển = hoạt động, biến đổi, di dời… = Sinh Hoạt (do đó mới viết bằng bộ Tẩu, thể hiện ý bước đi).

c) Xâu chuỗi ý nghĩa của ‘Việt’

Như vậy, ta có các ý nghĩa của Việt như sau:
-        Việt = Sáng.
-        Việt = Mặt trời
-        Việt = Lửa/ Nhiệt.
-        Việt = Chuyển động/ Hoạt động/ Sinh hoạt.
Đến đây, người viết đã có thể xâu chuỗi toàn bộ ý nghĩa của Việt như sau:
-        Việt = Chuyển động, sinh ra Nhiệt.
-        Nhiệt tăng đến một mức nào đó sẽ phát cháy, sinh ra Lửa/ Mặt trời.
-        Lửa/ Mặt trời cháy thì phát ra Ánh sáng rực rỡ.
-        Có mặt trời, có ánh sáng, có nhiệt độ, có chuyển động, thì mới có sự sống. Sự sống, sinh hoạt vận động lại sinh ra Nhiệt, lặp lại vòng tuần hoàn không bao giờ dứt! Bản thân hình vòng tròn của Mặt trời cũng chính là 1 biểu tượng của sự tuần hoàn.
-        Trên mặt trống đồng, trung tâm là Mặt trời soi sáng, sự sống chuyển động xung quanh trong một vòng lặp vô tận (hoặc ít nhất là khi vẫn còn Mặt trời). Đó chính là ý nghĩa và minh triết của ‘Việt’!
Hoặc ta cũng có thể giải thích rằng Lửa, Ánh Sáng, Nhiệt là 3 khía cạnh không thể tách rời của Mặt Trời(giống khái niệm Trimurti, Ba Ngôi… trong các tôn giáo).Mặt trời là nguồn gốc và trung tâm chuyển động của sự sống.
Nói chung về mặt triết học, ta có nhiều ý tưởng có thể chiêm nghiệm thêm. Nhưng đến đây thì ý nghĩa của ‘Việt’đã được làm rõ.
(Tất cả các chữ này đều liên quan đến khái niệm triết học Dương. Về mặt lý thuyết thì Âm Dương đều quan trọng, nhưng trên thực tế sự sống thuộc Dương mà chết chóc là Âm, nên người ta chuộng Dương mà né Âm là điều dễ hiểu.)
 (phần liên hệ ý nghĩa của Việt và Hỏa giáo sẽ được trình bày thêm ở phần phụ lục)

6. Khổng Tử là người Việt và nước Lỗ cũng là Việt

a) Khổng Tử họ Chử, thuộc dòng dõi vua nhà Thương (tức là Việt)

-        Khổng Phu Tử[3] (tiếng Trung孔夫子) hoặc Khổng Tử (tiếng Trung孔子) là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng Khâu hay Khổng Khưu (chữ Hán: 孔丘28 tháng 9, 551 TCN[1][2] - 11 tháng 4, 479 TCN) tự Trọng Ni (chữ Hán: 仲尼). Ông được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông[4][5][6]
-        KhổngKhâu sinh trưởng tại ấp Trâu, thôn Xương Bình, nước Lỗ[12] (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn ĐôngTrung Hoa) cuối thời Xuân Thu. Nhiều sử ký nói rằng ông là con của một gia đình nghèo, nhưng cụ tổ ba đời vốn cũng thuộc dòng quý tộc đã sa sút từ khi nước Tống di cư đến nước Lỗ.
Wikipedia Khổng Tử tiếng Việt không có nguồn dẫn cho việc Khổng Tử thuộc dòng dõi quý tộc nước Tống, nhưng wikipedia tiếng Anh Confucius (Khổng Tử) dẫn 4 nguồn về vấn đề này, bao gồm: [48]
-        Legge, James (1887), "Confucius", Encyclopaedia Britannica, 9th ed., Vol. VI, pp. 258–265
-        Yao, Xinzhong(1997). Confucianism and Christianity: A Comparative Study of Jen and Agape. Brighton: Sussex Academic Press. ISBN 978-1-898723-76-9.
-        Yao, Xinzhong (2000). An Introduction to Confucianism. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-64430-3.
-        Rainey, Lee Dian (2010). Confucius & Confucianism: The essentials. Oxford: Wiley-Blackwell. ISBN 978-1-4051-8841-8.
Theo wikipedia về nước Tống (thời Xuân Thu): Sau khi cướp chính quyền nhà Thương của họ Tử/Chử , để tránh bị dân chúng nổi dậy lật đổ, Chu Vũ Vương - Cơ Phát không dám giết con cháu nhà Thương, mà để con Đế Tân (Trụ vương) là Vũ Canh ở đất Ân (tỉnh Hà Nam ngày nay) làm vua giữ hương hỏa nhà Chu, đồng thời đặt người giám sát, quản thúc. Sau khi Vũ Vương chết, Vũ Canh tìm cách nổi dậy nhưng thất bại bị giết, Chu công Đán lại cho anh của Đế Tân là Tử Khải làm vua, đổi tên nước Ân thành Tống. [49]
-        Chắc chắn Vũ Canh phải họ Tử/Chử, nhưng người viết chưa tìm ra tên thật. (Chỉ biết là chữ Canh cũng là 1 trong 10 can, giống như chữ Ất của vua Thang. Hay chữ ‘Vũ Canh’ là tiếng Nôm, nghĩa là ‘người bị vua Vũ canh chừng’ cũng nên?)
-        Chữ Tống này dường như ngày nay người Hán cũng không hiểu nghĩa là gì, tự điển chỉ ghi là nhà Tống, nước Tống, họ Tống, vậy thôi.
-        Chữ này viết bằng bộ Miên (mái nhà), Thuyết văn giải nghĩa là ‘cư’ (ở) mà đọc là Tống (tiếng Trung đọc là Son), không liên quan chút nào tới âm Mộc/Mọccả. Như vậy, có lẽ đây là chữ Nôm xưa nghĩa là Sống(sinh sống = ở)!
-        Như vậy, dưới sự đè nén của nhà Chu, để tránh họa sát thân, Tử Khải không dám giữ cái tên nhà Thương/Thang/Sáng nữa, mà đổi thành Tống/Sống, và viết là Sống, tức là hàm ý với nhà Chu là chỉ muốn được sống dưới mái nhà mà thôi, không dám làm loạn nữa. Nhưng âm Sống cũng vẫn là âm khác của Sáng; hoặc là ý nghĩa về ‘sự sống’, ‘sức sống’ của chữ Việt như đã phân tích ở phần trước.
-        Tóm lại: hoàng tộc nước Tống là dòng dõi vua nhà Thương (cũng là Văn-Lang ~ Việt như đã phân tích). Nếu Khổng Tử đúng thuộc dòng dõi hoàng tộc nước Tống, thì tất nhiên là dòng dõi họ Chử/Tử nhà Thương. (Nhắc lại: họ Chử/Tử nhà Thương có khả năng liên quan đến truyền thuyết Chử Đồng Tử, một trong tứ bất tử của người Việt)
Trong bài ‘Dịch thuật: Thân thế Khổng Tử’ của tác giả Huỳnh Chương Hưng, dịch từ sách tiếng Trung (‘Khổng Tử Thân Thế Chi Mê’ 孔子身世之, Tác giả: Lưu Cật 刘劼, trong quyển ‘Trung Quốc Lịch Sử Chi Mê’ 中国史之, Chủ biên: Lí Quảng Sinh 李广生), cũng xác định Khổng Tử chính là dòng dõi họ Chử/Tử nhà Thương. Xin trích một vài đoạn: [50]
-        Khổng Tử từng nói rằng ông là hậu duệ nhà Ân Thương.
-        Ông tổ đời thứ 6 của Khổng Tử là Khổng Phủ Gia 孔父嘉 kế nhiệm chức Đại Tư Mã nước Tống, con cháu đời sau lấy “Khổng” làm tính thị. 
Và bài ‘Dịch thuật: Tính và danh của Khổng Tử’ (nguồn: ‘Tế Thuyết Khổng Tử Đích Tính Hoà Danh’ 细说孔子的姓和名, trong quyển ‘Trung Quốc Nhân Danh Đích Cố Sự’ 中国人名的故事, Tác giả:  Trương Tráng Niên  壮年, Trương Dĩnh Chấn  张颖震)có viết như sau: [51]
-        Hậu nhân của Vi Tử Khải có một người tên Khổng Phủ Gia 孔父嘉, từng giữ chức Đại tư mã ở nước Tống, cháu ông là Phòng Thúc 防叔 nhân vì tránh hoạ đã chạy đến nước Lỗ. Cháu của Phòng Thúc là Thúc Lương Hột 叔梁 chính là phụ thân của Khổng Tử.
-        Thời cổ, có tập tục lấy tên tự của tổ tiên làm thị . Khổng Tử theo cách này, lấy tự “Khổng Phủ” 孔父 của tổ tiên Khổng Phủ Gia làm thị, đơn tự là “Khổng”. Sau thời Tiên Tần, tính và tự hợp làm một, thị cũng là tính, cho nên “Khổng” cũng trở thành tính của Khổng Tử. Nói chính xác, Khổng Tử phải tính “Tử”, “Khổng” là thị.
-        (Nhận xét: điều này tương tự Khương Tử Nha tên thật là KhươngThượng, trong đó Khương là họ tổ tiên (tính), còn họ thị tộc là Lã, nên còn gọi là Lã Vọng. [52])
Xét về chữ Khổng , cũng bao gồm chữ Chử/Tử (trái) và một nét móc(phải).
-        Chữ Khổng này gần như đồng âm đồng nghĩa với chữ Khổng viết bằng chữ Công. Âm Quan Thoại vẫn đọc chữ này là ‘Công’ (cho nên Latin hóa ‘Khổng Phu Tử’ là Con-fu-cius)
-        Mà ta lại có chữ Công nữa viết là Công , là tước cao nhất trong năm tước (Công, Hầu, Bá, Tử, Nam) dành cho hoàng tộc. Có thể họ Khổng là cách chơi chữ: vị Công () họ Tử.
-        Hoặc như người viết đã trình bày, chữ Công còn có âm Nôm là Dòng (Giòng/Sông ~ Giang). Cho nên cũng có thể chữ Khổng chiết tự nghĩa Nôm là ‘Dòng (họ) Tử’).
-        (cả chữ Tống cũng có khả năng là những ý này)
-        Còn về nét móc bên phải chữ Khổng là gì, thì tra cứu thấy có ít nhất 3 thuyết, nên không biết đâu là đúng. Theo Thuyết văn chữ Khổng, đó là chữ cổ Yết 𠃉 (cũng là Ất, tức chim Yến), là loài chim ‘huyền điểu’ (dòng họ Chử/Tử cũng có truyền thuyết sinh ra từ trứng chim huyền điểu, nên gọi là Chử/Tử) [53]. Theo wiktionary chữ Khổng, thì đó lại là nét phẩy Phiệt丿[54. Còn theo Tự điển từ nguyên online chữ Khổng, thì đó lại là chữ Ẩn, nhưng giải thích đó là tượng hình vú người mẹ (chữ Tử/Tí có 1 nghĩa là đứa trẻ). [55]
Nhưng nói chung những suy đoán về chữ Khổng chỉ là suy đoán không quan trọng. Quan trọng là:
-        Nhiều sách vở đã chỉ ra: KhổngTử có tổ tiên họ Chử/Tử, là dòng dõi hoàng tộc nhà Thương (Văn-Lang ~ Việt).
-        nhà Thương thuộc Văn-Lang, nên thuộc Bách Việt, không phải Hán tộc.
-        Do đó: Khổng Tử thuộc dòng dõi Bách Việt.

(Bàn thêm:
-        Trong sách Luận Ngữ, thiên 7, có ghi lại 1 câu nói của Khổng Tử, đó là ‘Thuật nhi bất tác’, được giải nghĩa là Khổng Tử nói rằng mình chỉ thuật lại lời của người xưa chứ không sáng tác, thêm thắt. [56]
-        Trong Ngũ Kinh mà Khổng Tử san định, có Kinh Dịch đến nay đã rõ nghĩa Dịch là biến đổi, di chuyển, mà cũng là Việt. Bên cạnh đó cũng có 1 quyển gọi là Kinh Thư, tên đầy đủ vốn là Thượng Thư, ghi chép các chuyện từ thời Ngu Thuấn, Hạ, Thương, Chu. [57]
-        Có khả năng Thượng Thư là sách vở truyền lại từ thời nhà Thương, bổ sung thêm vào thời nhà Chu, mà Khổng Tử là dòng dõi vua nhà Thương, nên đọc hiểu được chữ Nôm thời Thương và viết lại? Theo wikipedia về Kinh Thư, Sử Ký (Tư Mã Thiên) ghi rằng sau khi Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nho, Hán Văn Đế cho người tìm người hiểu được Thượng Thư, thì chỉ có 1 người là Phục Sinh hiểu được [57]. Điều này chứng tỏ tới thời Hán thì sự xâm nhập của người Hồ đã ảnh hưởng khá lớn đến ngôn ngữ vùng Trung Nguyên.
-        Có lẽ vì Chu đã diệt Thương, không thể gọi là Thương Thư, nên gọi né đi là Thượng Thư chăng? Chữ Thượng nhìn giống như ghép từ nửa dưới chữ Thương sửa lại đôi chút vậy. Và vì Khổng Tử viết lại sách truyền từ nhà Thương, nên mới nói là ‘thuật nhi bất tác’ chăng?
-        Tất nhiên đây chỉ là suy đoán để bàn thêm, chưa có bằng chứng cụ thể.)

b) Nước Lỗ là nước Lã/ Nã/ Nác, là Lạc trong Lạc Việt

Trong một bài viết trước, người viết đã trình bày giả thuyết rằng tên nước Lỗ (nơi sinh của Khổng Tử) có nghĩa là ‘trâu’. Giả thuyết này đến từ nhiều yếu tố, trong đó có 1 giả thuyết rằng ‘chữ Ngư (cá) và Ngưu (trâu) đã bị dùng lẫn lộn’ từ xưa.
Tuy nhiên, đến khi viết bài này và kiểm tra lại Giáp cốt văn và Kim văn chữ Lỗ, người viết mới biết rằng giả thuyết đó là sai.
Chữ Lỗ giáp cốt văn và kim văn đúng là vẽ hình con cá ở trên (bên dưới chữ Khẩu hoặc chữ Nhật, 2 chữ này xưa có thể được dùng như nhau, biểu ý là ‘sáng’, như đã trình bày ở phía trên): [58]
Chữ Lỗ cổ. (nguồn: https://hanziyuan.net/#)
Những suy luận trong bài viết cũ về chữ Lỗ dù có lý cỡ nào, nhưng nếu không được bằng chứng cụ thể xác nhận, thì cũng không có giá trị. Trong trường hợp này, chữ Giáp cốt và Kim văn cho thấy chữ Lỗ vẽ hình cá, thì chữ Ngưđúng là cá, và Lỗkhông phải ‘trâu’ như đã viết!
Vì trong chữ Lỗ viết chữ Cá, nên có lẽ Lỗ lại là Lã/ Lạc (trong Lạc Việt). Có rất nhiều yếu tố ủng hộ giả thuyết này:
-        Ngày nay người Việt vẫn có cách nói ‘lỗ lã’. Đây là trường hợp a~ô, như nam~nôm, hà~hồ…
-        Con cá là biểu tượng của nước. (trong Chiêm tinh phương Tây, cung Song Ngư Pisces – tượng 2 con cá, là một cung loại nước – water). [59]
-        Chữ Nôm có trước, do đó chữ Ngư ngày xưa phải đọc là Cá. Cả âm ‘Cá’ và ‘Ngư’ đều liên quan đến nước:
o   ‘Nước’ khó đọc đã biến thành ‘Nứ’ rồi thành ‘Ngư’ (vì Nôm có trước). Thuyết văn giải nghĩa chữ Ngư là Thủy Trùng, chính là nghĩa ‘con nước’. [60]
o   Chữ Lạc viết bằng chữ Các. Điều đó cho thấy mối liên hệ giữa Cá ~ Các ~ Lạc (mà Lạc ~ Nác ~ Nước như đã trình bày trong bài trước ‘Thử giải nghĩa ‘con Rồng cháu Tiên’’ [61]). (cũng vì vậy mà tác giả Nhạn Nam Phi cho rằng ngày nay chữ ‘sóng cả’ có nghĩa là ‘sóng lớn’, nhưng xưa  thì chỉ là cách dùng ghép, vì cả/cá ~ lạc ~ nước)
o   Wiktionary chữ Lạc cho biết Trịnh Trương Thượng Phương phục nguyên cổ âm của Lạc là /*klaːɡ/, tức là gần giống K-lạc. Điều này này khá hợp lý với mối liên hệ mà người viết đã chỉ ra. [62]
o   (Theo tác giả Nhạn Nam Phi, chữ Các còn có âm Gác (Quan Thoại đọc là Ge. Chữ Các bộ mộc cũng là ‘gốc’ (cây). Do đó mới có cách dùng từ ‘gốc gác’. Và sau này âm Hán Việt trở thành Quốc, Quan Thoại đọc là Guó (~gốc). Cho nên ‘quốc’ nghĩa cổ chính là ‘gốc’ (gác) mà lại cũng là ‘nước’. Đó là về âm và nghĩa, còn về cách viết chữ Quốc thì lại viết kiểu hình thanh, dùng âm chữ Hoặc để đọc là Quắc, nếu như vậy thì sau mới thành Quấc rồi thành Quốc. (nhiều người cho rằng là chữ hội ý, nhưng người viết cho rằng hình thanh mới đúng))
-        Khương Tử Nha còn gọi là Lã Vọng, vì thị tộc ở đất Lã [63]. Ngày nay bính âm chữ Lỗ là Lu, còn Lã là Lü (nên cũng có âm là Lữ: Lữ Bố/ Lã Bố).
o   Đất Lã xưa trở thành nước Lã, có thủ đô nằm ngay Nam Dương (từng gọi là Uyển Thành), thuộc tỉnh Hà Nam. (Tỉnh Hà Nam là nơi phát tích của nhà Thương) [64]
o   Nam Dương giáp với Lạc Dương (có sông Lạc, liên quan Lạc Việt như đã trình bày ở bài trước) ở phía Bắc và giáp với Bình Đính Sơn phía Tây Bắc. Mà Bình Đính Sơn có Lỗ Sơn, là thủ đô đầu tiên của nước Lỗ. [65]
o   Như vậy: 2 nước Lỗ, Lã này nằm kế bên nhau. (2 nước này tồn tại cùng lúc vào đầu thời Chu)
o   Còn về nghĩa, ngày nay người Việt vẫn dùng từ ‘nước lã’ (nước chưa nấu sôi). Đó là vì Lã ~ lạc ~ nác ~ nước. Lã và nước là đồng nghĩa và cùng gốc âm.
o   Như vậy, Lỗ liên quan và (sông) Lạcmật thiết cả về âm lẫn nghĩa lẫn vị trí địa lý.
-        Chữ Lỗngày nay bính âm là ‘Lu’, còn Lạc là ‘Luo’ (vì a~ô nên Lạc~Lộc~Luo), tức là rất gần nhau.
-        Trong chữ Lỗcòn có chữ Nhật – Mặt trời, ở nửa dưới, rõ ràng là dấu ấn của Việt.
-        Như vậy, với tất cả những lý do trên, người viết cho rằng nước Lỗ liên quan đến chữ Lạc của Lạc Việt. (Lỗ ~ Lã ~ Lạc/Các/Cá ~ Nác/Nước ~ Ngư)
o   Ghi chú rằng vua Lỗ là họ hàng của nhà Chu, cho nên chưa chắc đã là Việt. Nhưng đa số người dân khu vực này chính là người Lạc Việt thời nhà Thương (Văn-Lang).
o   Sau khi nhà Thương bị diệt, nhà Chu cai trị Trung Nguyên một thời gian quá dài (trừ nước Sở), đến cả ngàn năm (tám trăm năm theo chính sử), khiến người dân vùng này quên luôn gốc Việt, mà cho rằng mình khác với người Việt phương Nam. Đây là điều cần được lật lại và làm rõ. [66]
o   Khác với giả thuyết Lỗ nghĩa là ‘trâu’, giả thuyết Lỗ là ‘Lạc’ có chữ giáp cốt và kim văn làm luận cứ (có hình ‘cá’, liên quan đến Lạc/nước cả về âm lẫn tính biểu tượng).
-        Như vậy: nước Lỗ có núi Thái Sơn, gần sông Lạc chính là một trong những nơi phát tích của người Việt. Khổng Tử là người Việt, sống trên đất của người Việt là hợp lý.
o   Câu ca dao ‘công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn’ chảy ra đã xác định một trong những vùng đất mà người Việt cổ từng sinh sống: đó là đồng bằng sông Hoàng Hà, như đã phân tích trong bài ‘Thử giải nghĩa ‘con Rồng cháu Tiên’’. [67]
o   Còn câu ‘gió Động Đình mẹ ru con ngủ’, thì cũng là một vùng đất khác mà người Việt từng sống: vùng Động Đình Hồ - Đụn Tiên, đồng bằng sông Trường Giang. Điều này thì ít tranh cãi, vì có ghi chép trong ‘Đại Việt sử ký toàn thư’. [68] (Tham khảo thêm bài ‘Đụn Tiên: Động Đình Hồ’ của tác giả Nhạn Nam Phi. [69])

7. Nghiên cứu về di truyền học

a) Về một nghiên cứu ban đầu về di truyền tại khu mộ Ân Khư nhà Thương

Sau khi viết bài này, người viết được gửi cho 1 tài liệu về nghiên cứu di truyền tại khu mộ Ân Khư nhà Thương (với mục đích phản biện bài viết).
Đó là ‘Preliminary Research on Hereditary Features of Yinxu Population’ (tạm dịch: nghiên cứu ban đầu về hình thái di truyền của dân cư Ân Khư), năm 2013, của tác giả Wen Zhen (Tăng Văn), tại đường link https://www.academia.edu/5297877/2013_AAPA_poster-_Preliminary_Research_on_Hereditary_Features_of_Yinxu_Population
Theo đường link trên thì chỉ có 1 trang kết quả duy nhất, người viết không tìm được tài liệu dài và chi tiết hơn.
Kết luận của tài liệu trên, đó là dân cư Ân Khư có liên quan di truyền với người Hoa Bắc (cho nên khá là khác với nhóm Hoa Nam) [70]. Căn cứ trên kết luận đó, vị độc giả đó cho rằng bài viết của người viết là sai, và nhà Thương không phải Việt.
Người viết xin chỉ ra các vấn đề của tài liệu trên, và cái sai trong sự kết luận vội vàng của vị độc giả trên:
-        Thứ nhất là về độ khả tín của tài liệu:
o   Ngay trong phần mở đầu, tài liệu trên cho biết ‘Cho đến nay, không có nghiên cứu di truyền nào được thực hiện trên các hài cốt tại Ân Khư’. [70]
o   Tại sao lại như vậy? Có thể có nhiều lý do, ví dụ như vấn đề bảo quản di tích, hoặc cũng có thể là lý do chính trị… Nhưng điều có thể thấy là không dễ dàng để tiến hành nghiên cứu di truyền tại nơi này. (khu mộ Ân Khư được tìm thấy từ năm 1899, tức là đã hơn 100 năm chứ không phải mới phát hiện) [71]
o   Tài liệu trên được thực hiện bởi Jilin University, tức là Đại học Cát Lâm, nằm ở tỉnh Cát Lâm, gần với cực Bắc của Trung Quốc (giáp Triều Tiên). Tại sao lại là Cát Lâm mà không có trường nào gần Hà Nam (Ân Khư) hơn? Và tác giả Tăng Văn sinh năm 1985, vào thời điểm công bố tài liệu này là năm 2013, mới là một Thạc sĩ, nhưng là ngành Khảo cổ, chứ cũng không phải Di truyền học. [72]
o   Khu mộ Ân Khư là một di tích rất quan trọng của Trung Quốc, và như tài liệu đó đã tự thể hiện: rất khó để tiếp cận và nghiên cứu di truyền ở đó. Vậy thì tại sao tác giả của nghiên cứu di truyền đầu tiên ở Ân Khư lại là 1 nữ nghiên cứu sinh tuổi còn trẻ (từ Cát Lâm xa xôi), chưa có bề dày nghiên cứu, trong khi Trung Quốc có tới hàng ngàn giáo sư, tiến sĩ thuộc loại cây đa, cây đề chứ đâu phải ít?
o   Và yếu tố cuối cùng về độ khả tín: những mẫu hài cốt Ân Khư có được cung cấp cho các nhà nghiên cứu quốc tế để tiếp cận và tiến hành phân tích di truyền độc lập không? Người viết nghĩ là không. Như vậy, làm sao để kiểm chứng độ khả tín của tài liệu trên? - Gần như là không thể, ở thời điểm hiện tại.
o   Xin độc giả lưu ý rằng ở phần trên, người viết chỉ mới nêu ra những vấn đề bất thường, chứ không chỉ vì nghi ngờ và suy diễn mà phủ nhận toàn bộ tài liệu nghiên cứu trên. (Người viết cho rằng độc giả có thể tự nhận định về vấn đề này.)
-        Thứ hai là về một số vấn đề trong chính tài liệu này:
o   Trong tài liệu ghi rằng nghiên cứu được thực hiện trên 37 mẫu, được lấy từ khu mộ Liujiazhuang. (lối viết không rõ ràng, có thể hiểu rằng Liujiazhuang là một phần của khu vực Ân Khư, nhưng không có thông tin cụ thể hơn) Nguyên văn như sau: ‘The 37 individuals sampled in this study were recovered from Liujiazhuang cemetery (Figure 1).’ [70]
o   Vấn đề đầu tiên có thể thấy là: con số 37 mẫu là quá nhỏ, và chỉ lấy từ 1 khu mộ Liujiazhuang duy nhất tại vùng Ân Khư. Vùng Ân Khư có bao nhiêu khu mộ như vậy, Liujiazhuang có thể đại diện cho toàn bộ người dân nhà Thương rộng lớn không?
o   Và ngay tại câu cầu tiên này cũng có vấn đề, bởi vì Figure 1 (Hình 1) trong tài liệu lại là hình minh họa về vị trí địa lý của các nhóm người cổ (‘Geographic locaton of ancient groups’), rải rác ở vùng Hoa Bắc và cả Nội Mông. Nhìn cái hình 1 trong tài liệu thì thấy là thật sự không liên quan gì Liujiazhuang cả! Thật khó hiểu một nghiên cứu quan trọng lại có lỗi sai cơ bản như vậy.
o   Lại có 1 câu như sau: ‘the tomb owners were probably citizens of the city’ [70] (tạm dịch: những người trong các ngôi mộ này CÓ KHẢ NĂNGlà người của thành phố này). Như vậy là: họ nghiên cứu di truyền học của người Ân Khư, mà không chắc chắn đó có phải người Ân Khư không!
o   Trong bài nghiên cứu ‘The Comparison between Human Sacrifice in Egypt and that in China’ đăng trên ResearchGate, tác giả Bohai Xu có viết như sau: “Soldiers captured by the Chinese during ancient wars may have been kept as slaves and tortured before being ritually sacrificed. That's according to a study of the chemical composition of the remains of people found at a burial ground at Yinxu(殷墟), belonging to the Shang dynasty. The findings suggest that the victims killed were not locals but had been put to work in the area for a number of years, existing on a meagre diet. Oracle bone inscriptions from Yinxu had suggested that many sacrificial victims were captives from wars, and this is the direct archaeological evidence to support this.” [73] Tạm dịch: “Những người lính bị bắt giữ bởi người Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh cổ đại có thể đã bị bắt làm tù binh và tra tấn trước khi bị hiến tế. Điều này là theo một nghiên cứu về cấu tạo hóa học của các hài cốt người tìm thấy tại một nơi chôn cất ở Ân Khư, thuộc nhà Thương. Những phát hiện gợi ý rằng các nạn nhân đã bị giết không phải người bản địa, nhưng đã bị bắt làm việc trong khu vực trong nhiều năm, với khẩu phần nghèo nàn. Giáp cốt văn từ Ân Khu gợi ý rằng nhiều nạn nhân bị hiến tế là những tù binh chiến tranh, và đây là bằng chứng khảo cổ trực tiếp xác nhận điều này”. Như vậy, những nghiên cứu DNA tại Liujiazhang là của người bản xứ khu Ân Khư, hay là tù binh chiến tranh từ tới khác bị bắt tới?
o   Theo wikipedia tiếng Anh về Ân Khư (Yinxu), thì khu Ân Khư rộng đến 30 km2, trên 80 vị trí xây dựng, nhiều ngôi mộ, trong đó ngôi mộ hoàng tộc được bảo toàn tốt nhất là của Phụ Hảo (một người vợ của vua Vũ Đinh). [74] Vậy tại sao không xét nghiệm DNA tại đây để xác định hoàng tộc nhà Thương, mà lại là Liujiazhang và không biết liệu đó có phải người bản xứ ở Ân Khư không? Tài liệu trên hoàn toàn không có lời giải thích nào cho việc này.
o   Hạn chế cuối cùng của tài liệu này đó là chỉ có nội dung về mtDNA, mà không có nội dung về Y-DNA. Trong khi về mặt di truyền, mtDNA và Y-DNA có thể cho ra kết quả khác nhau rất xa (sẽ nói thêm ở phần tiếp theo). Phần cuối của tài liệu nói rằng nghiên cứu về Y-DNA của các mẫu trên ‘đang được thực hiện’‘sẽ có thông tin sớm’ [70]. Nhưng năm 2013 đến nay đã là 6-7 năm, nhưng người viết tìm kiếm vẫn không thấy công bố kết quả nghiên cứu về Y-DNA của các mẫu này. Có lý do nào trong việc này chăng?
o   Như vậy, với những vấn đề căn bản đã chỉ ra: nghiên cứu này không thể giúp đưa ra được 1 kết luận nào về di truyền của người thời nhà Thương!
-        Thứ ba là sai lầm trong suy diễn của vị độc giả về vấn đề di truyền:
o   Vị độc giả gửi cho người viết tài liệu cho rằng 37 mẫu là không nhỏ (!), và còn nói rằng mtDNA cũng đã nói lên được nhiều điều (hàm ý là như vậy đã đủ để kết luận rằng người nhà Thương không có quan hệ di truyền với Bách Việt).
o   Lý luận như vậy sai về cơ bản của di truyền học! Người viết xin trích một đoạn từ bài nghiên cứu ‘A spatial analysis of genetic structure of human populations in China reveals distinct difference between maternal and paternal lineages’ năm 2008 đăng trên European Journal of Human Genetics, để chứng minh điều này: ‘Our results highlight a distinct difference between spatial genetic structures of maternal and paternal lineages. A substantial genetic differentiation between northern and southern populations is the characteristic of maternal structure, with a significant uninterrupted genetic boundary extending approximately along the Huai River and Qin Mountains north to Yangtze River. On the paternal side, however, no obvious genetic differentiation between northern and southern populations is revealed.’ [75]
o   Tạm dịch: Kết quả của chúng tôi cho thấy một khác biệt rõ rệt giữa cấu trúc di truyền của dòng cha và dòng mẹ. Một sự khác biệt đáng kể về di truyền giữa nhóm người miền bắc và miền nam là đặc điểm của cấu trúc dòng mẹ, với một biên giới di truyền không đứt quãng trải dọc sông Hoài và Tần Lĩnh về phía Trường Giang. Tuy nhiên, về phía dòng cha, không thấy có khác biệt di truyền đáng kể giữa nhóm miền nam và miền bắc nào.
o   Vấn đề nằm ở chỗ mtDNA di truyền theo dòng mẹ, còn Y-DNA thì theo dòng cha. Nghiên cứu di truyền người Trung Quốc cho thấy người Hoa Bắc và Hoa Nam khác về dòng mẹ (mtDNA), nhưng dòng cha (Y-DNA) lại không khác nhiều. Như vậy, cứ cho rằng người nhà Thương không có liên quan về mtDNA với Bách Việt (chưa nói đến những vấn đề còn tồn tại của tài liệu trên như đã trình bày), thì đã chắc gì cũng không có liên quan về Y-DNA, vì đây là 2 dòng di truyền khác nhau?
o   Và như vậy, ngay cả trường hợp nghiên cứu trên là đúng (trong khi ở phần trên đã chỉ ra khá nhiều vấn đề lớn của bài viết), thì cũng chưa phủ nhận được sự liên quan về di truyền giữa nhà Thương và Bách Việt.
Trong phần tiếp theo, người viết sẽ tiếp tục trình bày và cho thấy rằng những nghiên cứu về Y-DNA được công bố cho đến thời điểm hiện tại ủng hộ giả thuyết nhà Thương là triều đại của người Việt.

b) Nhận định (sơ bộ) về gien di truyền của Bách Việt và người Hoa

Người viết xin có 1 số điểm lưu ý như sau:
-        Con người tiến hóa hàng triệu năm, bất cứ một ai cũng từ 1 cái gốc ban đầu mà ra. Do đó, các khái niệm chủng tộc, dân tộc chỉ mang tính tương đối, tùy theo tiêu chí và cách phân loại.
-        Không có dân tộc nào sang, không có dân tộc nào hèn. Không có 1 dân tộc nào là không trải qua thời kỳ hoang dã, hoang sơ cả. Bản chất một con người thể hiện qua hành động của họ, chứ họ thuộc dân tộc hay dòng máu nào không quan trọng.
-        Có thể nói rằng: hầu hết các dân tộc đều mang nhiều dòng máu (mã gien), hầu hết các quốc gia đều có nhiều dân tộc, hầu hết các dân tộc đều sống trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ… Do đó, cần phải phân biệt rõ các khái niệm này và không sa vào chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa vùng miền.
-        Ngày nay, không có 1 dân tộc nào gọi là ‘thuần chủng’, bất cứ 1 dân tộc nào cũng mang nhiều mã gien khác nhau. Do đó, nói là người này thuộc tộc này hay tộc kia hay ‘hòa huyết’, ‘lai’, ‘mang 2 dòng máu’… đều chỉ là nói ra vấn đề về di truyền học, chứ không có hàm ý miệt thị trong đó.
-        Do đó, toàn bộ mục 7 này chỉ nhằm cố gắng đưa ra một hướng phân tích nguồn gốc các dân tộc theo kiến thức về di truyền của khoa học hiện đại, chứ không có ý định gây chia rẽ hay kích động tinh thần dân tộc. (Việc phân loại này cũng giống như phân loại trái cây mà thôi.)
Với tinh thần trên, người viết xin đi vào giả thuyết về di truyền học đối với Bách Việt và người Hoa ngày nay: (lưu ý rằng nội dung này chỉ là tương đối, vì vấn đề di truyền rất phức tạp)
-        Theo người viết, Bách Việt có thể xem là có liên quan mật thiết với nhóm haplogroup O (Y-DNA). [76]
Bản đồ phân bố của haplogroup O. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Haplogroup_O-M175.
o   Người Hồ vốn sống ở vùng Siberia phía Bắc thuộc haplogroup N (Y-DNA). Đây là một mã gien dòng cha cũng thường gặp ở người Mông Cổ. [77]
Bản đồ phân bố của haplogroup N. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Haplogroup_N-M231.
o   Cả 2 nhóm N và O cùng thuộc gốc haplogroup NO, xuất phát từ vùng Lưỡng Hà. Sơ đồ di chuyển của các nhóm như hình dưới. [78] Với hình này, có thể thấy nhóm O2 có ở vùng Hoa Bắc, và O1 ở Hoa Nam, Việt Nam và toàn bộ vùng Nam Á. Như vậy, nếu cho rằng Bách Việt là đại chủng có haplogroup O, thì Bách Việt có mặt ở toàn bộ Trung Quốc ngày nay, chứ không riêng gì vùng Hoa Nam cả. 
Bản đồ di cư của haplogroup N và O. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Haplogroup_NO.
o   Tuy nhiên, cũng có 1 nghiên cứu khác cho rằng nhóm N từ phương Nam di cư lên Siberia:
Một giả thuyết về hướng di cư của haplogroup N. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Haplogroup_N-M231.   
-        Bên cạnh đó, cũng có một sự di chuyển tương tự của nhóm haplogroup C (C-M130). Haplogroup C từ vùng Lưỡng Hà chia làm 2 nhánh: [79]
o   Nhánh C1 (C-F3393) di chuyển theo đường phương Nam, qua Ấn Độ, đến Đông Nam Á và các đảo Nam Thái Bình Dương. [79]
o   Nhánh C2 (C-M217) di chuyển theo đường phương Bắc, đến Siberia, rồi từ đó lan qua phương Tây và lấn xuống phương Nam. Haplogroup C2 chính là một trong những mã gien chủ yếu của người Mông Cổ ngày nay. Tương tự mã gien N, càng về phương Nam thì tỉ lệ của C2 càng thấp. [80]
Một giả thuyết về hướng di cư của haplogroup C. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Haplogroup_C-M130. [79]
Một giả thuyết khác về hướng di chuyển của nhóm C, trong đó người phương Bắc là từ phương Nam di chuyển lên. Nguồn: http://patagoniamonsters.blogspot.com/2014/07/nry-haplogroup-c-part-2-eurasia-and.html [81]
Bản đồ phân bố nhóm C2 hiện tại. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Haplogroup_C-M217. [80]
-        Như vậy, nếu kết hợp những thông tin trên lại thì ta có 2 nhóm lớn:
o   Nhóm Bách Việt là nhánh phương Nam (bao gồm toàn bộ vùng Trung Nguyên trở xuống Đông Nam Á và các đảo Nam Thái Bình Dương), với haplogroup O C1. Có lẽ nên xem họ là đại diện của văn hóa nông nghiệp phương Nam.
o   Nhóm người Hồ/ Mông Cổ là nhánh phương Bắc (từ Mông Cổ đến Siberia), với haplogroup NC2. Có lẽ nên xem họ là đại diện của văn hóa du mục phương Bắc. (Cả 2 nhóm N và C2 đều có giả thuyết cho rằng họ từ phương Nam di cư lên miền Bắc.)
o   Người viết xin tạm gọi nhóm C1 và O1 là ‘Bách Việt phương Nam’, còn nhóm O2 là ‘Bách Việt Trung Nguyên’. Trong những lần người Hồ (nhóm N và C2, đều ở phương Bắc) xâm lấn Trung Nguyên, một bộ phận của ‘Bách Việt Trung Nguyên’ đã di chuyển xuống phương Nam, hòa huyết với người ‘Bách Việt phương Nam’ để trở thành các quốc gia ngày nay là Việt Nam, Lào, Thái Lan… Và dĩ nhiên là không có chuyện di cư toàn bộ, cho nên một bộ phận (có lẽ là lớn hơn) của ‘Bách Việt Trung Nguyên’ vẫn ở lại, sống chung với người phương Bắc thì trở thành người Hán ngày nay.
o   (về sự giao thoa giữa Bách Việt với người Hồ phương Bắc, xem thêm ở phần riêng 7.d) bên dưới)
o   Như vậy, người Việt hay Trung Quốc thực sự mà nói là có cùng tổ tiên Bách Việt cổ đại, chứ không phải 2 nòi giống khác nhau 100%. Và ta thấy trong trường hợp của từng dân tộc ngày nay đều là sự hợp chủng của nhóm phương Nam và nhóm phương Bắc. Chỉ khác là Việt = O +C1, còn người Hoa = N +C2 +O. Người Hoa Bắc thì có tỉ lệ nhóm N và C2 cao hơn người Hoa Nam. (xin lưu ý là chỉ mang tính tương đối và khái quát).
o   Xin lưu ý rằng toàn bộ loài người đều cùng 1 gốc mà ra, sự phân chia về nhân chủng chỉ là tương đối, tùy theo tiêu chí đang xét. Nếu xét trong nhóm lớn là C (gồm cả C1 và C2) hay nhóm NO (gồm cả N và O), thì Việt hay Tàu cũng cùng nhóm lớn đó, cũng là người châu Á cả!
-        Tác giả Bình Nguyên Lộc có sách Nguồn gốc MÃ LAI của dân tộc VIỆT NAM, cho rằng người Việt Nam cũng như Bách Việt bao gồm vùng Hoa Nam là chủng tộc Cổ Mã Lai, tức là Indonésien hay Indonesian. [82] (ngày nay thường gọi là Proto-Malay)
o   Xin lưu ý rằng Cổ Mã Lai hay Proto-Malay là 1 cái tên gọi chung cho 1 chủng tộc, chứ không phải để chỉ xuất xứ của dân tộc này, xuất xứ là một vấn đề cần phải nghiên cứu thêm. Chủng tộc này đã có từ hơn 10.000 năm trước, nên vượt xa lịch sử Bách Việt và vùng Trung Nguyên hơn 4.000 năm theo kiến thức hiện tại.
o   Sách này đáng chú ý, vì vượt ra được 2 xu hướng thường thấy khi nói về nguồn gốc Việt tộc. Hoặc cho rằng ta là người Trung Quốc di cư đến Việt Nam, hoặc phủ nhận hoàn toàn ‘yếu tố Trung Quốc’ và cho rằng người Việt vốn tự có sẵn ở đồng bằng Bắc Bộ từ xưa đến giờ!
o   Theo wikipedia về Y-DNA haplogroups của một số nhóm người ở Đông và Nam Á, thì người Mã Lai và Indonesia có tỉ lệ gien nhóm O1 và O2 lớn, và một ít nhóm C. [83] Điều này phù hợp với giả thuyết Bách Việt là haplogroup O (gồm cả O1 lẫn O2) mà người viết đã trình bày ở trên.
o   Điều đáng chú ý chính là mã gien O2 (mã gien xuất hiện nhiều ở vùng Hoa Bắc) ở người Mã Lai và Indonesia chiếm tỉ lệ rất cao, ngang ngửa nhóm O1. Nhưng lịch sử Trung Nguyên ghi chép lại thì không thấy có những đợt di cư lớn như vậy từ vùng Hoa Bắc (hay kể cả Hoa Nam/ Đông Nam Á) đến Mã Lai hay Indonesia. Như vậy, giả thuyết hợp lý chính là nhóm O2 đã có mặt ở vùng Đông Nam Á từ trước các thời Hạ Thương Chu, và cũng có nghĩa là người Hoa Bắc lẫn Hoa Nam, Việt Nam và Mã Lai và Indonesia… đều có 1 nguồn gốc chung! Và như vậy, nguồn gốc chung đó có thể là bán đảo Đông Dương vì là vùng trung tâm toàn khu vực (lưu ý: chưa thể khẳng định).
o   Như vậy, có vẻ như thuyết ‘nguồn gốc Mã Lai’ của tác giả Bình Nguyên Lộc được các bằng chứng về DNA đến thời điểm hiện tại ủng hộ.
o   Và như vậy, rõ ràng nền văn hóa Trung Nguyên nên được xếp vào nhóm Bách Việt, nhánh Hoa Bắc, thay vì xem là một nền văn minh chủng một chủng tộc riêng như xu hướng hiện nay. (ảnh hưởng của vùng Mông Cổ và Siberia chỉ xuất hiện từ thời Chu, Tần… trở đi)
Điều người viết vừa trình bày chỉ là Y-DNA của 2 haplogroup NO và C, mới chỉ là một phần rất nhỏ về di truyền học của con người vùng Đông Á. Những sự khác biệt giữa cư dân Nam Á/ Trung Quốc và Hoa Nam/ Hoa Bắc còn đến từ nhiều yếu tố khác. Nhưng chỉ một chi tiết nhỏ về haplogroup O cũng đủ cho thấy có 1 sự chia sẻ chung về mã gien giữa người Việt Nam, Nam Á, Đông Á và Trung Quốc ở một mức độ nhất định. Đây là sự thật mà các nghiên cứu về di truyền đã chứng tỏ. Người Việt hay người Trung Quốc đều không nên vì mâu thuẫn dân tộc mà phủ nhận hay bóp méo vấn đề.
Việc sử dụng các kết quả nghiên cứu di truyền là cần thiết, vì đó là một trong những bằng chứng vững chắc nhất cho lịch sử. Tuy nhiên, người viết xin lưu ý lại rằng di truyền học không phải vấn đề đơn giản, không chỉ là một vài haplogroup là nói hết được. Số lượng mẫu của các nghiên cứu cũng còn ít. Chưa kể là khi có kết quả phân tích, thì việc rút ra kết luận lại cũng có nhiều tranh cãi (do đó, không phải ai kết luận gì cũng chấp nhận được ngay). Vì vậy, những bản đồ gien người viết vừa dẫn chứng cũng chỉ là giả thuyết của một số nhóm nghiên cứu, và chỉ có tính tương đối. Bên cạnh đó, lại có những lý do về chính trị, xã hội, khiến cho không phải nghiên cứu nào cũng khách quan và cho dù khách quan cũng chưa chắc đã chính xác. Do đó, luôn luôn cần phải thận trọng và có sự kiểm chứng. 

c) Nhận định (sơ bộ) về mã gien (Y-DNA) của một số dân tộc: người Lô Lô (người Di), người Tạng, người Khương, người Choang và người Dao

Việc Chu Vũ Vương đánh thắng Đế Tân (Trụ vương), theo lịch sử ghi lại, thì có công lớn của quân sư là Khương Tử Nha.
-        Họ Khương của Khương Tử Nha viết bằng bộ Nữ. Theo truyền thuyết thì Thần Nông vốn họ Khương [84], có thể là tổ tiên của Khương Tử Nha (khó biết đúng sai). Sau khi nhà Chu nắm được chính quyền, thì Khương Tử Nha được phong cho đất Tề, gọi là Tề Thái Công. [63] (vài trăm năm sau nước Tề đổi chủ nên còn có 1 vua Tề Thái Công khác, nhưng họ Điền)
-        Ngoài nước Lã (đã phân tích ở trên), đầu thời Chu còn có nước Thânnước Hứa có vua họ Khương. Sau này cả 3 nước về sau đều bị nước Sở thôn tính vào thời Xuân Thu. [85]
-        Xét vị trí địa lý, các nước Lã, Thân, Hứa đều ở Hà Nam, như vậy họ Khương này ở vùng Hà Nam, gần sông Lạc.
Ở Trung Nguyên lại có 1 dân tộc gọi là người Khương cổ (viết bằng bộ Dương), cũng từng được gọi là Tây Khương. [86]
-        Không rõ họ Khương của các nước Thân, Tề, Hứa, Lã có cùng tộc với người Khương, hay chỉ là đồng âm? Có thể cả 2 cùng 1 gốc, nhưng vì cách biệt quá lâu nên không biết là cùng gốc? Chuyện quá xưa, bàn thêm vậy thôi chứ khó mà làm rõ được.
-        Đến thời Tam Quốc, người Khương có xuất hiện như một thế lực quân sự ở miền Tây Bắc Trung Nguyên, và có tham gia vào lực lượng của Mã Siêu (sau về với Thục Hán).
-        Người Khương ngày xưa được xếp vào ‘Ngũ Hồ’ (Hung Nô, Yết, Đế, Tiên Ti, Khương). [88] Tuy nhiên, sự phân loại này chủ yếu dựa vào văn hóa và vị trí địa lý, có tính chủ quan. Chứ thời xưa chưa có xét nghiệm DNA, nên khó mà chính xác. Do đó, việc nhận định họ thuộc nhóm người phương Nam hay phương Bắc cần phải thận trọng.
Ngày nay, ở Trung Nguyên cũng có một dân tộc gọi là người Khương.
-        Người Khương ngày nay tự nhận mình là người Khương thời Tam quốc. [89]
-        Theo wikipedia về Y-DNA haplogroups của một số nhóm người ở Đông và Nam Á, thì người Khương ngày nay có Y-DNA chủ yếu thuộc nhóm O, kế đó là nhóm D, chứ thực ra lại gần như hoàn toàn không có nhóm C và N. [83] Như vậy, có lẽ có thể xem người Khương hiện đại là sự hòa huyết của người Tạng và Bách Việt (không có ảnh hưởng của người Mông Cổ, Siberia)
-        Cũng theo wikipedia về người Khương: ‘Phần lớn người Khương theo tín ngưỡng đa thần, gọi là Ruism, một tín ngưỡng với niềm tin vào các viên đá trắng, được thờ phụng như là tượng trưng cho thần Mặt Trời sẽ đem lại điều may mắn cho các mặt của cuộc sống thường nhật của người Khương.’ [89] Như vậy, đây là một dấu hiệu về văn hóa, tín ngưỡng cho thấy họ có thể cũng thuộc Bách Việt.
Về người Tạng (Tây Tạng):
-        Cũng theo wikipedia về Y-DNA haplogroups của một số nhóm người ở Đông và Nam Á, thì người Tạng (Tây Tạng hay Tibet) có mã gien chủ yếu là haplogroup D, kế đó mới là nhóm O như Bách Việt (và một phần nhóm N, có lẽ xuất hiện từ khi người Mông Cổ xâm nhập Tây Tạng). [83] Như vậy, có khả năng tổ tiên người Tây Tạng thuộc nhóm D, và người Tây Tạng ngày nay là sự hòa huyết của người Tây Tạng cổ xưa và Bách Việt.
Ngày nay ở Việt Nam và Trung Quốc cũng có 1 dân tộc, gọi là người Lô Lô (còn gọi là người Di).
-        Ngày nay người Lô Lô sống chủ yếu ở Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây. Ở Việt Nam cũng có tại khu vực vùng núi phía Bắc Việt Nam. Wikipedia về người Lô Lô cho biết một số người cho rằng người Lô Lô cũng xuất phát từ người Khương cổ. [90]
-        Theo wikipedia về Y-DNA haplogroups của một số nhóm người ở Đông và Nam Á thì có gien chủ yếu thuộc haplogroup O (Y-DNA), có một ít nhóm C, không hoặc rất ít nhóm N. [83] Như vậy, họ có điểm chung với người Khương ở nhóm O, và như vậy, có lẽ cũng có thể xem họ là Bách Việt Trung Nguyên.
-        Trong quyển ‘The secret Doctrine’ (quyển 2, trang 280), bà Blavatsky có viết như sau: “Could the most ancient MSS. in the Lolo language (that of the aborigines of China) be got at and translated correctly, many a priceless piece of evidence would be found.”. [91] Tạm dịch: “Nếu ngôn ngữ Lô Lô (những người bản xứ của vùng Trung Nguyên) có thể được hiểu và dịch đúng, nhiều bằng chứng vô giá có thể được tìm ra.
Về người Choang và người Dao:
-        Theo wikipedia về Y-DNA haplogroups của một số nhóm người ở Đông và Nam Á, thì cả 2 dân tộc này đều có mã gien chủ yếu là nhóm O và một phần nhỏ nhóm C, không có hoặc hiếm nhóm N. [83]
-        Như vậy, họ cũng là Bách Việt Trung Nguyên.

d) Về sự giao thoa giữa Bách Việt và người Hồ

Như vậy, theo những chứng cứ về ngôn ngữ cũng như di truyền học, Trung Nguyên có thể xem là cực bắc của Bách Việt, là nơi giao thoa giữa Bách Việt và người Hồ phương Bắc. (Xin lưu ý rằng người viết dùng chữ ‘người Hồ’ không có ý miệt thị, mà đây là 1 danh từ đã có sẵn trong lịch sử, nên dùng để gọi vậy thôi.) Tuy nhiên, thời điểm diễn ra sự giao thoa với nhóm người Hồ phương Bắc thuộc nhóm N và C2 (Mông Cổ, Siberia) thì cần phải được xem xét thêm.
-        Thời nhà Thương rất xa xưa, do đó không có khái niệm một nhà nước cai quản được toàn bộ lãnh thổ một cách chặt chẽ như ngày nay. Giáp cốt văn đã cho biết tên gọi của nhà Thương là Đại Ấp Thương, hay Thương Ấp, tức là một nước ở một vùng mà thôi, chứ không phải là cai trị toàn bộ vùng Hoa Bắc ngày nay.
-        Như tác giả Nhạn Nam Phi đã chỉ ra trong bài ‘Bách Việt sử: Những lớp bụi mờ của lịch sử’: chữ Thương/Shang hay Sở (Sơ-Tân-Lang) hay Dạ-Lang, Lan-Shan… đều là những cách gọi hơi khác nhau một chút của Văn-Lang [37] (tất cả đều nghĩa là ‘Sáng’ như bài viết này chứng minh) mà người Việt ngày nay sử dụng. Thời đó không có một biên giới và một nhà nước tập quyền từ Nam tới Bắc, mà chỉ có một sự di cư của người Bách Việt với những dấu vết còn lại như vậy về mặt ngôn ngữ, trải dài từ bán đảo Đông Dương đến Hoa Nam và cả Hoa Bắc… Như vậy, tất cả đều là những quốc gia hay nhóm người khác nhau thuộc cùng một đại chủng Bách Việt (mà tác giả Bình Nguyên Lộc cho là Proto-Malay). Nhưng dĩ nhiên là thời xưa chưa có chữ viết, sách vở, ký ức dân tộc thuộc loại truyền miệng, thì dễ dàng quên lãng sau vài trăm hay vài ngàn năm. Mỗi nhóm Việt lại tiến hóa, phát triển trên những địa bàn khác nhau, tạo nên những sắc thái khác nhau, khi có đụng chạm về quyền lợi dẫn đến chiến tranh, thì lại gọi nhau là ‘giặc’ và sự thù hằn dẫn đến cho rằng khác chủng tộc là chuyện bình thường. 
-        Nói chung, nhà Thương ở quanh vùng Hà Nam (phía Nam sông Hoàng Hà) có thể được xem là quốc gia ở cực Bắc của đại chủng Bách Việt tại thời điểm này.
Nguồn gốc nhà Chu:
-        Người Hồ phương Bắc ngày xưa thường được xem là gồm 5 nhóm, gọi là ‘ngũ Hồ’, nên lịch sử vùng Trung Nguyên đã có thời kỳ gọi là ‘Ngũ Hồ thập lục quốc’, hay ‘Ngũ Hồ loạn Hoa’. [88] (xin lưu ý đây không phải khái niệm ‘tứ Di’)
-        Theo wikipedia về người Đê (một trong 5 tộc Hồ), thì: ‘Theo truyền thuyết, các tổ tiên của nhà Chu đã sinh sống giữa người Nhung và người Đê trong 14 thế hệ, cho đến khi Cổ Công Đản Phủ lãnh đạo họ di chuyển đến Thung lũng sông Vị và gây dựng nên kinh đô của mình gần Kỳ Sơn (trước 1107 TCN).’ [92]
-        Như vậy, họ Cơ nhà Chu xuất phát từ Thiểm Tây (phía Tây nhà Thương), và ở lẫn với các bộ lạc du mục. Điều này rất phù hợp với giả thuyết rằng họ Cơ của vua nhà Chu mang 2 dòng máu Bách Việt và Hồ. Do đó sự thay đổi ngôn ngữ vùng Trung Nguyên chỉ bắt đầu xuất hiện từ thời Chu (nhưng đa số người dân và ngôn ngữ vẫn là phương Nam chủ đạo, sự thay đổi về ngôn ngữ diễn ra rất chậm chạp và qua một thời gian rất dài).
-        Thời Chu có một bộ tộc gọi là Khuyển Nhung. Nhóm này đã giết vua Chu U Vương, khiến nhà Chu phải dời đô ở gần Tây An sang Lạc Dương ở phía Đông, nên đời sau gọi là thời Đông Chu. Theo wikipedia về Khuyển Nhung, ‘Khuyển Nhung tự xưng tổ tiên là hai con chó trắng (Bạch Khuyển), sùng bái vật tổ chó trắng, họ được phân loại là bộ tộc du mục của người Khương ở phía tây và là kẻ thù lớn của tộc Viêm Hoàng…Tương truyền, Khuyển Nhung bị Tần diệt. Một bộ phận dân Khuyển Nhung di cư lên phía Bắc và trở thành một trong những chi sớm nhất của dân Hung Nô, Mông Cổ sau này. Sau này người Đột Quyết và Mông Cổ cũng hay lấy chó sói là đồ đằng của họ, có lẽ là ảnh hưởng từ Khuyển Nhung.’ [93]
-        Năm 2004, xuất hiện 1 tiểu thuyết ‘Totem sói’ của nhà văn Khương Nhung (tên thật Lã Gia Dân). Tiểu thuyết này gây tranh cãi, vì cho rằng người Mông Cổ thờ vật tổ là chó sói, [94] nhưng người Mông Cổ phủ nhận điều này. Tuy vậy, nếu người Mông Cổ có nguồn gốc từ Khuyển Nhung, thì điều này có thể là đúng, nhưng cũng từ rất xa xưa rồi, trước khi có cái gọi là ‘nước Mông Cổ’. (Lưu ý rằng người Khương hiện tại gần như không có liên hệ về Y-DNA với người Mông Cổ và Siberia như đã trình bày, nên ngày xưa phân loại Khuyển Nhung vào nhóm người Khương có lẽ là do vị trí địa lý sinh sống chứ không đúng về mặt di truyền.)
Đến thời Đông Chu (bao gồm Xuân ThuChiến Quốc), thì nước Tầnnước Yên là 2 nơi giao tiếp cũng như sống chung với nhiều người Hồ.
-        Theo wikipedia về Tần Phi Tử, ông vua khai quốc nước Tần, thì ông có tài chăn ngựa và khiến ngựa sinh sôi nhiều (như vậy khả năng mang dòng máu du mục phía Bắc là cao). Chu vương giao cho ông nuôi ngựa, và sai đi phủ dụ, tức là sống chung với các bộ tộc Nhung ở phía Tây, trong đó có Khuyển Nhung. [95] Như vậy, đất Tần nằm ở 2 sông là Thiên Thủy và sông Vị, tỉnh Cam TúcThiểm Tây ngày nay, là nơi có nhiều người Khuyển Nhung, tổ tiên của Mông Cổ và Hung Nô, sinh sống.
o   Sau này Tần Thủy Hoàng thôn tính các nước, cùng với Lý Tư cho ‘đốt sách chôn nho’, nhằm dập tắt tự do ngôn luận, tiêu diệt các chính kiến và tư tưởng khác với mình. Lý Tư đề xuất như sau: Tất cả sách sử trừ của Tần đều đem đốt. Trừ cơ quan có quyền giữ sách, ai có Kinh Thư, Kinh Thi hay sách của Bách gia chư tử đều phải đem tới cơ quan nhà nước để đốt. Ai dám bàn Kinh Thư sẽ bị xử tử công khai. Ai dám dẫn chuyện xưa để chỉ trích hiện tại sẽ bị xử tử cả nhà… [96] Sự kiện này chắc chắn đã gây ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ thời đó, dẫn đến việc sau này nhà Hán tìm người đọc hiểu Kinh Thư thì chỉ có 1 vài người hiếm hoi mà chưa hẳn đã hiểu đúng.
-        Còn về nước Yên: nước Yên thời Xuân Thu nằm ở vùng đất là Bắc Kinh và phía Bắc tỉnh Hà Bắc ngày nay. Nếu nước Tần tiếp xúc với người Khuyển Nhung, thì nước Yên ở phía Đông Bắc Trung Nguyên tiếp xúc với người Sơn Nhung. [97] Theo wikipedia về người Sơn Nhung, thì họ là dân du mục phía Bắc Trung Nguyên, cũng được xem là người Khuyển Nhung, sống gần tộc Đông Hồ, và là tổ tiên của người Tiên Ti và Ô Hoàn. [98] Người Tiên Ti sau cũng được xếp vào nhóm ‘ngũ Hồ’, thuyết cũ cho rằng ngôn ngữ của họ thuộc ngữ hệ Turk, tức là Đột Quyết, sau có thuyết cho rằng thuộc ngữ hệ Mông Cổ. [99] Nói chung cả 2 thuyết đều cho thấy họ thuộc nhóm phương Bắc.
Sau thời Tần, qua thời Hán:
-        Sau khi nước Tần thôn tính Trung Nguyên, thì rất nhiều người không phục, đứng lên chống Tần.
o   Đầu tiên là khởi nghĩa của Trần Thắng. Trần Thắng là người Dương Thành, tỉnh Hà Nam, như vậy là thuộc Bách Việt. [100]
o   Hạng Vũ là người nước Sở, do vậy cũng là Bách Việt. [101]
o   Lưu Bangngườihuyện Bái, thuộc Từ Châu, tỉnh Giang Tô ngày nay, tức là ở hạ lưu sông Trường Giang, và cũng là người nước Sở. [102] Như vậy, có thể là người Bách Việt.
-        Hạng Vũ và Lưu Bang diệt Sở, cuối cùng Lưu Bang thắng Hạng Vũ và lên ngôi, lập ra nhà Hán kéo dài 400 năm. Như vậy, nhà Hán thực ra lại là một triều đại Bách Việt. Người Hán tự gọi mình là ‘người Hán’, thực ra phải xem đây là cách gọi về ‘quốc tịch’, chứ không phải là sự phân biệt về một dân tộc riêng. Nhưng về sau, thuật ngữ ‘Hán nhân’ lại dần được hiểu như một chủng tộc riêng, đây là một sự nhầm lẫn. Nếu nói cho đúng, thì chỉ có thể xem ‘Hán tộc’ là một phần của đại chủng Bách Việt (hay Cổ Mã Lai).
-        Vào thời Hán, người Hung Nô phương Bắc (Mông Cổ, Siberia) cũng bắt đầu trở nên mạnh lên và bắt đầu xâm nhập Trung Nguyên. Theo wikipedia, thì người Nam Hung Nô sau này bị ‘Hán hóa’. [103] (Tuy nhiên, thuật ngữ ‘đồng hóa’ chỉ có thể đúng về mặt văn hóa, chứ thực ra không đúng về mặt di truyền học. Bởi lẽ Y-DNA thì cứ truyền theo dòng cha, còn mtDNA thì cứ truyền theo dòng mẹ, bất chấp văn hóa, ngôn ngữ.)
o   Năm 216, Tào Tháo bắt giữ Thiền vu cuối cùng của Nam Hung Nô là Hô Trù Tuyền thiền vu, phái Hữu Hiền Vương là pháp ti giám quốc, Nam Hung Nô phân thành 5 bộ là tả, hữu, nam bắc, trung, an trí tại dải đất Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Bắc.” [103]
o   Như vậy, về mặt lịch sử có thể thấy rõ mã gien của người Hung Nô phương Bắc đã hòa vào vùng Hoa Bắc vào thời nhà Hán. (và Tào Tháo có góp phần vào việc đó)
Thời nhà Tấn, loạn ngũ Hồ và nhà Tùy:
-        Thời nhà Tấn, một số người Hung Nô đã Hán hóa một phần nổi dậy, lập nước Hán Triệu, cũng gọi là Hung Nô Hán hay Hồ Hán, đứng đầu là Lưu Uyên [104] (Lưu Uyên tự xưng là hậu duệ của thiền vu Hung Nô [105]). Hán Triệu đánh hạ được kinh đô Lạc Dương, giết Tấn Hoài Đế và Tấn Mẫn Đế. [104]
-        Đây chính là khởi đầu của một thời kỳ dài từ năm 304 đến 439, gọi là ‘Ngũ Hồ thập lục quốc’, tức là các tộc Hồ xâm lược Trung Nguyên, chia thành hơn 16 nước, chinh chiến xảy ra liên miên (và dĩ nhiên là sự hòa huyết của các dân tộc ở vùng Hoa Bắc). [106]
-        Đến năm 439, người Tiên Ti (một trong ngũ Hồ) thôn tính được các nước phương Bắc, trở thành Bắc Ngụy, đối trọng với Nam triều, trở thành thời kỳ ‘Nam-Bắc triều’. [107] Đến năm 581, người Tiên Ti thôn tính luôn Nam triều, trở thành nhà Tùy, sáng lập là Tùy Văn Đế. [108] Tùy Văn Đế tên Hán là Dương Kiên, nhưng tên thật Tiên Ti là Fuluruqen, biệt danh Nryana hay Na La Diên. [109]
-        Như vậy, nhà Tùy là nhà nước của người Tiên Ti nắm quyền.Như vậy nhà Thương là Bách Việt nắm quyền và nhà Chu, Tần là Hồ nắm quyền thì có gì lạ? Đại đa số người dân vùng Trung Nguyên vẫn là Bách Việt (di truyền học cho thấy điều đó), nhưng giới cầm quyền thì thay đổi, và gien di truyền cũng như các yếu tố văn hóa cũng thay đổi theo thời gian.
Đến thời nhà Đường thì có loạn An Sử:
-        Loạn An Sử từ năm 755 đến 763, do An Lộc SơnSử Tư Minh cầm đầu. Cả 2 đều là người Đột Quyết, và đều xưng là Yên Đế trong thời gian nổi dậy. [110]
-        Trước cuộc loạn, nhà Đường thống kê nhân khẩu được khoảng 53 triệu người, nhưng sau đó chỉ còn 7 triệu! [110] (lưu ý là con số thực tế sẽ cao hơn thống kê, nhưng con số này cũng cho biết được mức độ tàn phá và chết chóc khủng khiếp của thời kỳ này)
-        Quân đội An Lộc Sơn đa số là người Hồ, Đột Quyết. Do đó đợt loạn này cũng làm ảnh hưởng khu vực Trung Nguyên rất lớn, đặc biệt là vùng Hoa Bắc. Kinh đô Trường An (Trường An ở Thiểm Tây, có vẻ phong thủy nơi này không tốt, những lần đặt kinh đô ở đây thường đều bị chiến loạn lớn) bị tàn phá nặng nề, phải dời qua Lạc Dương. Kinh tế và văn hóa bị dịch chuyển xuống phía Nam.
Sau thời Đường, Trung Nguyên lại phân rã thành nhiều nước, gọi là thời kỳ ‘Ngũ đại thập quốc’ (907979) thời nhà Tống. [111]
-         Năm 1115, Hoàn Nhan A Cốt Đả thống nhất các bộ lạc Nữ Chân, lập ra nhà Đại Kim. Đến năm 1127, Kim diệt Bắc Tống, đóng đô ở Bắc Kinh, làm chủ được toàn bộ vùng Hoa Bắc. [112] Như vậy, một lần nữa sự kiểm soát Hoa Bắc thuộc về người phương Bắc chứ không phải người bản địa.
-        Không những vậy, người Nữ Chân còn tạo ra ‘Sự biến Tĩnh Khang’ là một vết nhục lớn của vùng Trung Nguyên. Theo wikipedia về sự kiện này: “Một số hoàng tử và công chúa bị giết, nhiều thê thiếp, công chúa và quận chúa của nhà Tống bị quân Kim chiếm đoạt và cưỡng hiếp… 2 vua Tống phải mặc áo xô gai vào lạy ở miếu Kim Thái Tổ Hoàn Nhan A Cốt Đả rồi bị giải vào triều, bị vua Kim làm nhục. Các thê thiếp, công chúa của 2 vua cũng bị làm nhục, phải mặc áo lông cừu để lộ phần trên cơ thể rồi vào vái lạy ở miếu Kim Thái Tổ… Để tăng thêm sự sỉ nhục, khoảng 300 thê thiếp hoặc công chúa, quận chúa nhà Tống bị nhà Kim bắt đến Tẩy Y viện (洗衣院) làm tạp dịch, nhiều người trong số đó còn bị bắt làm kỹ nữ phục vụ cho quý tộc, tướng lĩnh nhà Kim hoặc bị quý tộc nhà Kim nạp làm thê thiếp, thậm chí bị đem ban thưởng như chiến lợi phẩm.” [113]
-        Như vậy, đây là một lần hòa huyết ở vùng Hoa Bắc với người Nữ Chân ở phương Bắc. Người Nữ Chân tức là người Mãn Châu.
Các thời kỳ sau:
-        Đến thời nhà Nguyên, thì người Mông Cổ làm chủ toàn bộ Trung Nguyên (1271-1368), cả Hoa Bắc lẫn Hoa Nam. [114] (Nhà Trần nước Đại Việt ngăn chặn được sự xâm lược này, nên ngày nay ít có gien người Mông Cổ ở Việt Nam và các nước phía Nam. Do đó, chiến công của nhà Trần có ý nghĩa đối với toàn khu vực, chứ không chỉ đối với Việt Nam.)
-        Thời nhà Minh, vua thứ 3 của nhà Minh là Minh Thành Tổ Chu Đệ, có thuyết cho là con của một phi tần người Triều Tiên sinh ra. Ông mang tước Yên Vương, xây dựng được thế lực mạnh mẽ nhờ sự hợp tác của nhiều bộ lạc Mông Cổ. Sau khi cướp được ngôi vua, ông cho thanh trừng trên quy mô rất lớn hoàng tộc họ Chu cũng như gia đình các đại thần trung thành, khoảng 2 vạn người trở thành nạn nhân. Chu Đệ cho dời đô từ Nam Kinh đến Bắc Kinh (đất Yên cũ). [115]
-        Rồi đến cuối thời Minh, người Nữ Chân lại thống trị Trung Nguyên một lần nữa, trở thành triều đại Mãn Thanh cho đến thế kỷ 20. [116]
Tóm lại:
-        Đại đa số dân cư Trung Nguyên (Hoa Bắc) từ xưa đến nay luôn là nhóm phương Nam (Bách Việt) với mã gien là haplogroup O (cả O1 lẫn O2).
-        Nhưng các nhà cầm quyền thì thay đổi theo thời gian: Thương là phương Nam, Chu có thể là phương Bắc (các nước chư hầu đa số là phương Nam), Tần phương Bắc, Hán phương Nam, Tùy phương Bắc, Đường phương Nam, Tống phương Nam, Nguyên phương Bắc, Minh phương Nam, Thanh phương Bắc.
-        Nhóm phương Bắc đến từ vùng Mông Cổ và Siberia (haplogroup N và C2), tạo ra sự giao thoa và ảnh hưởng làm biến đổi văn hóa, ngôn ngữ của khu vực cho đến ngày nay, qua nhiều ngàn năm, chứ không phải từ xưa đã vậy.

8. Phụ lục

a) Vài điều quan trọng về trống đồng

Điều đầu tiên cần phải nhấn mạnh, đó là: trống đồng không phải ‘đặc sản’ riêng của Việt Nam!
Wikipedia về Trống đồng có đoạn như sau: [117]
-        Bắc Việt Namvà Tây Nam Trung Quốc (đặc biệt là tỉnh Vân Namkhu tự trị người Tráng ở Quảng Tây là hai vùng nơi đại đa số các trống đồng cổ đã được tìm thấy. Theo một báocáo năm 1988, Trung Quốc đã tìm được 1460 trống đồng (??)[3]. Tổng số trống đồng tìm được ở Việt Nam cho đến năm 1980 là 960 chiếc, trong đó có 540 chiếc thuộc loại trống đồng Đông Sơnvà 420 chiếc thuộc trống đồng Ngọc Lũ[4].
-        Ngoàira, trống đồng còn được tìm thấy ở nhiều nước khác như: Indonesia, Thái Lan, Myanma, Lào, Campuchia, Malaysia, PhilippinesNhật Bản.
Việc tìm thấy trống đồng ở Trung Quốc là dễ hiểu, vì người Việt từng sống ở vùng đất Trung Nguyên như đã chứng minh. Nhưng việc tìm thấy trống đồng ở cả các cách biển như Malaysia, Philippines, Indonesia và Nhật Bản thì vấn đề không hề đơn giản.
Trong bài báo khoa học ‘Bronze Drum in Selangor (Malaysia): The Motif and Significance from Archaeological Perspective’ đăng trên ResearchGate, các tác giả người Malaysia (Adnan Jusoh, Zuliskandar Ramli, Nik Hassan Shuhaimi Nik Abdul Rahman) cho rằng trống đồng được tìm thấy ở Penisular Malaysia là nguyên mẫu (stereotype) của trống đồng Heger I được tìm thấy ở Đông Sơn, Việt Nam. [118] Như vậy, người Việt thì cho rằng trống đồng xuất xứ từ Việt tộc, còn người Malaysia thì cho rằng trống đồng xuất xứ từ Malaysia.
Có 2 việc nên làm, đó là:
-        Mở rộng tầm nghiên cứu về Việt tộc ra khỏi vùng đồng bằng Bắc bộ để có cái nhìn bao quát hơn. Việt tộc vĩ đại và to lớn hơn mảnh đất Bắc bộ nhiều. Giả thuyết người Việt phát tích từ đồng bằng Bắc bộ (thuộc nhóm di truyền haplogroup nào? xuất hiện từ khi nào, 4000 năm? Con người tiến hóa hàng triệu năm mà nguồn gốc 1 dân tộc chỉ có 4000 năm sao?...) không khác gì thuyết Hoa tâm của người Trung Quốc, đó là những giả thuyết bị ảnh hưởng bởi ‘lòng tự tôn dân tộc’, và cần phải tránh trong nghiên cứu khoa học.
-        Nghiên cứu thêm giả thuyết rằng Bách Việt là 1 đại tộc bao trùm toàn bộ Đông Á và Nam Á ngày xưa. (tương tự thuyết ‘nguồn gốc Mã Lai’ của tác giả Bình Nguyên Lộc)
Vấn đề quan trọng kế đến, là xét lại tuổi của các trống đồng.
-        Thông thường, ở Việt Nam, mỗi khi tìm ra được 1 trống đồng, người ta lại mời ‘nhà chức trách’ đến, với các ‘chuyên gia’ để xác định tuổi cho trống đồng, thí dụ như ‘khoảng 2000-2500’ tuổi. Tuy nhiên, đến lúc này, người viết chưa tìm được tài liệu nào nói về phương pháp mà các ‘chuyên gia’ xác định tuổi cho trống đồng! Nếu không công bố phương pháp, thì làm sao biết các ‘chuyên gia’ đó nói đúng hay sai?
-        Trong khảo cổ học, có 1 phương pháp định tuổi vật chất bằng phóng xạ các-bon C14(radiocarbon dating). Phương pháp này được xem là khá chính xác, nhưng chỉ áp dụng được cho chất hữu cơ (chứa carbon), hoàn toàn không áp dụng được cho vật thể kim loại như trống đồng. [119]
-        Trong sự hiểu biết của người viết, thì cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có phương pháp xác định tuổi của vật kim loại. Vậy để xác định tuổi trống đồng (hay vật kim loại nói chung) thì người ta làm sao? Người ta đoán! Thí dụ như người ta tìm được trống đồng ở 1 di tích cùng với một vật thể hữu cơ (thí dụ 1 mảnh gỗ) mà người ta đã xác định (bằng phóng xạ carbon hay cách nào đó) được là 2000 năm tuổi, thì người ta đoán trống đồng đó khoảng 2000 năm tuổi! Có thể xem là ‘đoán có cơ sở’. Đây cũng chính là cách đoán tuổi trống đồng được sử dụng trong nghiên cứu khoa học ‘Bronze Drum in Selangor (Malaysia): The Motif and Significance from Archaeological Perspective’ đã nhắc đến.
-        Cách làm đó nghe có vẻ có lý, nhưng có 1 lỗ hổng vô cùng nghiêm trọng. Giả sử chiến tranh thế giới xảy ra, toàn bộ 1 thành phố ở Việt Nam bị phá hủy, toàn bộ sách vở thời nay bị xóa sạch. Sau 1000 năm (tức là năm 3020 AD), người ta đào ra 1 di tích một căn nhà xác định được là 1020 tuổi, và tìm thấy trống đồng trong đó. Rồi kết luận: ‘trống đồng khoảng 1020 năm tuổi, và được đúc vào khoảng năm 2000 AD’. Người đọc sẽ cảm thấy như thế nào? Kết luận đó sai quá mức đúng không? Vậy mà đó lại là cách ở Việt Nam ngày nay người ta kết luận tuổi của trống đồng, nhưng không thấy ghi chú rằng ‘tuổi trống đồng chỉ là ước đoán’, khiến cho không biết bao nhiêu người cứ tưởng rằng các ‘chuyên gia’ có phương pháp khoa học định tuổi trống đồng chính xác lắm!
-        Với các định tuổi gián tiếp như vậy, ta chỉ có thể kết luận là: vào những thời điểm 2000-2500 năm trước, cái trống đồng đã bị vùi xuống đất, chứ không thể khẳng định là trống đồng đã được đúc vào khoảng thời điểm đó. Một cái trống đồng có thể đã được đúc 1 năm, 50 năm, 200 năm… trước thời điểm nó bị chôn vùi xuống đất, thì làm sao xác định tuổi của nó?
Nhu vậy, tuổi của nhiều trống đồng hoàn toàn có thể ngang hoặc vượt quá niên đại các nhà Thương, Chu, và thậm chí còn có thể là của 1 nền văn minh Bách Việt trước đó, đã bị hủy diệt và chỉ còn lại các trống đồng là di tích (trong phần tiếp theo sẽ nói về sự liên quan giữa Việt và Hỏa giáo, cho thấy giả thuyết này là khả dĩ). Dĩ nhiên đây chỉ là 1 giả thuyết mở rộng chưa có bằng chứng, nhưng nó hoàn toàn có thể là sự thật (và không có lý do nào mà chuyện đó không thể xảy ra). Điều quan trọng là người ta cần phải nhìn nhận rằng không có phương pháp khoa học cụ thể xác định tuổi các trống đồng, và điều mà người ta làm từ trước đến nay chỉ là đoán.
Thêm 1 vấn đề về ý nghĩa thiên văn của trống đồng:
-        Theo ghi chú 15 từ link đã trích dẫn về biểu tượng Bu Luotuo tối cao của người  Choang, thì:
o   “về mặt thiên văn học, căn nguyên của vũ trụ được thể hiện bằng Mặt Trời hay Cực Tinh—nằm ở trung tâm của biểu tượng—với chòm sao Bắc đẩu quay xung quanh nó—trong biểu tượng được thể hiện bằng chim, chấm, sóng. Biểu tượng này thấy trên trống đồng, tượng đài và miếu thờ của người Tráng.” [120]
o   Người viết đoạn đó ghi tên là Aethelwolf Emsworth, nhưng không ghi nguồn trích dẫn cho nhận định của mình. Do đó, chưa có cơ sở để phân tích đúng hay sai. Nhưng nói chung đây cũng là 1 ý tưởng hay để tham khảo thêm.
-        Ở Việt Nam cũng có 1 số tác giả tìm cách gán ý nghĩa về thiên văn cho trống đồng. Thí dụ như bài viết ‘Trống đồng Đông Sơn: Thông điệp nền nông nghiệp cổ đại’ của tác giả Trần Văn Đạt. [121]
o   Trong bài này, ý nghĩa về thiên văn được thể hiện trong hình số 4: Âm lịch Việt (trái) và bốn mùa (phải) trên trống đồng Ngọc Lũ. Tuy nhiên không có lời giải thích nào cho các hình này. (theo ghi chú thì hình trích từ ‘Việt Nam văn minh sử’ của Lê Minh Siêu)
o   Câu “Số tia 12 chiếm đa số liên quan đến số tháng trong năm”, thì người viết nhìn vào cái hình trống đồng minh  họa ngay phía dưới đếm thì có 14 tia! Và hình trống đồng của người Choang ở trên đã trích dẫn thì chỉ có 8 tia mà thôi.
o   Còn câu “Hàng ngàn năm tr CN, Ai Cập cũng có bộ lịch giúp hoạt động nông nghiệp ven sông Nile trước các thời tiết khắc nghiệt như ngập lụt, hạn hán.” thì đá luôn câu trên “âm lịch… bắt nguồn từ văn hóa Bách Việt, mang đậm nét văn hóa nông nghiệp lúa nước ở phương Nam”!
o   Trích dẫn số (6) thì chỉ ghi là ‘Wikipedia.org’! Tác giả Trần Văn Đạt này ghi kế tên mình chữ ‘PhD’, tức là Tiến sĩ, mà cách viết và trích dẫn không ổn chút nào!
o   Người viết trình bày những chuyện này không nhằm mục đích chỉ trích ông Trần Văn Đạt (người viết hoàn toàn không quen không biết, đụng chạm gì cả), mà chỉ để nhấn mạnh rằng khi đọc sách cũng như viết sách cần phải cẩn trọng. Có nhiều người cố gắng gán ghép những nghĩa hay, đẹp, thậm chí là cao siêu cho lịch sử Việt cổ. Có thể đó là lòng tự hào dân tộc đáng quý, nhưng điều đó ảnh hưởng không tốt đến việc nghiên cứu khách quan, và sẽ ảnh hưởng đến những nghiên cứu khác.
-        Thiên văn hay chiêm tinh là một môn khoa học cổ. Việc luận đoán cần có nền tảng vững chắc và hiểu biết sâu về môn này.

b) Bái Hỏa giáo có liên quan đến Việt?

Tác giả Nguyễn Văn Huy từng trích dẫn quyền ‘Man: Whence, How and Whither’, trong đó C. W. Leadbeater cho biết đạo thờ Lửa (Zoroastrianism), còn gọi là Hỏa giáo hay Bái Hỏa giáo/ Hiên giáo do một tiền kiếp của Đức Phật đầu thai thành Zarathushtra (Zoroaster) và lập giáo vào khoảng gần 30.000 năm trước tại Ba Tư cổ đại! [122] Các yếu tố thuộc về thần học chưa thể kiểm chứng nên tạm thời không bàn đến, trong bài viết chỉ bàn về ý tưởng ‘thờ Mặt trời’.
-        Đây là tôn giáo thờ Lửa, bởi vì Lửa là hình ảnh và biểu tượng của Mặt Trời. Trước đó, tôn giáo này cũng thờ các vì sao (sao Mai/ Hôm – Venus) và Mặt trăng. [123]
-        Tôn giáo này xuất phát từ Ba Tư, sau lan đến vùng Lưỡng Hà. [123]
-        Chiêm tinh học có thể đã phát triển đến đỉnh cao tại nơi này. [122]
Người viết chú ý đến điểm này, vì như đã trình bày và dẫn chứng nhiều lần: ý nghĩa cổ xưa của chữ Việt có liên quan đến Mặt Trời (và cả Mặt Trăng), và Lửa. Ý nghĩa này ăn sâu vào trong tiềm thức của các dân tộc Bách Việt qua nhiều ngàn năm, đến nỗi mà đến thời cận đại, vẫn còn nhiều nhân vật sử dụng biểu tượng Mặt trời (có thể là do tiềm thức):
-        Nước Nhật sử dụng hình Mặt trời đỏ trên nền trắng làm quốc kỳ. [124]
-        Đế kỳ của nhà Tây Sơn là một lá cờ đỏ tròng Mặt trời vàng. [125]
-        Lá cờ Đài Loan có hình một Mặt trời có 12 tia sáng trắng.  [126]
Trong quá trình tìm hiểu ý nghĩa của Việt qua giáp cốt văn, người viết phát hiện ra rằng hình chữ Việt và chữ Dương cổ rất giống nhau, và rất giống biểu tượng ngọn Lửa thiêng Atar của Hỏa giáo! [127]
Biểu tượng ngọn lửa thiêng của Hỏa giáo. Nguồn:  https://en.wikipedia.org/wiki/Atar.
Hình chữ Dương và Việt cổ. Nguồn: https://hanziyuan.net/#.
-        Trên tự điển từ nguyên online chữ Việt lại có ghi rằng chữ Việt viết bằng “altar-kui kuī”, tức là cho rằng chữ Khuytrong chữ Việt thực ra là tượng hình cái bệ thờ (giống như cái bệ giữ lửa trong biểu tượng Lửa thiêng của Hỏa giáo?). [45]
-        Tra wiktionary chữ bệ thờ ‘altare’ (tiếng Latin), có ghi rằng chữ này có khả năng (probably) có gốc từ chữ ‘adolere’, nghĩa là ‘cháy’, hay ‘nơi cháy’! [128]
-        Thêm 1 điều thú vị nữa là chữ Dương dạng vẽ 1 tia sáng thì nhìn cũng giống biểu tượng Ankh của Ai Cập cổ. Người ta cho rằng biểu tượng Ankh có nghĩa là ‘sự sống’! [129]
Biểu tượng Ankh của Ai Cập cổ. Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ankh.
Những điều này là trùng hợp hay là có những lý do mà ta chưa biết được?
Theo sự tìm hiểu về di truyền học của người viết (đã trình bày ở phần trên), thì người hiện đại từ châu Phi di chuyển đến vùng Lưỡng Hà, rồi tách làm 2 nhánh lớn:
-        Một nhánh là ‘Hồ tộc’, di chuyển đến vùng Siberia. (nhánh này cũng có khả năng xuất xứ từ phương Nam như một số giả thuyết khác)
-        Một nhánh là ‘Bách Việt tộc’.
-        Như vậy, rất có khả năng tín ngưỡng tôn thờ Mặt trời và môn chiêm tinh đã được người Việt đem từ vùng Lưỡng Hà đến Đông Á ngày nay. Người viết chưa có bằng chứng cụ thể cho việc này (trừ sự giống nhau giữa ý nghĩa chữ Việt và Hỏa giáo), nhưng tin rằng đây cũng là một hướng nghiên cứu nên được xem xét.

c) Một vài ý về Văn Lang, vua Hùng và người Choang/ Tráng

Văn Lang (nhà Thương/Thang/Sáng) ngày xưa quá rộng lớn (có lẽ tương đương với Trung Quốc ngày nay, hoặc có thể hơn nhưng lịch sử chưa được làm rõ). Nhà Chu tuy đánh thắng Đế Tân (Trụ vương), nhưng cũng chỉ chiếm đóng được một phần Văn Lang, phần ở phương Nam không phục, tự lập thành nước Sở.
-        Ngày nay nhiều tác giả, trong đó có Nhạn Nam Phi, đã chỉ ra rằng nước Sở cũng là Việt, là Văn Lang. Nhờ đó mà ta biết được rằng các vua Hùng trong cổ sử Việt cũng chính là các vua Hùng nước Sở. Chữ Hùng trong tên vua nước Sở viết là Hùng, ví dụ như Sở Trang Vương xưng bá chủ Trung Nguyên có tên thật là Hùng Lữ (熊旅), hay Mị Lữ () [130]
-        Chữ Hùngnày có một nghĩa là con gấu, nhưng viết bằng bộ Hỏa, là lửa, nên có lẽ nghĩa xưa nhất chính là ‘hùng sáng’, ‘hừng sáng’, ‘sáng hửng’… ý là ánh sáng hừng hực của lửa. Rõ ràng âm ‘hùng’ này xuất phát từ tiếng Nôm. Việt là ‘Sáng’, nên vua Sở (Việt cổ) cũng lấy tên gần nghĩa ‘Sáng’ là hợp lý.
-        Còn chữ Hùng mang nghĩa ‘mạnh’ thì viết là Hùng. Tiếng Trung viết ‘hùng mạnh’ là hùng tráng.
-        Trong ‘Hậu hán thư’ có ghi chuyện nước Việt Thường dâng nhà Chu chim trĩ trắng. Theo wikipedia Việt Thường: “Thời Tây Chu, vua nước Sở là Hùng Cừ phong cho con trai út của mình là Chấp Tì (執疵) đất Việt Chương (越章). Theo Đào Duy Anh trong tiếng Trung Quốc "Việt Chương" và "Việt Thường" đồng âm với nhau, hai cái tên này chỉ là một, chỉ khác nhau về tự dạng, nước Việt Thường chính là nằm trên đất Việt Chương.” [131] Như vậy, Việt Thường từ nước Sở mà ra; mà Sở và Thương cùng 1 gốc, vậy thực ra là Việt Thường hay Việt Thương?
Và thêm một ý về ‘người Choang’ ở vùng Quảng Tây, Vân Nam:
-        Trong bài ‘Phát hiện lại về Việt Nhân Ca’, tác giả Nhạn Nam Phi cho biết rằng Trịnh Trương Thượng Phương bên Trung Quốc cho rằng ‘Việt Nhân Ca’ là bài ca của người Choang. Tác giả Nhạn Nam Phi cho rằng điều đó không đúng, và đã chứng minh bằng cách phục nguyên lại bài ‘Việt nhân ca’ bằng tiếng Việt, theo thể thơ lục bát. [132]
-        Người viết không biết tiếng Choang, nên không thể nhận xét vấn đề này. Nhưng có khả năng vì người Choang cũng thuộc Bách Việt, có tiếng nói gần giống tiếng Sở (Việt), nên Trịnh Trương Thượng Phương mới tưởng nhầm là tiếng Choang chăng? (tham khảo thêm bài ‘Phát hiện lại về Việt Nhân Ca’ và ‘Phục nguyên Duy Giáp Lệnh của Việt vương Câu Tiễn’)

d) Các chữ Minh, Quang cho thấy nhà Chu là người Hồ xâm chiếm Việt Thương (Văn Lang)

Như đã trình bày ở trên, Minh có nghĩa là Sáng, và người viết còn đặt giả thuyết rằng chữ Minh cổ âm ngày xưa vốn là Sáng.
-        Trong Tự điển Thiều Chửu, chữ Minh còn viết một nghĩa như sau:
o   Sang, sau (dùng cho một thời điểm). Như minh nhật 明日  ngày mai, minh niên 明年  sang năm, v.v.
-        Tại sao minhđã là ‘sáng’, mà lại còn là ‘sang’? 2 chữ ‘sáng’ và ‘sang’ rõ ràng khác nghĩa nhau.
-        Người viết tin rằng lý do nằm ở chỗ người Hồ ngày xưa (tổ tiên người Hoa) không phân biệt được 2 âm ‘sáng’ ‘sang’ trong tiếng Việt, do đó, khi nghe người Việt nói ‘sang ngày’, thì tưởng lộn thành ‘sáng ngày’, và do đó đã dùng chữ Minh cho cả ‘sáng’ lẫn ‘sang’!
-        Điều này góp phần củng cố giả thuyết chữ Minh ngày xưa âm Nôm vốn lả ‘Sáng’.
-        Đồng thời, cũng củng cố giả thuyết rằng đã có sự nhầm lẫn trong ý nghĩa của chữ ‘Việt’: ‘Việt’ nghĩa gốc là ‘Sáng’, nhưng đã bị nhầm lẫn thành ‘Sang’, thành ‘Vượt’ chỉ vì quá gần âm và người Hồ không phân biệt được các âm đó và làm lẫn lộn hết.
-        Sự không phân biệt được các âm/ nghĩa dẫn đến sau này âm Sáng bị biến thành Minh, trong khi lại có chữ Minh nghĩa là tăm tối. Cùng một âm mà 2 nghĩa trái ngược hẳn.
Về chữ Thang trong tên của vua Thang, trong Kinh Thư còn ghi lại một câu khá kỳ lạ và đáng chú ý, đó là ‘vuThanghữuQuang’ [133].
-        Câu này thường được giải nghĩa rằng ‘so với vua Thang thì còn Sáng (Quang) hơn’.
-        Câu này xuất phát từ chuyện Chu Vũ Vương (Cơ Phát) sau khi đánh chiếm nhà Thương (Văn Lang) thì khoe rằng “chiến công của ta so với vua Sáng (Thang) thì còn Sáng (Quang) hơn”!
-        Người viết cho rằng điều này có nghĩa là:
o   Giả thuyết Thang ngày xưa cũng có nghĩa là Sáng của tiếng Nôm được củng cố thêm. Vì có như vậy, mới lấy chữ Quang ra để so sánh với ý là Sáng.
o   Từ thời Chu, người Hồ đã thay chữ Sáng hay bằng chữ Quang!
-        Ngày nay tiếng Việt cũng dùng cụm từ ‘thuốc thang’, tiếng Trung gọi là thang dược 湯藥. Cũng có khả năng từ chữ thang ~ dược, mà chữ Diệt/Việt từ nghĩa sáng/thang đã bị nhầm thành dược/ vượt chăng? Trong mấy ngàn năm có quá nhiều khả năng dẫn đến những sự nhầm lẫn.
Trong bài ‘Bách Việt sử: Những lớp bụi mờ của lịch sử’, tác giả Nhạn Nam Phi đã chỉ ra rằng các vua nhà Chu là người Hồ (đã sống lẫn và theo văn hóa Việt tộc, nhưng cũng không nói tiếng Việt rành được), đã cướp chính quyền Văn Lang (Thương) của họ Chử người Việt và đổi thành nhà Chu (nhưng chỉ chiếm được phần phía Bắc, còn một phần Văn Lang là Sở ở phương Nam thì không quy phục): [37]
-        Những chữ viết trong Chung Đỉnh văn và Giáp Cốt văn của khảo cổ học chứng minh được điều này, nhà Thương thôn tính và đồng hoá người Siberia da trắng là “Trung Sơn quốc”, gọi là “Bạch – Địch”, nói chung nhà Thương bao gồm Việt tộc và những ngoại tộc bị Việt tộc đồng hoá, ngay cả tên của Trụ vương cũng được ghi chép lại là Đế Tân theo văn phạm Việt chứ không phải là Tân Đế!
-        Triều nhà Chu cũng bị Việt tộc đồng hoá; tộc Chu là tộc Khương đã liên kết với những tộc khác tiêu diệt nhà Thương, trước khi lật đổ nhà Thương, thì trên bước đường đông tiến từ cao nguyên phía tây tiến về trung nguyên là họ đã bị Việt đồng hoá rồi, và họ đổi tên, xưng là: Chu…và triều Chu tự xưng là con cháu đích tôn của vua Vũ nhà Hạ để được “chính danh”; Chu tự xưng là “Hạ” hay là “Hoa” – vì lẫn lộn phát âm giữa chữ Hoa và Hạ của tiếng Việt, tiếng Khương của dân tộc Khương vẫn tồn tại cho đến ngày nay, cho nên khi đối chiếu tiếng Khương với cổ sử và Tứ Thư, Ngũ Kinh v.v… thì sẽ thấy rõ Chu đã bị văn hoá Việt của nhà Hạ và nhà Thương đồng hoá: bởi vì triều Chu đã không còn dùng tiếng Khương như người dân tộc Khương hiện nay vẫn tồn tại và nói tiếng Khương, và ngay cả việc nhà Chu phải nhận thầy và học hỏi từ nước Sở cũng ̣được ghi rõ ràng trong chính sử. (điều này ghi rõ trong Sử ký của Tư Mã Thiên).
-        Nhà Hạ được xem là chính danh, là Hoa = hoa nghĩa là “hoa lệ”, là “quí phái”, là tiến bộ – là quí tộc, là thống lĩnh, là chính thống ở trung nguyên. Cho nên khi mà Chu muốn gồm thâu thiên hạ qui phục với Chu thì phải tự xưng là “Hoa – Hạ”, ngay cái tên “Hoa – Hạ” đã tự bộc lộ là bị đồng hoá rồi! Vì lẫn lộn “Hoa” và “Hạ”, bởi vì là bị đồng hoá mà vẫn khó phân biệt phát âm của một ngôn ngữ “mới” đối với họ, cho nên họ không phân biệt được “Hạ” là tên gọi Hoàng triều, và “Hoa” là tên gọi của quí tộc theo lối phát âm tiếng Việt, cho nên mới có việc tự xưng vừa Hoa lại vừa Hạ trong khi lẽ ra chỉ cần xưng là Hoa, hoặc chỉ xưng là Hạ là được rồi! (Hoa = , Hạ=)
Nói chung:
-        Thời Hạ, Thương trước thời Chu là Việt, văn minh nông nghiệp.
-        Nhà Chu (đã sống lẫn và học từ Việt), cướp được một nửa Văn Lang (Việt/Thương), còn một nửa không phục lập nên nước Sở. Có khả năng rất cao các vua Chu là người gốc Hồ.
-        Trong thời Chu (bao gồm Xuân thu, Chiến quốc), đa số người dân ở Trung Nguyên vẫn là Việt, nhưng sự cai trị của nhà Chu đã bắt đầu khiến ngôn ngữ vùng Trung Nguyên có sự biến đổi. Sự thay đổi trong ngữ pháp của cách gọi ‘Đế Tân’ trở thành ‘Trụ vương’ cũng như việc thời Hán không đọc được Kinh Thư do Khổng Tử viết cho thấy điều này.

e) Nùng Trí Cao và Lý Thái Tông nước Việt

Việc Nùng Trí Cao và người Nùng muốn có 1 đất nước riêng cho người Nùng có thể xem là mong muốn chính đáng. Nhưng điều này lại mâu thuẫn với Đại Cồ Việt vì lúc đó đang là đất triều Lý, nên Lý Thái Tông phải đánh dẹp. Trí Cao bị đánh bại, Thái Tông tha cho không giết, cho về tiếp tục cai quản, liên tiếp ba lần như vậy. (Nhận xét: Lý Thái Tôngđược ghi nhận là vị vua có lòng nhân, có vẻ không sai. Và cách đối xử nhân đạo với người dân tộc thiểu số, lấy đức phục nhân này có phần giống với cách Khổng Minh thời Tam quốc đối xử với người Man trong chiến dịch hàng phục Mạnh Hoạch ở phương Nam)
Sau đó Trí Cao đánh lên phương Bắc, đặt quốc hiệu là Đại Nam. Ông đánh thắng nhiều trận, chiếm được Ung Châu, Quảng Đông, Quảng Tây, khiến nhà Tống phải lo sợ. Nhà Tống phải phái tướng tài là Địch Thanh đến đối phó. [17]
-        Lúc này Lý Thái Tông dâng biểu sang Tống, nói xin phối hợp đánh Trí Cao, nhưng Địch Thanh can vua Tống không đồng ý.
-        Năm 1953, Trí Cao bị Địch Thanh đánh bại, cầu cứu nhà Lý. Lý Thái Tông cho người đi tiếp ứng Trí Cao.
-        Như vậy, có khả năng Lý Thái Tông trước đã có hùng tâm phối hợp với Trí Cao đánh Tống, nên giả tiếng đem quân giúp Tống rồi sẽ đánh Tống. Nhưng có lẽ Địch Thanh cảm nhận được, nên đã ngăn lại.
-        Tiếc là quân nhà Lý chưa kịp cứu viện thì Trí Cao lại bị đánh bại, phải bỏ chạy sang Đại Lý. Đến năm 1055, Đại Lý không muốn gây hấn với nhà Tống nên bắt Trí Cao đem nộp. Trí Cao tuy bại, nhưng là anh hùng, được người Choang, người Nùng tôn thờ và kỷ niệm đến ngày nay. 

f) Gia Cát Lượng và người Việt phương Nam

Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, là một quân sư thời Tam quốc, làm đến chức tể tướng nước Thục. Khổng Tử được người đời xưng tụng là ‘vạn thế sư biểu’ (nghĩa là vị thầy ngàn đời), Khổng Minh dù không thể sánh bằng, nhưng cũng được gọi là ‘vạn đại quân sư’ (nghĩa là bậc quân sư ngàn đời) [134]. Gia Cát Lượng sinh ở vùng Sơn Đông, như vậy cũng là thuộc nước Lỗ, có thể xem là ‘đồng hương’ với Khổng Tử. Như vậy, Gia Cát Lượng cũng có khả năng thuộc Bách Việt.
Có rất nhiều giai thoại hay về Gia Cát Lượng, trong số đó có chuyện ‘thất cầm Mạnh Hoạch’, tức là nói về việc Gia Cát Lượng bình định phương Nam, bắt thủ lĩnh là Mạnh Hoạch, thả ra rồi bắt lại như vậy bảy lần, khiến Mạnh Hoạch tâm phục khẩu phục. Điều đáng nói là việc này trong tiểu thuyết ‘Tam Quốc diễn nghĩa’ của La Quán Trung) chỉ hư cấu tình tiết, nhưng dựa trên sự kiện có thật. Trong sách ‘Tam Quốc Chí’ của Trần Thọ (được xem là chính sử), sự kiện này được Bùi Tung Chi chú giải, trích từ sách lịch sử ‘Hán Tấn xuân thu’ của Tập Tạc Xỉ, nhà Tấn, nên khó mà có chuyện hư cấu để ca ngợi Gia Cát Lượng (vì Thục cũng là đối thủ nhà Tấn) [135]. Wikipedia có một trang riêng về vấn đề này, gọi là Chiến dịch Nam Trung. [136]
Mạnh Hoạch là người phương Nam, thông tin lai lịch không rõ ràng, tuy nhiên, wikipedia tiếng Anh cho biết người Di xem ông là một trong những thủ lĩnh của họ. [137] Người Di hay còn gọi là người Lô Lô, là một dân tộc ngày nay sống ở vùng Tây Nam Trung Quốc (Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây), Thái Lan, Lào, Việt Nam. Khu vực của người Man thời Tam Quốc này ứng với nước Điền (Điền Việt) và Nam Chiếu sau này, ngày nay là tỉnh Vân Nam.
Sự kiện Gia Cát Lượng bắt, thả Mạnh Hoạch bảy lần rất tương đồng với cách ứng xử của vua Lý Thái Tông với Nùng Trí Cao (bắt thả ba lần). Cách lấy đức phục nhân này phát huy hiệu quả trong cả hai trường hợp: Nùng Trí Cao không quấy rối Đại Cồ Việt nữa mà đánh lên đất Tống, còn Mạnh Hoạch thì từ đó không tấn công Thục Hán nữa.
Vào các thời nhà Tấn, Tùy, Đường, các nhóm người Hồ phương Bắc tấn công mạnh vùng Trung Nguyên tạo ra những đợt chiến loạn rất lớn và kéo dài như ‘Ngũ Hồ Thập lục quốc’, ‘Nam-Bắc triều’, ‘loạn An Sử’ (An Lộc Sơn – Sử Tư Minh). Theo tác giả Nguyễn Văn Huy, đây là lý do khiến cho một bộ phận khá lớn người Việt vùng Trung Nguyên phải di cư xuống phía Nam và Tây Nam Trung Nguyên, trong đó có tạo ra nước Nam Chiếu (sau nhiều nhóm lại di cư và cùng với người vùng Nam Việt giành được độc lập, lập nên Đại Cồ Việt). [138]
Như vậy, có khả năng vì cùng là Bách Việt mà Gia Cát Lượng đối xử nhân đạo với người phương Nam (cũng như Lý Thái Tổ với người Nùng/Choang) chăng? Và nhờ cái nhân tốt đó, mà sau này người Việt Trung Nguyên di cư xuống phương Nam được người bản địa chấp nhận chăng?

g) Âm Dương và môn Phong Thủy/ Địa Lý

Ta thấy rằng ý nghĩa chữ Âm Dương liên quan đến cách chọn đất ngày xưa, có khả năng rất cao đó là một trong những luận điểm đầu tiên của môn Phong Thủy/ Địa Lý.
Môn Phong Thủy/ Địa lý cho biết rằng nhà hướng Nam là tốt. Và lý tưởng nhất là sau nhà (Huyền Vũ) có núi che chắn, trước nhà (Minh Đường) có sông hoặc nước. (tạm thời bỏ qua khái niệm Thanh Long và Bạch Hổ)
Dễ dàng thấy được cách bố trí nhà như vậy có ít nhất là 3 cái lợi:
-        Đầu tiên là nhà sẽ sáng sủa quanh năm mà không bị chói nắng trực tiếp (nhà hướng Đông thì chói buổi sáng, nhà hướng Tây thì chói buổi chiều).
-        Thứ hai là núi ở sau lưng nhà giúp che chắn gió bấc (Bắc) vào mùa Đông.
-        Con người thường hay lập đô thị ở gần sông. Quay mặt về hướng sông thì mở cửa ra đường là hướng ra đường lớn hoặc sông ngay, thuận tiện cho việc đi lại.
Theo cách bố trí này, khu đất của nhà nằm ở phía Bắc dòng sông và phía Nam của ngọn núi, cho nên nhà thuộc Dương. Ngày nay nhà của người sống thường gọi là ‘Dương trạch’, người viết tin rằng nghĩa đúng là xuất phát từ ý này (chứ không phải chỉ vì ‘nhà của người sống’ nên gọi là dương trạch).
Ngoài ra, ta cũng có thể lý giải được nguyên tắc về hình – khí trong môn Phong Thủy/ Địa Lý thì đất núi là hình dương mà khí âm, còn đồng bằng thì hình âm mà khí dương:
-        Về hình dáng, thì núi cao nên là dương, đất bằng thấp nên là âm.
-        Nhưng đất bằng thì sáng, nên nhiều dương khí, đất đồi núi thì lại âm u, nên nhiều âm khí.
Những nguyên lý và hệ quả khác của môn Phong Thủy/ Địa Lý (cũng như tất cả những môn huyền học khác) cũng nên được phân tích và cắt nghĩa rõ ràng, hợp lý trước khi chấp nhận và áp dụng. Không nên quá tin tưởng vào sách vở có sẵn, vì ai cũng có thể viết sách được cả. Nhiều môn huyền học cổ xưa có tính khoa học cao, nhưng vì người Trung Quốc đánh mất cái gốc Nôm sau nhiều lần bị người Hồ xâm lược, nên không còn giải thích đúng, và theo thời gian sự sai lạc ngày càng tăng lên.

h) Tính tương đối của Âm Dương

Dù không nằm trong ý chính của bài này, nhưng vì nhân dịp giải thích Âm Dương, nên sẵn tiện giải thích luôn sự liên quan đến điện toán máy tính (computing).
Âm và Dương trong điện toán máy tính là hai số 0 và 1. Hai số 0 và 1 này về mặt vật lý là 2 mức điện áp (trên linh kiện bán dẫn).
Mức 0 (ground) thật ra không phải là điện áp bằng 0, mà thực ra nó là mức tham chiếu trong mạch điện mà ta đang xét. Ví dụ như mức 0 có thể là +2V (so với mặt đất), mức 1 có thể cao hơn, là +12V chẳng hạn.
Cũng như vậy, Âm và Dương mang tính tương đối, vì nó phải so sánh với nhau thì mới phân thành Âm và Dương. Chúng ta nói ‘Âm’ là tối, nhưng ‘cái bóng rợp’ không phải là sự ‘tối tuyệt đối’, mà chẳng qua là sự ‘thiếu ánh sáng’ so với vùng xung quanh có nhiều ánh sáng hơn mà thôi. Nếu ta xét 1 vùng ‘hơi tối’, và một vùng ‘rất tối’, thì cái vùng ‘hơi tối’ sẽ lại là dương so với cái vùng ‘rất tối’.
Sự chuyển động cũng vậy. Một vật được gọi là chuyển động, khi nó chuyển động so với hệ quy chiếu mà ta đang xét. Nếu không có hệ quy chiếu, thì không thể nói nó chuyển động hay đứng yên được. Có lẽ nếu lấy Âm làm hệ quy chiếu (0), thì Âm là tĩnh, còn Dương là động (1) chăng?
Tóm lại, khái niệm Âm Dương mang tính tương đối khi so sánh trong mối quan hệ giữa 2 vật với nhau, chứ không có tính tuyệt đối.
Trong quá trình suy nghĩ, ta có người suy nghĩ, sự việc đang nghĩ tới, và mối liên hệ giữa 2 cái đó. Có lẽ cũng liên quan đến Âm Dương vậy.

Tài liệu tham khảo
(Ghi chú: tất cả các nội dung có đánh dấu nguồn tham khảo đều đã để đường link, người đọc có thể nhấn trực tiếp vào để xem.)
[1] 

No comments:

Post a Comment